CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
3.2. Kỳ vọng của các bên liên quan về vai trò của môn “Xã hội học pháp luật”
chọn, vẫn được nhiều sinh yêu thích và lựa chọn theo học. Điều đó chứng tỏ môn Xã hội học pháp luật hấp dẫn được sinh viên các khóa, có ý nghĩa thiết thực, là kiến thức nền tảng để sinh viên học các môn luật chuyên ngành, đồng thời môn học này cũng là môn nằm trong nhóm 05 môn cơ sở ngành luật.
3.2. Kỳ vọng của các bên liên quan về vai trò của môn “Xã hội học pháp luật” pháp luật”
Chất lượng giáo dục luôn là mối quan tâm hàng đầu của xã hội với tầm quan trọng của nó đối với sự nghiệp phát triển đất nước. Đất nước suy, yếu hay mạnh, phụ thuộc phần lớn vào chất lượng sản phẩm của giáo dục. Nếu giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông là giáo dục cơ sở, giáo dục căn bản đối với mỗi con người thì giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học và giáo dục sau đại học chính là đào tạo nguồn lao động, nguồn nhân lực chất lượng cao cho mỗi đất nước, mỗi quốc gia. Hàng năm, để đánh giá chất lượng giáo dục hay chất lượng nguồn nhân lực của các quốc gia, người ta đều vào các chỉ số như: số lao động đó qua đào tạo (bao gồm cả đào tạo nghề, đào tạo đại học và sau đại học); số lượng sinh viên/ 1 vạn dân,…
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và nền kinh tế tri thức như hiện nay, chất lượng nguồn nhân lực là nhân tố quyết định, vì vậy, đào tạo nghề, đạo tạo đại học và sau đại học càng cần được quan tâm. Vậy bức tranh về giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học và sau đại học như thế nào? Làm thế nào rút ngắn khoảng cách về thứ hạng với các nước trong khu vực và trên thế giới? Làm thế nào để nâng cao vị thế cũng như chất lượng giáo dục Việt Nam? Đây là những câu hỏi lớn cần có cái nhìn toàn diện mới có thể giải đáp được. Chính vì thế, đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước là mục tiêu lớn nhất của ngành giáo dục nói chung và các cơ sở đào tạo luật nói riêng. Để làm được điều này thì chương trình đào tạo cần phải thay đổi, bổ sung liên tục để
cập nhật với sự thay đổi của xã hội, phù hợp với nhu cầu chung của đất nước, sát với thực tế.
Vậy với những kiến thức đã được học trong môn xã hội học pháp luật, thì những kiến thức đó đã cung cấp, hỗ trợ gì cho sinh viên, hay nói cách khác là sinh viên cần đánh giá xem tầm quan trọng của những kiến thức nào họ học được sẽ hỗ trợ cho họ, sẽ đáp ứng được những kỳ vọng của chính bản thân sinh viên cũng như một số bên liên quan khác.
Bảng 3.3: Đánh giá tầm quan trọng những kiến thức sau đây của môn xã hội học pháp luật trong khung chương trình đào tạo (tỷ lệ (%))
(Các mức độ: 1-Hoàn toàn không quan trọng; 2-Ít quan trọng; 3-Bình thường; 4-Quan trọng; 5-Rất quan trọng)
Trường Đại học Luật Hà Nội (%) Khoa Luật – ĐHQGHN (%) 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 Lịch sử hình thành và phát triển của ngành xã hội học nói chung, xã hội học pháp luật nói riêng, các quan điểm của một số trường phái xã hội học pháp luật và một số nhà xã hội học pháp luật tiêu biểu trên thế giới; đối tượng nghiên cứu và các chức
năng của xã hội học pháp luật.
Phân biệt được cách tiếp cận xã hội học đối với các sự kiện, hiện tượng, vấn đề pháp luật và cách tiếp cận của khoa học luật
0,0 4,0 71,0 24,0 1,0 0,0 3,0 46,0 50,0 1,0
Trình bày được quy trình (các bước) tiến hành một cuộc điều tra xã hội học về các vấn đề, sự kiện, hiện tượng pháp luật; Xây dựng được bảng câu hỏi (phiếu điều tra) và hiểu được nội dung, bản chất các phương pháp thu thập thông tin (phân tích tài liệu có sẵn, quan sát, phỏng vấn, ankét, thực nghiệm) được dùng trong thu thập thông tin về các lĩnh 0,0 0,0 0,0 4,0 96,0 0,0 0,0 4,0 8,0 88,0
vực, vấn đề pháp luật.
