Tăng cường các hoạt động giao lưu tại nước sở tại và trong khu vực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) học viện khổng tử trong chính sách ngoại giao văn hóa của trung quốc (Trang 69)

Một trong những nội dung quan trọng của NGVH chính là thúc đẩy giao lưu văn hóa. Các HVKT ở nước ngoài với vai trò là một phương thức trong chính sách NGVH của Trung Quốc không chỉ triển khai các hoạt động mang tính một chiều như dạy tiếng Trung, quảng bá văn hóa mà còn đẩy mạnh giao lưu, hợp tác cũng như tích cực tham gia vào các hoạt động cộng đồng tại nước sở tại. Các hoạt động này không chỉ phát huy được hiệu quả trong việc thẩm thấu văn hóa Trung Hoa vào cộng đồng dân cư địa phương mà còn mở rộng tầm ảnh hưởng và thiện cảm của nước sở tại đối với HVKT nói riêng của Trung Quốc nói chung.

* Tổ chức hoạt động giao lưu văn hóa truyền thống

―Năm văn hóa‖, ―tuần văn hóa‖, ―năm giao lưu‖… là những hoạt động giao lưu văn hóa truyền thống của Trung Quốc được các HVKT tiếp nối triển khai.

Những hoạt động này có quy mô khá lớn, tầm ảnh hưởng rộng, thường được chính phủ các nước rất coi trọng, ủng hộ về cơ chế tổ chức, tài chính đồng thời cũng nhận được sự hưởng ứng của người dân bản địa. Tại đây, người tham gia sẽ có cơ hội trải nghiệm các giá trị văn hóa Trung Hoa đặc sắc thông qua nhiều hoạt động như tập viết thư pháp, tập Thái cực quyền, làm đèn lồng, nặn màn thầu… Với đặc thù thời gian tổ chức kéo dài, nội dung phong phú, lĩnh vực đa dạng, ―năm văn hóa‖, ―tuần văn hóa‖ không chỉ thuần túy tạo ra một không gian văn hóa Trung Quốc mà còn là nơi giao lưu, trao đổi văn hóa giữa các quốc gia. Ví dụ, HVKT Armenia tổ chức ―Tuần văn hóa Trung Quốc‖ gồm các hoạt động triển lãm tranh về văn hóa ngôn ngữ Trung Quốc, học sinh Armenia thi hát tiếng Trung Quốc, múa các điệu múa Trung Quốc, biểu diễn nghệ thuật Trung Quốc, biểu diễn thư pháp Trung Quốc, biểu diễn ca múa Trung Quốc…; HVKT Đại học Tây Michigan, Mỹ tổ chức ―Tết văn hóa Trung Quốc‖, không chỉ tuyên truyền về các khóa học Hán ngữ và triển lãm thư pháp mà còn có các hoạt động như thưởng thức ẩm thực Trung Hoa, thư pháp Trung Quốc, phục trang Trung Quốc, hướng dẫn học sinh nước ngoài viết chữ Hán bằng bút lông… [80].

* Tham gia vào các hoạt động cộng đồng tại quốc gia hợp tác

Bên cạnh việc chủ trì tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, các HVKT còn tham gia vào các hoạt động do cơ sở hợp tác hoặc địa phương tổ chức. Ví dụ, HVKT tại Đại học Sheffield, Anh tham gia vào nhiều hoạt động như Hội chợ sách London (London Book Fair), Triển lãm ngôn ngữ London (London Language Show), Festival Kể chuyện quốc tế Scottish (Scottish international story telling Festival) [66, tr. 52]. Bằng việc tham gia vào các hoạt động tại nước sở tại, các HVKT cũng có thêm cơ hội để quảng bá về tổ chức của mình đồng thời bằng các thế mạnh của mình thu hút thêm sự quan tâm của người dân bản địa đối với các hoạt động mà HVKT tổ chức.

