Vị trí và vị thế của môn học xã hội học pháp luật trong khung chƣơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của môn xã hội học pháp luật trong đào tạo cử nhân luật hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại trường đại học luật hà nội và khoa luật của đại học quốc gia hà nội) (Trang 85 - 94)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.1. Vị trí và vị thế của môn học xã hội học pháp luật trong khung chƣơng

chƣơng trình đào tạo cử nhân Luật tại hai địa bàn khảo sát.

Trường Đại học Luật Hà Nội và Khoa Luật – ĐHQGHN là hai cơ sở đào tạo luật lớn, có bề dày và uy tín ở khu vực phía Bắc, đào tạo hàng nghìn cử nhân luật mỗi năm, phục vụ và đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng cao về cán bộ pháp luật của đất nước. Hai cơ sở này có những đặc trưng riêng, có những điểm khác biệt so với các cơ sở cùng đào tạo cử nhân luật trong hệ thống giáo dục nói chung.

Chương trình đào tạo đại học cử nhân luật của Trường Đại học Luật Hà Nội và Khoa Luật – ĐHQGHN được xây dựng nhằm trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về pháp luật, thực tiễn pháp lý và những kiến thức về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội có liên quan đến lĩnh vực pháp luật. Chính vì vậy mà trong quá trình đào tạo, chương trình đào tạo cử nhân Luật luôn thường xuyên được cập nhật và thay đổi cho phù hợp với nhu cầu và thực tiễn cuộc sống. Bởi chương trình đào tạo được thiết kế với các môn học phù hợp thì chương trình đào tạo cử nhân nói chung và đào tạo cử nhân luật nói riêng sẽ tạo đà cho người học phát huy cao độ năng lực của bản thân, đồng thời khuyến khích sinh viên tiếp cận được với phương pháp học tập chủ động, lấy tự học, tự nghiên cứu làm chính.

Về cấu trúc và nội dung chương trình đào tạo cử nhân hệ chính quy ngành Luật học (vai trò gán cho)

Trường Đại học Luật Hà Nội với khối lượng kiến thức đào tạo toàn khóa học là 126 tín chỉ (chưa tính phần nội dung Giáo dục quốc phòng – An ninh và Giáo dục thể chất) trong đó khối kiến thức giáo dục đại cương là 26 tín chỉ

(22 tín chỉ bắt buộc và 04 tín chỉ tự chọn); khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp là 90 tín chỉ; thực tập, hoàn thành khóa luận là 10 tín chỉ. Môn xã hội học pháp luật là môn học bắt buộc thuộc phần bắt buộc chung trong khối kiến thức giáo dục đại cương, trong chương trình đào tạo đại học hệ chính quy ngành luật theo hệ thống tín chỉ (Ban hành kèm theo quyết định số 2100/QĐ- ĐHLHN ngày 21 tháng 08 năm 2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội). Môn học này chiếm 3 tín chỉ trong 26 tín chỉ của khối kiến thức giáo dục đại cương. Theo đề cương môn học, môn xã hội học pháp luật sẽ được giảng dạy và học tập trong 15 tuần, tương đương với 45 tiết trong đó lý thuyết: 24 giờ tín chỉ, seminar: 11 giờ tín chỉ, làm việc nhóm: 6 giờ tín chỉ, tự nghiên cứu: 4 giờ tín chỉ.

Khoa Luật – ĐHQGHN, đối với hệ chính quy ngành Luật học, khối lượng kiến thức đào tạo toàn khóa học là 135 tín chỉ (chưa tính số tín chỉ của các học phần: Giáo dục quốc phòng – An ninh, Giáo dục thể chất và kỹ năng bổ trợ)trong đó khối kiến thức chung: 27 tín chỉ; khối kiến thức theo lĩnh vực: 6 tín chỉ; khối kiến thức khối ngành: 22 tín chỉ; khối kiến thức theo nhóm ngành: 53 tín chỉ; khối kiến thức ngành: 27 tín chỉ, theo khung chương trình đào tạo ngành luật học chuẩn (Ban hành kèm theo Quyết định số 3417/QĐ- ĐT ngày 18 tháng 09 năm 2015 của Giám đốc ĐHQGHN). Môn xã hội học pháp luật là môn học tự chọn thuộc khối kiến thức theo khối ngành chiếm 2 tín chỉ trong tổng số 22 tín chỉ. Điểm đặc biệt là môn học này được xếp tự chọn sau môn xã hội học đại cương. Theo đề cương môn học, môn xã hội học pháp luật là 2 tín chỉ, được giảng dạy và học tập trong 15 tuần, 30 tiết trong đó lý thuyết: 14 giờ tín chỉ, thực hành: 12 giờ tín chỉ, tự học: 4 giờ tín chỉ.

