CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.2. Hoạt động giảng dạy và học tập môn xã hội học pháp luật hiện nay tạ
2.2.1. Về thực trạng giảng viên giảng dạy môn xã hội học pháp luật
Hiện nay, môn xã hội học pháp luật của Trường Đại học Luật Hà Nội được giảng dạy cho sinh viên ngành Luật học, năm thứ nhất (kỳ I) và sinh viên năm thứ 2 (kỳ IV), là môn học bắt buộc, còn với sinh viên ngành Luật chất lượng cao sẽ được giảng dạy cho sinh viên từ năm thứ hai trở đi. Ở Khoa Luật – ĐHQGHN, môn xã hội học pháp luật là môn tự chọn với cả hai ngành: Luật học và Luật chất lượng cao, sinh viên từ năm thứ hai trở đi đã đủ điều kiện để học môn học này.
Tại Trường Đại học Luật Hà Nội, môn xã hội học pháp luật được đảm nhiệm giảng dạy bởi các thầy cô ở Khoa Lý luận chính trị Trường Đại học Luật Hà Nội. Bộ môn Xã hội học thuộc Khoa Lý luận chính trị xây dựng, công bố và áp dụng triển khai đề cương môn học đối với môn xã hội học pháp luật với sinh viên các chuyên ngành. Ở Khoa Luật – ĐHQGHN, môn xã hội học pháp luật được đảm nhiệm bởi các thầy cô thuộc bộ môn Lý luận nhà
nước và pháp luật. Bộ môn xây dựng đề cương chi tiết môn học và thực hiện giảng dạy theo đề cương đã công bố.
Môn xã hội học pháp luật là môn học có sự kết hợp liên ngành, là môn học giao thoa giữa xã hội học và luật học thế nhưng hạn chế hiện nay có thể thấy là giảng viên giảng dạy môn học này tại hai địa bàn nghiên cứu đang gặp khó khăn. Số lượng giảng viên giảng dạy môn xã hội học pháp luật tại hai trường còn thiếu và thấp hơn nhiều so với số giáo viên giảng dạy các môn học đai cương tương tự.
Có một vấn đề đó là lực lượng giảng dạy hiện nay còn mỏng, trình độ không đồng đều, lý do của vấn đề mang tính lịch sử bởi giảng dạy môn xã hội học pháp luật cần phải có một lượng kiến thức dày dặn nhất định từ hai ngành hay nói cách khác phải đi bằng hai chân thật vững, một chân là luật học và một chân là xã hội học.
Nam, 52 tuổi, Giảng viên, Trường Đại học Luật Hà Nội
Chúng tôi ở bộ môn lý luận nhà nước và pháp luật, có kiến thức về pháp luật rất chắc nhưng để dạy được môn xã hội học pháp luật chúng tôi cần phải đọc rất nhiều tài liệu xã hội học chuyên ngành của khoa xã hội học trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, rồi thì sách Xã hội học pháp luật của TS. Ngọ Văn Nhân,... tạp chí chuyên ngành liên quan, phải bỏ ra rất nhiều công sức thì mới có nguồn kiến thức phong phú để giảng môn nay cho sinh viên hiểu được.
Nữ, 35 tuổi, Giảng viên, Khoa Luật - ĐHQGHN Không chỉ vậy, ngoài yêu cầu về số lượng giảng viên các giảng viên có chất lượng thì trình độ năng lực chuyên môn của các giảng viên cũng đang là vấn đề khó khăn, thu hút sự quan tâm của ban giám hiệu, đơn vị quản lý cũng như từ chính các giảng viên. Bởi giảng viên giảng dạy môn xã hội học pháp luật hiện nay hoặc được đào tạo chuyên sâu về xã hội học hoặc được đào tạo
chuyên sâu về luật học, và ở Việt Nam vẫn chưa có trường đại học nào đào tạo riêng một chuyên ngành là xã hội học pháp luật.