* Hợp tác với các tổ chức xã hội tại nước sở tại trong tổ chức các hoạt động văn hóa

biện pháp kết hợp với các doanh nghiệp, tổ chức xã hội nước sở tại như các tổ chức văn hóa – giáo dục, tổ chức truyền thông, Hoa kiều… để triển khai các hoạt động văn hóa. Việc kết hợp này sẽ giúp HVKT tận dụng được uy tín, tầm ảnh hưởng của các tổ chức bản địa, từ đó nâng cao hiệu quả cho công tác quảng bá Hán ngữ, quảng bá văn hóa cũng như nhận thức của người dân sở tại về Trung Quốc. Ví dụ, HVKT tại Đại học Vienna, Áo phối hợp với Công ty Nghệ thuật văn hóa Vienna tổ chức chương trình ―Ngày hội nghệ thuật Áo – Trung: Điểm hẹn Vienna‖, vừa quảng bá các loại hình nghệ thuật Trung Quốc đồng thời cũng mở rộng thêm tầm ảnh hưởng của HVKT tại Vienna; HVKT tại Đại học Nairobi, Kenya kết hợp với Báo Nation Daily giới thiệu các tác phẩm văn học Trung Quốc đương đại; Thư viện Quốc gia Tajikistan ký bản cam kết hợp tác với HVKT tại Đại học Dân tộc Tajikistan, thành lập Trung tâm thể nghiệm văn hóa Trung Quốc, tạo thêm không gian cho công tác dạy Hán ngữ đồng thời cũng tạo điều kiện để xây dựng trung tâm tư liệu chuyên nghiệp cho HVKT [66, tr. 52-53]… Với uy tín sẵn có của tổ chức sở tại cùng với sức hấp dẫn của các hoạt động thực tế, HVKT dần có được chỗ đứng trong cộng đồng địa phương, kéo theo đó là hiệu quả truyền thông văn hóa cũng được nâng lên rõ rệt.

* Tổ chức ngày hội giao lưu Học viện Khổng Tử

Như đã giới thiệu, hệ thống HVKT hiện nay đã được mở rộng ra khắp toàn cầu. Ngay trong một quốc gia đã có thể có nhiều HVKT cùng hoạt động. Ngày hội giao lưu các HVKT chính là dịp để các học viện tại các địa phương, các cơ sở hợp tác khác nhau gặp mặt, trao đổi kinh nghiệm và tăng cường giao lưu, kết nối. Ví dụ, HVKT Đại học Ritsumeikan tổ chức Hội nghị liên tịch các HVKT tại Nhật Bản, không chỉ là buổi giao lưu giữa các HVKT trong việc dạy học tiếng Trung mà còn tạo tiếng vang, làm sâu sắc thêm nhận thức của xã hội Nhật Bản về HVKT; HVKT tại Đại học Buenos Aires, Argentina tổ chức Hội nghị liên tịch các HVKT khu vực châu Mỹ, nâng cao tầm ảnh hưởng của HVKT tại Argentina và lân cận; HVKT tại Đại học Vienna, Áo tổ chức hội nghị liên tịch HVKT khu vực châu Âu 2012 gồm 22 nước với 44 HVKT… [66, tr. 51-52]. Ngày hội giao lưu giữa các HVKT trong cùng một quốc gia hay khu vực không chỉ có ý nghĩa với từng HVKT mà còn nâng cao được danh tiếng, vị thế của HVKT trong hoạt động giáo dục, văn hóa tại quốc

gia sở tại. Đây chính là cơ sở quan trọng để các HVKT tiến hành các hoạt động quảng bá ngôn ngữ, văn hóa Trung Quốc đạt hiệu quả cao.