Về cấu trúc và nội dung chương trình đào tạo cử nhân hệ chính quy ngành Luật chất lượng cao

Theo chương trình đào tạo đại học hệ chính quy chất lượng cao ngành luật theo hệ thống tín chỉ (Ban hành kèm theo quyết định số 2373/QĐ- ĐHLHN ngày 29 tháng 09 năm 2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội), môn xã hội học pháp luật là môn học tự chọn trong khối kiến thức giáo dục đại cương chiếm 2 tín chỉ, được giảng dạy và học tập trong 5 tuần, tương đương 30 tiết. Còn đối với sinh viên học ngành luật chất lượng cao của Khoa Luật – ĐHQGHN, theo khung chương trình đào tạo hệ chất lượng cao ngành luật học (Ban hành kèm theo Quyết định số 3417/ QĐ-ĐT ngày 18 tháng 09 năm 2015 của Giám đốc ĐHQGHN) thì môn xã hội học pháp luật là môn tự chọn trong khối kiến thức theo khối ngành, chiếm 2 tín chỉ, được giảng dạy và học tập trong 15 tuần tương đương 30 tiết, trong đó: 14 giờ tín chỉ, thực hành: 12 giờ tín chỉ, tự học: 4 giờ tín chỉ.

Qua thực tế nêu trên thì môn xã hội học pháp luật có những vị trí nhất định trong khung chương trình đào tạo tại hai địa bàn nghiên cứu. Vai trò gán cho của môn xã hội học pháp luật được thể hiện qua vị trí của môn xã hội học pháp luật trong chương trình đào tạo đối với sinh viên theo quy định của Trường Đại học Luật Hà Nội và Khoa Luật - ĐHQGHN. Với sinh viên học ngành Luật học thì môn xã hội học pháp luật là môn học bắt buộc đối với sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội, còn đối với khoa Luật – ĐHQGHN là môn học tự chọn. Nhưng với sinh viên học ngành luật chất lượng cao của cả hai trường thì môn xã hội học pháp luật là môn học tự chọn. Như vậy, bên cạnh chỗ đứng của môn xã hội học đại cương thì môn xã hội học pháp luật đang dần khẳng định được vị trí của mình trong chương trình đào tạo cử nhân luật, rõ ràng nhất ta có thể thấy chính là môn xã hội học pháp luật là môn học bắt buộc đối với sinh viên ngành luật học của Trường Đại học Luật Hà Nội và hy

vọng trong thời gian không xa nữa thì môn học này được cân nhắc và đưa vào môn học bắt buộc đối với tất cả các ngành học, chuyên ngành học đối với cả hai trường đại học.

Với vị trí là môn học bắt buộc nghĩa là học phần chứa đựng những nội dung kiến thức chính yếu của mỗi chương trình và bắt buộc sinh viên phải tích lũy đối với sinh viên chuyên ngành luật học của Trường Đại học Luật Hà Nội, sinh viên có những đánh giá về vị trí của môn học này rất tốt.

Học môn xã hội học rất hay và em thấy môn học này là môn học bắt buộc hoàn toàn hợp lý bởi kiến thức em học được từ môn học là những kiến thức mới nhưng rất dễ hiểu, không mang tính hàn lâm như tên môn học.

Nam, 19 tuổi, Sinh viên, Trường Đại học Luật Hà Nội. Tuy nhiên, môn học này cũng có vị trí là môn học tự chọn trong học phần tự chọn nghĩa là học phần chứa đựng những nội dung kiến thức cần thiết, nhưng sinh viên được tự chọn theo hướng dẫn của trường nhằm đa dạng hóa hướng chuyên môn hoặc được tự chọn theo hướng dẫn của trường nhằm đa dạng hóa hướng chuyên môn hoặc được tự chọn tùy ý để tích lũy đủ số học phần quy định cho mỗi chương trình.

