Tình hình giảng dạy và học tập môn xã hội học pháp luật nói chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của môn xã hội học pháp luật trong đào tạo cử nhân luật hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại trường đại học luật hà nội và khoa luật của đại học quốc gia hà nội) (Trang 51 - 58)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.3. Tình hình giảng dạy và học tập môn xã hội học pháp luật nói chung

Ở Việt Nam hiện nay, việc đào tạo cử nhân luật hiện nay đã vận dụng những kinh nghiệm của một số nước trên thế giới vào chương trình đào tạo. Bên cạnh việc triển khai giảng dạy các kiến thức pháp luật đại cương, một số trường đại học đã đưa các nội dung pháp luật chuyên ngành vào chương trình đào tạo, nhằm đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn ngành nghề. Các bài giảng về chuyên đề pháp luật chỉ chiếm khoảng 20% chương trình với nội dung giảng các vấn đề mới trong pháp luật và các kiến thức chuyên sâu. Các bài giảng vụ việc, phân tích và xử lý các tình huống chiếm khoảng 50% chương trình. Đưa vào giảng dạy nhiều phương pháp hiện đại như: giải quyết tình huống cụ thể, diễn án,... Thế nhưng việc đào tạo cử nhân luật hiện nay vẫn còn rất nhiều khó khăn từ việc thiết kế khung chương trình đào tạo đến việc thực hiện.

Hiện nay, nước ta có khoảng 18 cơ sở đào tạo luật, nhưng tại các cơ sở đào tạo này chưa có sự thống nhất về khung chương trình đào tạo, mỗi trường có một khung chương trình riêng. Mục đích cuối cùng của các trường đều hướng đến đào tạo ra đội ngũ cử nhân Luật sau khi ra trường có kiến thức, tư duy pháp luật nền tảng, có các kỹ năng nghề nghiệp cơ bản và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, phù hợp để có thể nghiên cứu, xây dựng, thi hành pháp luật tại các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. Theo tình hình chung, hầu hết các cơ sở đào tạo luật này đều giảng dạy môn xã hội học đại cương còn môn xã hội học pháp luật chỉ có một vài trường đưa vào khung chương trình để giảng dạy.

Bên cạnh đó, cùng với quá trình đổi mới giáo dục, thì phương pháp giảng dạy, đào tạo chuyên ngành luật của các trường cũng có những thay đổi nhất định. Nhiều giảng viên đã đưa ra những tình huống cụ thể và sáng tạo những phương pháp mới, phương pháp giảng dạy tương tác hai chiều kiểu thảo luận, tranh luận nêu các tình huống pháp luật thực tế còn ít được vận dụng, chủ yếu vẫn là phương pháp thuyết trình, truyền thụ một chiều, thụ động, nhằm tăng cường tính tích cực, sáng tạo của sinh viên trong học tập, tạo hứng thú và nâng cao hiệu quả đào tạo sinh viên ngành luật. Cụ thể:

Đội ngũ giáo viên

Về số lượng: Mặc dù luôn có sự bổ sung so với những năm trước đây, song qua khảo sát hầu hết các cơ sở đào tạo đều thiếu giáo viên cơ hữu mà phụ thuộc khá nhiều vào số giáo viên thỉnh giảng từ các cơ sở đào tạo khác. Qua báo cáo của các trường cho thấy: cơ sở có số lương giáo viên đông nhất cũng chỉ đạt 62,05 sinh viên/1 giáo viên (trong đó chính quy (CQ): 17,68/1; tại chức (TC): 44,37/1); thấp nhất chỉ đạt 101,78 sinh viên/1 giáo viên (trong đó CQ: 22,45/1; TC: 89,33/1); các cơ sở đào tạo khác đạt trung bình từ 72,10 sinh viên/1 giáo viên đến 95,71 sinh viên/1 giáo viên. Tất nhiên tất cả các trường đều sử dụng đội ngũ giáo viên thỉnh giảng (làm cho tỷ lệ sinh viên/giáo viên có giảm xuống), thậm chí có cơ sở đào tạo luật có trên 4.000 sinh viên nhưng không có một giáo viên luật nào mà hoàn toàn phụ thuộc vào giáo viên bên ngoài. Ở đây cần khẳng định rằng việc sử dụng đội ngũ giáo viên thỉnh giảng trong quá trình đào tạo ở các trường cũng có những ưu điểm nhất định, các trường có thể lựa chọn những giáo viên có uy tín, có kinh nghiệm và trình độ; nhà trường lại không phải gánh nặng các khoản lương, phúc lợi và các khoản hỗ trợ khác để trả cho giáo viên… Tuy nhiên, điều này chỉ phát huy hiệu quả khi sử dụng một tỷ lệ giáo viên thỉnh giảng thích hợp,

khó có thể chấp nhận tình trạng nhiều cơ sở đào tạo luật hiện nay phụ thuộc hoàn toàn vào lực lượng bên ngoài.