Học viện Khổng Tử là một tổ chức văn hóa, giáo dục đồng thời cũng đóng vai trò là cầu nối văn hóa của Trung Quốc tại nước ngoài, vì thế, các hoạt động thực tế của HVKT đều hướng đến một mục đích chung nhất là mở rộng tầm ảnh hưởng của Trung Quốc ra khắp toàn cầu. Tại mỗi quốc gia khác nhau, tùy theo quy mô và tình hình thực tế mà mỗi HVKT lại chọn triển khai những hoạt động phù hợp, song, tựu chung lại, có thể thấy rằng, các hoạt động của HVKT đều có mối giao thoa, gắn kết, hỗ trợ lẫn nhau. Việc tổ chức các khóa học tiếng Trung, cung ứng các điều kiện hỗ trợ giáo dục đều được thiết kế dựa trên nguồn ―tài nguyên‖ chủ yếu là những nét văn hóa đặc sắc riêng có của Trung Quốc. Ngược lại, quảng bá văn hóa, thúc đẩy giao lưu văn hóa không chỉ nhằm đưa nền văn hóa Trung Hoa ―hướng ra ngoài‖ mà còn kích thích thêm nhu cầu học tiếng Trung cũng như nguyện vọng nghiên cứu, tìm hiểu Trung Quốc của người dân sở tại. Số lượng người nước ngoài học tiếng Trung và tham gia vào các sự kiện văn hóa không ngừng tăng lên chính là minh chứng cho hiệu quả của các hoạt động mà HVKT triển khai đồng thời cũng cho thấy hướng đi đúng đắn của chính sách NGVH Trung Quốc.

2.3. Khảo sát trƣờng hợp Học viện Khổng Tử tại Australia và Cộng hòa liên bang Đức

Học viện Khổng Tử là một tổ chức giáo dục, văn hóa của Trung Quốc. Với chức năng giảng dạy ngôn ngữ quốc gia Trung Quốc và quảng bá văn hóa Trung Hoa, HVKT được nhân rộng tại rất nhiều quốc gia, bao gồm cả những quốc gia có thể chế tương đồng và khác biệt với Trung Quốc. Trên cơ sở phân tích về cơ chế quản lý, bộ máy tổ chức của HVKT, luận văn lựa chọn khảo sát một số trường hợp HVKT tại hai nước Australia và CHLB Đức để làm rõ thêm về mô hình và hoạt động của các HVKT trên thực tế. Đây là hai quốc gia có thể chế giáo dục khác nhau. Australia có thể chế giáo dục tự chủ, trường đại học có quyền tự chủ về nhân sự cũng như nội dung giảng dạy, nghiên cứu còn CHLB Đức có thể giáo dục bán tự chủ, có sự quản lý của Nhà nước nhưng vẫn tôn trọng quyền tự chủ về học thuật

cũng như quyền tự quyết tương đối của các cơ sở đào tạo. Việc khảo sát HVKT tại hai nước có thể chế khác nhau sẽ giúp chỉ ra những điểm giống và khác nhau trong bộ máy của các HVKT tại đây từ đó làm rõ tính linh hoạt trong việc lựa chọn và áp dụng cơ chế quản lý cũng như cơ cấu tổ chức của HVKT.

2.3.1. Học viện Khổng Tử tại Australia

Hiện nay, tại Australia có 14 HVKT và 67 Lớp học Khổng Tử. Trong số 14 học viện, có 12 học viện được thành lập trên cơ sở hợp tác giữa 01 trường đại học của Trung Quốc và 01 trường đại học của Australia; 02 học viện còn lại do 01 trường đại học của Trung Quốc với 01 cơ quan giáo dục của Australia hợp tác thành lập.

Một đặc điểm nữa của các HVKT tại Australia là trong số các trường đại học tham gia hợp tác thành lập HVKT có 06 trường đại học thuộc ―Nhóm 8‖ - nhóm các trường đại học hàng đầu của Australia, bao gồm Đại học Adelaide, Đại học Sydney, Đại học Queensland, Đại học Melbourne, Đại học New South Wales, Đại học Tây Australia. Điều này cho thấy rằng ngày càng có nhiều trường đại học quốc tế có thứ hạng cao quan tâm đến HVKT của Trung Quốc.