Với vị trí môn học như vậy trong khung chương trình đào tạo cử nhân Luật, sinh viên có những đánh giá cụ thể về mức độ hợp lý của vị trí môn xã hội học pháp luật trong khung chương trình đào tạo, như sau:

Bảng 3.1: Đánh giá về mức độ hợp lý của vị trí môn xã hội học pháp luật trong khung chương trình đào tạo (tỷ lệ (%))

Trường Đại học Luật Hà Nội Khoa Luật - ĐHQGHN Luật học (%) Luật CLC (%) Luật học (%) Luật CLC (%)

Hoàn toàn không hợp lý 0,0 0,0 0,0 0,0

Không hợp lý 1,43 0,0 1,43 0,0

Hợp lý một phần 2,86 6,67 1,43 6,67

Hợp lý 54,29 33,33 71,43 73,33

Rất hợp lý 41,43 60,0 25,71 20,0

Nguồn: Dữ liệu khảo sát của đề tài, năm 2017

Qua bảng số liệu trên, ta thấy với vị trí của môn xã hội học pháp luật trong khung chương trình đào tạo của cả hai trường, sinh viên đánh giá về mức độ hợp lý của môn học này chiếm tỷ lệ rất cao, cao nhất ở tất cả các ngành học. Ở Trường Đại học Luật Hà Nội, với vị trí môn học là bắt buộc thì sinh viên đánh giá vị trí môn học như hiện nay là hợp lý chiếm 54,29%, tiếp theo là tỷ lệ thể hiện mức độ rất hợp lý là 41,43% trong tổng số 70 sinh viên học ngành luật học, như vậy xấp xỉ gần bằng sự đánh giá về vị trí môn học là hợp lý. Tuy nhiên, sinh viên thuộc chuyên ngành luật chất lượng cao lại đánh giá vị trí của môn học trong chương trình đào tạo là rất hợp lý chiếm tới 60,0% trong tổng số 30 sinh viên được học, nhiều hơn 26,67% so với tỷ lệ sinh viên chất lượng cao đánh giá môn học là hợp lý (cao hơn gần gấp đôi). Điều đó cho thấy rằng ở trường Đại học Luật Hà Nội, với vị trí là môn học tự chọn đối với sinh viên hệ chất lượng cao nhưng đã được sinh viên quan tâm và đánh giá vị trí của môn học trong khung chương trình đào tạo là rất hợp lý, từ đó cũng phần nào thể hiện được vai trò của môn xã hội học pháp luật.

Còn ở Khoa Luật – ĐHQGHN, sinh viên ở cả hai ngành Luật học và luật chất lượng cao đều có đánh giá tích cực về vị trí môn học này. Họ đánh giá mức độ hợp lý đối với môn học này lần lượt là 71,43% và 73,33%, chiếm tỉ lệ rất cao.

Khai thác sâu hơn về mức độ hợp lý của môn xã hội học pháp luật thì ta thấy rằng ở Trường Đại học luật Hà Nội, với sinh viên hệ chất lượng cao thì môn xã hội học là môn học tự chọn trong chương trình nhưng được đánh giá ở mức độ rất hợp lý chiếm tỷ lệ cao nhất trong các mức đánh giá khác, còn môn xã hội học pháp luật là môn bắt buộc đối với sinh viên học ngành luật chung lại được đánh giá ở mức độ hợp lý, mức độ đánh giá rất hợp lý chỉ ít hơn một chút so với mức độ hợp lý. Điều này cho thấy rằng, sinh viên hệ chất lượng cao đánh giá vị trí và vị thế môn xã hội học pháp luật trong chương trình đào tạo, và có thể sinh viên rất kỳ vọng môn xã hội học pháp luật sẽ trở thành môn bắt buộc trong chương trình đào tạo trong thời gian tới.

Và nếu nhìn tổng thể thì không sinh viên nào được hỏi đánh giá môn học xã hội học pháp luật hoàn toàn không hợp lý trong chương trình đào tạo, một số rất nhỏ chọn không hợp lý và hợp lý một phần (tất cả dưới 10,0%). Có thể nói đây chính là những con số đáng mừng khi đánh giá về vị trí của môn xã hội học pháp luật trong khung chương trình đào tạo. Tuy nhiên, vẫn còn một số rất nhỏ còn cảm thấy môn học này hợp lý một phần hoặc không hợp lý, vậy nguyên nhân do đâu. Bằng câu hỏi: Lý do chọn phương án hợp lý một phần, không hợp lý, hoàn toàn không hợp lý của anh/chị? Ta thu được kết quả như sau:

Bảng 3.2: Lý do chọn phương án hợp lý một phần, không hợp lý, hoàn toàn không hợp lý đối với vị trí của môn xã hội học pháp luật (tỷ lệ (%)).