Về trình độ: Theo báo cáo của các trường thì ngoại trừ các trường Đại học Luật Hà Nội, Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, Khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội (có số lượng giáo viên có trình độ sau đại học chiếm tỷ lệ khá cao, dao động từ 64% đến 84%, trong đó số giáo viên có học vị tiến sỹ chiếm từ 14% đến 34% ), hầu hết ở các cơ sở đào tạo luật khác số lượng giáo viên có trình độ sau đại học chiếm tỷ lệ khá thấp, dao động từ 21,42% đến 42,72%, trong số đó tỷ lệ giáo viên có học vị tiến sỹ rất khiêm tốn, trung bình 22,41%; không ít cơ sở đào tạo luật có số lượng sinh viên lên trên 2.500 nhưng không có một giáo viên luật nào có học vị tiến sỹ. Chưa có thống kê về số lượng giáo viên được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm, ngoại ngữ cũng như trình độ lý luận chính trị nhưng có một điều chắc chắn rằng tỷ lệ được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức này là rất thấp.

Về cơ cấu: Việc tuyển dụng và đào tạo giáo viên ở các cơ sở đào tạo luật chưa đồng đều ở các bộ môn, có một số bộ môn rất đông giáo viên, thường đó là những bộ môn mà môn học có số tiết lớn, có thể giảng dạy ở nhiều cơ sở khác nhau. Ngược lại có những bộ môn không có giáo viên hoặc có nhưng với số lượng rất hạn chế, tất nhiên đó là những bộ môn mà môn học có số tiết rất ít, không thể giảng ở các cơ sở đào tạo khác. Điều này dẫn đến tình trạng là khi có giáo viên nào đó không thể lên lớp được sẽ không có giáo viên khác thay thế kịp thời, buộc sinh viên phải nghỉ học. Hiện tượng này xảy ra không ít ở các cơ sở đào tạo luật.

Trong khi đó, hầu hết các trường chưa có chiến lược tổng thể và lâu dài để quy hoạch, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy luật cho cơ sở đào tạo của mình, nhiều cơ sở thường bị động trông chờ vào số sinh viên luật ra trường có nguyện vọng xin ở lại trường công tác; việc nâng cao

trình độ phần lớn phụ thuộc vào chính sự nỗ lực của bản thân giáo viên. Nhiều cơ sở đào tạo chưa có chính sách cụ thể và hấp dẫn để thu hút những người có khả năng và trình độ cao ở lại trường. Vì vậy, trong một thời gian dài nhiều cơ sở đào tạo luật không tuyển được hoặc có tuyển được nhưng số lượng và trình độ không cao.

Như vậy, đội ngũ giảng viên giảng dạy pháp luật trong các trường đại học, bên cạnh những mặt mạnh, thì vẫn còn thiếu về số lượng và chưa được chuẩn hóa về mặt chất lượng. Đặc biệt, giảng viên được đào tạo chuyên sâu về xã hội học pháp luật hiện nay còn rất yếu và thiếu.

Chƣơng trình, giáo trình

Về chương trình: Một số cơ sở đào tạo sử dụng chương trình do Đại học Luật Hà Nội và Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh xây dựng, có cơ sở sử dụng nguyên bản, cũng có cơ sở có một số cải biên để thể hiện nét đặc trưng riêng của trường mình, nhưng nhìn chung là chưa được thực hiện thống nhất, không có sự khác biệt lớn; thậm chí có cơ sở đào tạo mở ngành đào tạo luật kinh doanh và luật thương mại quốc tế, mới nghe thì rất hấp dẫn nhưng chương trình thì lại lấy nguyên xi của các cơ sở đào tạo khác để giảng dạy cho người học mà không có sự giải thích thuyết phục. Trong khi đó chương trình khung của 7 ngành khoa học xã hội, trong đó có ngành luật đã được hội đồng chuyên ngành (do các giáo sư có uy tín và trình độ xây dựng) thông qua đang chờ lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo ký ban hành. Tuy nhiên, khi trao đổi về thông tin này nhiều cơ sở đào tạo luật rất lúng túng.