Bảng 2.5: Danh sách Học viện Khổng Tử tại Australia

TT HVKT/Đối tác Australia Đối tác Trung quốc Thời gian triển

khai hoạt động

1 HVKT tại Đại học Tây Australia, Perth

Đại học Triết Giang, Hàng Châu

26/6/2006

2 HVKT tại Đại học Melboume Đại học Nam Kinh 25/6/2007 3 HVKT tại Đại học Adelaide Đại học Sơn Đông, Tế Nam 14/3/2007 4 HVKT tại Đại học Queenland Đại học Thiên Tân 19/11/2010 5 HVKT tại Đại học Sydney Đại học Phúc Đán, Thượng

Hải

17/6/2008

6 HVKT tại Đại học New South Wales, Sydney

Đại học Giao thông Thượng Hải

30/7/2009

7 HVKT tại Đại học Công nghệ Queenland

Sở Giáo dục Giang Tô 15/6/2009

8 HVKT Y Dược Trung Quốc tại Đại học RMIT

Đại học Y Dược Nam Kinh 20/6/2010

9 HVKT tại Đại học Newcastle Đại học Sư phạm Hoa Trung, Vũ Hán

21/10/2008

10 HVKT tại Đại học La Trobe, Melbourne

Đại học Trùng Khánh 16/11/2011

12 HVKT tại Đại học Charles Darwin Đại học Sư phạm An Huy và Đại học Hải Nam

31/7/2012

13 HVKT tại Đại học Grffith Đại học Công nghệ khai thác mỏ Trung Quốc

09/4/2011

14 HVKT tại Đại học Victoria, Melbourne

Đại học Kinh doanh quốc tế & Kinh tế

28/10/2015

Trong quá trình thành lập một HVKT, phía Trung Quốc thường cung cấp tài liệu giảng dạy, thiết bị cho thư viện, chẳng hạn như sách hoặc tài liệu nghe nhìn, nguồn nhân lực (01 người đứng đầu và giáo viên dạy tiếng Trung) và một phần quỹ tài trợ cho HVKT. Phía đối tác quốc tế sẽ cung cấp cơ sở hạ tầng, nhân lực địa phương và cũng góp phần gây quỹ. Trung Quốc góp phần vào sự tài trợ cho các HVKT theo hai giai đoạn khác nhau. Đầu tiên, một HVKT mới thành lập sẽ nhận được quỹ viện trợ ban đầu dưới hình thức một số tiền nhất định. Sau đó, Hán Biện sẽ đóng góp vào ngân sách dự án hàng năm theo tỷ lệ cam kết giữa phía đối tác nước ngoài và phía Trung Quốc là 1:1.

Về bộ máy tổ chức, đa số các HVKT tại Australia có cấp giám sát là hội đồng, trong đó Chủ tịch Hội đồng là nhân sự thuộc cơ sở hợp tác nước sở tại. Cấp chỉ đạo điều hành chủ yếu theo hình thức 01 viện trưởng và 01 hoặc nhiều phó viện trưởng. Điểm đáng chú ý là viện trưởng các HVKT tại Australia tuy là nhân sự thuộc cơ sở hợp tác nước sở tại nhưng đều là người Trung Quốc hoặc gốc Trung Quốc.

Các hoạt động chính của các HVKT tại Australia bao gồm giảng dạy tiếng Trung và các hoạt động văn hóa.

Hoạt động giảng dạy tiếng Trung: các HVKT có rất nhiều khoá học, từ các lớp dành cho người mới bắt đầu đến các khóa học nâng cao hơn, một số khóa học ngôn ngữ dành cho những người làm kinh doanh hoặc những khóa học được thiết kế phù hợp với các yêu cầu cầu đặc thù. Các HVKT cũng ngày càng đẩy mạnh việc đào tạo giáo viên tiếng Trung ở địa phương và phát triển hệ thống tài liệu giảng dạy. Chẳng hạn, cả 02 HVKT tại Đại học Adelaide và Đại học Công nghệ Queensland đều đã tập trung vào cả hai khía cạnh trên; HVKT tại Đại học Melbourne cũng thiết

học sinh trung học; ngoài ra, một trung tâm đào tạo giáo viên tiếng Trung cũng đã được thành lập tại Melbourne với sự tài trợ từ Hán Biện.