So sánh, phân tích được pháp luật trong mối liên hệ với cơ cấu xã hội
0,0 0,0 1,0 16,0 83,0 0,0 0,0 0,0 10,0 90,0
Mối quan hệ, sự tác động qua lại giữa chuẩn mực pháp luật với các loại chuẩn mực xã hội khác, như chuẩn mực chính trị, chuẩn mực đạo đức... 0,0 0,0 0,0 11,0 89,0 0,0 0,0 2,0 16,0 82,0 Phân tích được các khía cạnh xã hội của hoạt động xây dựng, thực hiện và áp dụng pháp luật, các yếu tố tác động và các biện pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả của các hoạt động này ở nước ta hiện nay
0,0 0,0 2,0 13,0 85,0 0,0 0,0 3,0 27,0 70,0
Giải thích được khái niệm, phân loại, hậu quả và các cơ chế
của hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật, các biện pháp phòng chống sai lệch chuẩn mực pháp luật; một số nội dung cơ bản của xã hội học tội phạm
Nội dung khác 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0
Nguồn: Dữ liệu khảo sát của đề tài, năm 2017
Qua bảng 3.3, ta thấy sinh viên đánh giá tầm quan trọng của các kiến thức có được từ môn xã hội học pháp luật nằm trong mức đánh giá từ ít quan trọng đến rất quan trọng, không có nội dung nào bị đánh giá là không quan trọng ở cả hai trường đại học đang nghiên cứu. Như vậy, có thể thấy sinh viên rất đề cao vai trò của môn xã hội học pháp luật trong chương trình đào tạo của mình trong đó các kiến thức mà sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội và Khoa Luật – ĐHQGHN đánh giá ở mức độ quan trọng nhất chính là các nội dung như: Trình bày được quy trình (các bước) tiến hành một cuộc điều tra xã hội học về các vấn đề, sự kiện, hiện tượng pháp luật; Xây dựng được bảng câu hỏi (phiếu điều tra) và hiểu được nội dung, bản chất các phương pháp thu thập thông tin (phân tích tài liệu có sẵn, quan sát, phỏng vấn, ankét, thực nghiệm) được dùng trong thu thập thông tin về các lĩnh vực, vấn đề pháp luật lần lượt ở hai trường là 96,0% và 88,0%. Tiếp đến là các kiến thức pháp luật trong mối liên hệ với cơ cấu xã hội, chuẩn mực xã hội, các khía cạnh xã hội trong hoạt động xây dựng, thực hiện và áp dụng pháp luật đều được đánh giá ở mức độ rất quan trọng. Sinh viên của hai trường đánh giá mức độ quan trọng với
các kiến thức này ở mức độ bình thường chiếm tỷ lệ rất ít, thường rơi vào các bài học mang tính lý thuyết, hàn lâm một chút.
Vậy từ việc đánh giá được tầm quan trọng các nội dung của môn xã hội học pháp luật thì những kiến thức đó đã đáp ứng được kỳ vọng của các bạn sinh viên chưa? Sinh viên, giảng viên và nhóm tổ chức đào tạo về môn xã hội học pháp luật có kỳ vọng gì đối với môn học trong khung chương trình đào tạo? Bởi môn xã hội học pháp luật là môn học sẽ cung cấp cho sinh viên những kỹ năng, phương pháp điều tra xã hội học trong nghiên cứu xã hội học pháp luật, những kiến thức, nhận định về chuẩn mực xã hội, sai lệch chuẩn mực xã hội,…
Đánh giá qua câu hỏi: Anh/chị có kỳ vọng gì khi học môn xã hội học pháp luật? ta thu được kết quả như sau:
Bảng 3.4: Kỳ vọng khi học môn xã hội học pháp luật (tỷ lệ (%)) Trường Đại học
Luật Hà Nội
Khoa Luật - ĐHQGHN Kỳ vọng sẽ có kiến thức nền để làm
công cụ hỗ trợ trong việc phân tích các vấn đề khi học các môn học luật chuyên ngành.
97,0 94,0
Kỳ vọng vận dụng được phương pháp điều tra xã hội học trong việc nghiên cứu khoa học, làm khóa luận tốt nghiệp
90,0 86,0
Kỳ vọng kiến thức môn xã hội học pháp luật sẽ giúp nghiên cứu các yếu tố, các điều kiện, hoàn cảnh cụ thể gây ảnh hưởng đến hiệu lực của pháp
luật, làm cơ sở cho việc đưa ra các kết luận về điều chỉnh pháp luật như ban hành, bổ sung, sửa đổi hay bãi bỏ một quy phạm pháp luật nào đó. Điểm đánh giá kết quả học tập cao
hơn 15,0 24,0
Khác 0,0 0,0
Nguồn: Dữ liệu khảo sát của đề tài, năm 2017
Qua bảng kết quả trên về sự kỳ vọng của sinh viên đối với môn xã hội học pháp luật, ta thấy hầu hết sinh viên đều kỳ vọng môn học này sẽ có kiến thức nền để làm công cụ hỗ trợ trong việc phân tích các vấn đề khi học các môn học luật chuyên ngành với tỷ lệ 97,0% đối với sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội và 94,0% đối với sinh viên của Khoa Luật – ĐHQGHN, đây có thể coi là mục tiêu trước mắt của các em sinh viên. Kỳ vọng xếp thứ hai chính là kỳ vọng vận dụng được phương pháp điều tra xã hội học trong việc nghiên cứu khoa học, làm khóa luận tốt nghiệp lần lượt chiếm 90,0% và 86,0% sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội và Khoa Luật - ĐHQGHN. Như vậy, sinh viên có kỳ vọng sau khi môn học này sẽ có những kiến thức, kỹ năng để học tập các môn học khác trong chương trình.