Trường Đại học Luật Hà Nội Khoa Luật - ĐHQGHN Luật học (%) Luật CLC (%) Luật học (%) Luật CLC (%) Thời lượng (số tiết)

phân bổ cho môn học chưa phù hợp

12,5 50,0 0,0 50,0

Thời gian học tập học môn này chưa hợp lý (học trong mấy tuần)

0,0 86,0 0,0 0,0

Thời điểm sinh viên có thể học trong các kỳ học chưa hợp lý (sinh viên chưa có kiến thức pháp luật nền để so sánh)

66,67 25,0 50,0 0,0

Lý do khác 0,0 0,0 0,0 0,0

Nguồn: Dữ liệu khảo sát của đề tài, năm 2017

Qua bảng này, ta có thể thấy lý do mà sinh viên đánh giá môn xã hội học pháp luật chưa hợp lý vì họ cho rằng thời điểm để sinh viên học môn xã hội học pháp luật trong các kỳ học còn chưa hợp lý, có những sinh viên học vào thời điểm còn quá sớm dẫn đến kiến thức về pháp luật còn chưa đầy đủ, dầy dặn, dẫn đến việc liên kết để giải thích, làm rõ vấn đề còn gặp nhiều khó khăn. Cụ thể là sinh viên ngành luật học của cả hai trường với tỷ lệ % lần lượt là 66,67% và 50,0% cho rằng thời điểm học còn chưa hợp lý bởi sinh viên

chưa có kiến thức nền về pháp luật vững chắc để so sánh. Còn đối với sinh viên hệ chất lượng cao ở Trường Đại học Luật Hà Nội lại thấy thời gian học tập môn học này chưa hợp lý, chiếm tới 89,0%. Kết hợp với phỏng vấn sâu ta biết được là do môn này được học trong 5 tuần vì thế có những nội chưa kịp hiểu hết đã phải chuyển sang nội dung mới.

Điều kiện lý tưởng sinh viên học môn xã hội học pháp luật là sinh viên học môn lý luận nhà nước và pháp luật, môn hiến pháp, môn hành chính, hình sự, dân sự,… một số mảng luật lớn bao trùm. Lý do đó nên những người học học kỳ 4 hiểu và phân tích vấn đề rất tốt, học được khá nhiều kiến thức nên dạy khác hẳn.

Nam, 52 tuổi, Giảng viên, Trường Đại học Luật Hà Nội

Lúc đó em được học vào ngay kỳ đầu tiên của năm thứ nhất nên việc tiếp cận và tìm hiểu sâu các văn bản luật để phân tích cho vấn đề mình đang làm nó khó khăn. Giờ thì vừa có kiến thức vừa có phương pháp cuả môn xã hội học pháp luật nên em thấy hay.

Nữ, 19 tuổi, Sinh viên, Trường Đại học Luật Hà Nội. Qua đánh giá về vị trí môn xã hội học pháp luật là rất hợp lý và hợp lý, vậy môn học này có vị thế như thế nào so với các môn học trong cùng khối kiến chungtrong khung chương trình đào tạo cử nhân Luật.

Biểu đồ 3.1: Đánh giá tầm quan trọng của môn xã hội học pháp luật so với các môn học đại cương hoặc môn học tự chọn trong khối kiến thức khối ngành.

Nguồn: Dữ liệu khảo sát của đề tài, năm 2017

Qua biểu đồ này có thể thấy với vị trí như vậy thì sinh viên đánh giá vị thế của môn học này so với các môn học đại cương khác là rất cao. Vị thế của môn xã hội học pháp luật của Trường Đại học Luật Hà Nội được đánh giá là quan trọng chiếm 59,0% cao hơn hẳn so với khoa Luật – ĐHQGHN chiếm 24,0%. Đánh giá vị thế của môn học là bình thường thì khoa Luật – ĐHQGHN lại chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn so với trường Đại học Luật Hà Nội là 33,0%. Điều này có thể hiểu rằng, với vị trí là môn học bắt buộc thì sinh viên đánh giá môn học này có vị thế cao hơn so với môn học này với vị trí là môn học tự chọn, có thể là do các em chưa có sự kết nối môn học này với các môn học khác trong cùng khối kiến thức thông qua các cuộc tư vấn lựa chọn môn học.

Trong những năm trước đây, khi môn xã hội học pháp luật chưa phải là môn bắt buộc đối với sinh viên Luật học của Trường Đại học Luật Hà Nội,

0,0 10,0 20,0 30,0 40,0 50,0 60,0 ĐHLHN L-ĐHQGHN 0,0 1,0 0,0 3,0 27,0 60,0 59,0 24,0 13,0 13,0

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của môn xã hội học pháp luật trong đào tạo cử nhân luật hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại trường đại học luật hà nội và khoa luật của đại học quốc gia hà nội) (Trang 85 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)