Hoạt động văn hóa bao gồm một loạt hoạt động như triển lãm, chiếu phim, các buổi hòa nhạc, các khóa học hội họa Trung Quốc, trà đạo, thư pháp, lễ hội mừng năm mới âm lịch hoặc Trung thu… Một điển hình cho các hoạt động văn hóa là các lớp Thái cực quyền. Năm 2009, HVKT tại Đại học Sydney mở lớp học Thái cực quyền và hoạt động này đã trở thành hoạt động đáng chú ý nhất tại đây. Năm 2011, HVKT tại RMIT ở Melbourne mở các lớp học Thái cực quyền cho tất cả nhân viên và sinh viên của trường, thu hút được 100 học viên. Một hoạt động khác cũng rất đáng chú ý là các buổi diễn thuyết công cộng hoặc các hội thảo với rất nhiều các chủ đề khác nhau. Chủ đề thảo luận tại các HVKT tại Australia vào năm 2011 nổi bật như ―Sự nổi lên của Trung Quốc và quyền lực chuyển dịch về Châu Á‖, ―Trung Quốc, Australia và thực phẩm‖ hoặc ―Sự nổi lên của Nho giáo ở Adelaide‖, ―Thảo luận giữa các nền văn hoá về nuôi dưỡng và giáo dục‖ tại trường Đại học Queensland ở Brisbane, ―Đạo đức môi trường: Quan điểm phương Tây và Trung Quốc‖ tại Đại học La Trobe ở Melbourne…

3.2.2. Học viện Khổng Tử tại Cộng hòa liên bang Đức

Hiện nay, ở Đức có 18 HVKT và 04 Lớp học Khổng Tử. Các HVKT tại Đức đều đặt tại các trường đại học của Đức (08 trong số đó nằm trong nhóm ―Excellence Initiative‖ của Đức).

Về cấu trúc và kinh phí, nói chung, cấu trúc tổng thể và quá trình cấp vốn cho các HVKT ở Đức cũng tương tự như ở Australia. Các Học viện được tổ chức theo hình thức liên kết giữa các đối tác Đức và Trung Quốc và cả hai bên đóng góp xây dựng HVKT theo một trong các cách giống như trường hợp của Australia. Về lý thuyết, tỷ lệ đóng góp sẽ là 1:1 nhưng trong thực tế có rất nhiều những mô hình khác nhau mà trong đó Trung Quốc, dù chỉ là một nước đang phát triển, lại phải đóng góp phần lớn kinh phí.

nhất 01 giáo viên được cử sang từ Trung Quốc và/hoặc có thêm ít nhất một giáo viên tình nguyện được Hán Biện gửi sang, một số các giáo viên ngôn ngữ thuê tại địa phương và các cán bộ nhân viên tại địa phương cho các công việc hành chính hàng ngày. Lấy ví dụ HVKT tại Dusseldorf. Năm 2011, viện có 01 giáo viên Trung Quốc được cử sang từ trường đại học đối tác, 05 giáo viên địa phương và 03 nhân viên khác thực hiện công việc văn phòng hàng ngày. Trong cùng năm đó, HVKT tại Hamburg đã có 13 người làm việc bán thời gian đối với các công việc hành chính và 12 giáo viên dạy trong các khóa học ngôn ngữ và văn hoá, 03 trong số đó được gửi từ Hán Biện và 09 được thuê tại địa phương.

Một vấn đề khác liên quan đến nhân sự chính là các viện trưởng được cử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) học viện khổng tử trong chính sách ngoại giao văn hóa của trung quốc (Trang 69)