Về chương trình đào tạo ở những trường đào tạo về chuyên ngành xã hội học, không có bộ môn, nhánh xã hội học pháp luật trong đó. Trong xã hội học thì không có xã hội học pháp luật, trong đào tạo luật thì không có xã hội học. Về sự nuôi dưỡng thì chính xã hội học pháp luật nó lớn lên trong lòng luật học. Như vậy người được đào tạo xã hội học không có kiến thức về pháp luật, người đào tạo luật không có kiến thức xã hội học. Chính vì thế, nếu chỉ học chuyên ngành xã hội học thôi thì không có phông nền pháp luật, kiến thức pháp luật để giảng sâu, giảng hay, ngược lại người học luật học ra lại không có cách tiếp cận xã hội học để làm nổi bật tính xã hội của pháp luật như thế nào, đó là câu chuyện nhìn thấy rất rõ. Như vậy đòi hỏi người giảng dạy môn này cần phải hiểu sâu, cho nên sự hấp dẫn của môn học hay không, sự hay hay không, người học cảm nhận được sự thiết thực của môn học hay không rõ ràng phụ thuộc vào sự truyền cảm hứng từ giảng viên từ đó vấn đề vẫn còn tồn đọng là nguồn nhân lực, lý do lịch sử vấn đề nằm ở chỗ đó.
Nam, 52 tuổi, Giảng viên, Trường Đại học Luật Hà Nội Theo thống kê, hiện nay mới chỉ có duy nhất một Phòng Nghiên cứu Lý luận và Xã hội học pháp luật của Viện nhà nước và pháp luật thuộc Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam. Phòng này được lập ra với mục đích nhằm giải quyết những vấn đề còn tồn đọng liên quan đến đề tài nghiên cứu về các vấn đề Nhà nước pháp quyền, ý thức pháp luật, pháp luật và chính sách xã hội còn thiếu thực tiễn xã hội, lý luận phải là kết quả của sự tổng kết đầy đủ, cụ thể và khách quan thực tiễn. Có thể thấy, từ trước đến nay, những vấn đề trong lý luận chung về pháp luật cũng như trong từng lĩnh vực lý luận chuyên ngành pháp lý đặc biệt là trong quá trình xây dựng pháp luật, trước khi tiến hành soạn thảo một văn bản pháp luật nào đó mới chỉ dựa vào sự nghiên cứu
tư biện, quy nạp hình thức hay suy đoán, mô phỏng, sao chép. Do đó, Phòng Nghiên cứu Lý luận và Xã hội học pháp luật, coi xã hội học pháp luật là một “mũi giáp công” của khoa học pháp lý hiện đại và của hoạt động nghiên cứu của Viện.
Qua đây có thể thấy rằng, các vấn đề liên quan đến chất lượng và số lượng giảng viên giảng dạy môn xã hội học pháp luật hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn bởi đây là khoa học về sự tương tác giữa pháp luật và các loại chuẩn mực xã hội trong quá trình điều chỉnh các quan hệ xã hội, điều tiết, điều hòa lợi ích của nhà nước, xã hội và các cá nhân; về các khía cạnh xã hội của hoạt động xây dựng, thực hiện và áp dụng pháp luật. Theo như nhận định của chuyên gia về lĩnh vực xã hội học pháp luật thì môn xã hội học pháp luật được coi là “cánh tay nối dài” của Luật học. Nếu như Luật học tập trung cung cấp cho sinh viên luật những tri thức pháp luật chứa đựng trong các bộ luật, luật... (pháp luật trên giấy tờ), giúp sinh viên hiểu được “đời sống thứ nhất” của pháp luật thì Xã hội học pháp luật giúp sinh viên luật “rời đôi mắt khỏi trang sách luật” để nhìn vào thực tiễn đời sống pháp luật, thấy được những biểu hiện của pháp luật trong xã hội (pháp luật trong hành động); hiểu được “đời sống thứ hai” của pháp luật. Vì vậy, những giảng viên giảng dạy môn học này luôn phải học tập, nâng cao trình độ, bổ sung kiến thức về chuyên môn,… để có vốn kiến thức sâu rộng cả về xã hội học và luật học.