Dưới cách tiếp cận xã hội học, vai trò của môn xã hội học pháp luật trong đào tạo cử nhân luật nó thể hiện sự kỳ vọng của các nhóm vào môn học. Tuy nhiên, để đạt được kỳ vọng đó, những khó khăn nhất định mà sinh viên gặp phải đó là: chưa biết cách liên hệ với thực tiễn pháp luật, chưa vận dụng đúng phương pháp điều tra xã hội học được sử dụng trong môn học
Bảng 3.5: Những khó khăn khi học môn xã hội học pháp luật (tỷ lệ (%)) Trường Đại học
Luật Hà Nội (%)
Khoa Luật – ĐHQGHN (%) Chưa hiểu hết nội dung được đề cập
trong môn học 4,0 2,0
Chưa vận dụng đúng phương pháp điều tra xã hội học được sử dụng trong môn học
13,0 27,0
Chưa biết cách liên hệ với thực tiễn
pháp luật 60,0 68,0
Chưa biết cách phân tích vấn đề theo cách tiếp cận của môn xã hội học pháp luật.
23,0 3,0
Khó khăn khác 1,0 0,0
Nguồn: Dữ liệu khảo sát của đề tài, năm 2017
Từ số liệu ở bảng trên ta thấy, khó khăn lớn nhất của sinh viên ở cả hai trường khi học môn xã hội học pháp luật chính là chưa biết cách liên hệ với thực tiễn pháp luật. Việc áp dụng lý thuyết để phân tích một vấn đề pháp luật vẫn gặp rất nhiều khó khăn, chưa có cái nhìn đa chiều,…
Sinh viên còn khó khăn trong việc vận dụng các phương pháp, kiến thức từ môn học xã hội học pháp luật vào các tình huống đưa ra thảo luận.
Nữ, 35 tuổi, Giảng viên, Khoa Luật - ĐHQGHN Từ đó, tác giả đã đặt ra câu hỏi: Anh/chị có kỳ vọng mong muốn phòng đào tạo sẽ thay đổi gì đối với khung chương trình môn xã hội học pháp luật
thì hầu hết sinh viên đều kỳ vọng được thay đổi lựa chọn chuyên ngành sẽ học môn xã hội học pháp luật và kết hợp nhiều giáo viên giảng dạy trong môn học.
Bảng 3.6: Kỳ vọng mong muốn phòng đào tạo sẽ thay đổi gì đối với khung chương trình môn xã hội học pháp luật (tỷ lệ (%))
Trường Đại học Luật Hà Nội (%)
Khoa Luật – ĐHQGHN (%) Lựa chọn chuyên ngành sẽ học
môn xã hội học pháp luật 59,0 45,0
Thay đổi số tiết cần phải học
trong chương trình 9,0 8,0
Chỉ cần học lý thuyết là đủ,
không cần thảo luận 3,0 3,0
Cần học cả lý thuyết và thảo luận 85,0 70,0
Kết hợp nhiều giáo viên giảng
dạy trong môn học. 95,0 82,0
Khác 0,0 0,0
Nguồn: Dữ liệu khảo sát của đề tài, năm 2017
Qua bảng trên ta thấy, sinh viên có kỳ vọng được học một lúc nhiều giảng viên, có sự kết hợp nhiều giảng viên trong cùng môn học là rất lớn bởi sự kết hợp này sẽ mang đến nhiều các tiếp cận về môn học mới, một thầy cô sẽ có những phương pháp giảng dạy và cách truyền đạt khác nhau để tạo được hứng thú cho sinh viên khi học môn học này.
Em thấy môn xã hội học được giảng dạy bởi 3 giảng viên như ở trường em rất hợp lý, mỗi thầy cô có cách truyền đạt kiến thức riêng, em thấy học môn này không chán mà lúc đầu em nghĩ môn lý luận học sẽ khô khan.
Nữ, 19 tuổi, Sinh viên, Trường Đại học Luật Hà Nội
Được học hai, ba thầy cô thì làm mình không bị nản, buổi hôm nay là thầy, hôm sau là cô, mỗi người sẽ có cách dạy riêng, em thấy như thế rất tốt.
Thời gian em học môn xã hội học pháp luật này thì chỉ có 1 cô giáo dạy thôi ạ, cô ở khoa lý luận nhà nước và pháp luật, mà em thấy các môn học khác cũng hầu như chỉ có một thầy hoặc một cô dạy từ đầu đến hết kỳ, chỉ khi nào bận thì có người khác thay. Nên em nghĩ có sự trao đổi giáo viên cũng là một cách hay để chúng em học nhưng em sợ hơi khó khăn.
Nam, 20 tuổi, Sinh viên, Khoa Luật - ĐHQGHN