Về giáo trình: Ngoại trừ trường Đại học Luật Hà Nội và Khoa Luật thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội có bộ giáo trình tương đối đầy đủ và khá hoàn chỉnh, còn hầu hết các cơ sở đào tạo khác đều chưa có bộ giáo trình riêng của mình mà chủ yếu là các tập bài giảng do các bộ môn tự xây dựng. Riêng Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, ngoài số tài liệu là đề cương bài giảng, hiện nay

các chủ biên đang gấp rút hoàn thành để trình hội đồng khoa học đào tạo thông qua (dự kiến trong năm học này) và theo đúng kế hoạch đến hết năm 2007 trường sẽ có bộ giáo trình riêng của mình. Trong khi đó ở các cơ sở đào tạo luật khác kế hoạch biên soạn giáo trình chưa dành được sự quan tâm của những người có trách nhiệm. Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng và trình Chính phủ đề an đổi mới toàn diện giáo dục đại học, một trong những nội dung quan trọng là triển khai công tác đào tạo theo cơ chế tín chỉ, cơ chế này dần dần sẽ thay thế cho việc đào tạo theo niên chế và nếu đề án này được Chính phủ thông qua thì yêu cầu các cơ sở đào tạo nói chung và đào tạo luật nói riêng phải có hệ thống giáo trình đầy đủ, có chất lượng để phục vụ cho người học chứ “Không thể chấp nhận công tác đào tạo mà ở đó thầy đọc cho trò ghi như hiện nay”.

Hoạt động khoa học

Hoạt động khoa học cũng là nội dung cần được quan tâm. Bởi lẽ, nghiên cứu khoa học là một trong hai nhiệm vụ chính của các cơ sở đào tạo và của người thầy. Tuy nhiên hoạt động nghiên cứu khoa học hiện nay ở nhiều cơ sở đào tạo luật chưa dành được sự quan tâm đầy đủ. Kết quả khảo sát cho thấy có cơ sở đã được cho phép đào tạo luật từ những năm 2000, hàng năm cho ra trường hơn 200 sinh viên nhưng chưa thê thực hiện được một đề tài cấp bộ, đề tài cấp trường thì không có gì mới, chủ yếu là khai thác từ các đề tài đã được người khác thực hiện từ trước. Điều này cũng dễ hiểu, bởi lẽ giáo viên phải dành nhiều thời gian cho việc giảng bài, thậm chí có giáo viên giảng đến 4, 5 môn học. Nhiều cơ sở đào tạo chưa xây dựng cơ chế để xác định trách nhiệm của giáo viên trong công tác nghiên cứu khoa học, chưa tạo được nhiều động lực trong hoạt động khoa học của giáo viên. Trong hoạt động khoa học, đáng chú ý là hoạt động chuyên môn trong các bộ môn và khoa, vấn đề đảm bảo

tính chính xác (một trong những yêu cầu bắt buộc của việc giảng dạy luật), tính khoa học trong nôi dung bài giảng chưa được đảm bảo.

Về công tác quản lý đào tạo

Công tác quản lý đào tạo cũng là một trong những vấn đề rất quan trọng. Bởi lẽ, nếu việc quản lý được thực hiện tốt là một trong những đảm bảo quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, công tác này trong thời gian qua chưa được thực hiện tốt, một số cơ sở chấp hành quy chế chưa nghiêm, cá biệt còn vi phạm nghiêm trọng quy chế đào tạo. Thậm chí có cơ sở đào tạo cho rằng quản lý đào tạo chỉ đơn thuần là vấn đề kiểm tra và thi, một số cơ sở đào tạo không có cán bộ chuyên trách để quản lý đào tạo mà giao cho giáo viên trực tiếp lên lớp đảm nhiệm. Mặt khác, vấn đề đào tao cử nhân luật thiếu sự kiểm tra, giám sát như hiện nay còn do lỗi của nhiều cấp quản lý đào tạo, đặc biệt là trong việc thẩm định, đánh giá để cho phép các trường mở ngành đào tạo luật, cũng như việc giao chỉ tiêu cho các cơ sở đào tạo. Về vấn đề này Chính phủ đánh giá như sau: “Công tác quản lý còn bất cập cả trong định hướng phát triển, quy hoạch và chỉ đạo thực hiện…; quản lý nhà nước vừa gò bó, vừa buông lỏng; cơ chế chính sách chưa rõ ràng, thiếu đồng bộ…” [Nghị Quyết số 50 ngày 18/4/2005 về đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao]. Thực tế hiện nay, đối với các trường đa ngành, Bộ giao chỉ tiêu cho các trường, căn cứ vào nhu cầu của xã hội các trường phân bổ lại cho các khoa. Điều này chỉ có thể được đảm bảo về chất lượng đào tạo khi các khoa có đủ năng lực và có trách nhiệm với xã hội trong công tác đào tạo. Nhưng thực tế cho thây đã có không ít trường giao chỉ tiêu cho khoa theo nhu cầu của xã hội mà chưa thực sự quan tâm vào năng lực đào tạo và những điều kiện đảm bảo của các khoa.

Phƣơng pháp đào tạo

Theo đánh giá chung của các thành viên đoàn khảo sát thì ngoại trừ một số cơ sở đào tạo luật đã có những nỗ lực trong việc đổi mới phương pháp đào tạo, phần lớn các cơ sở đào tạo khác phương pháp đào tạo chậm được đổi mới, phương pháp truyền thống vẫn là phương pháp chủ đạo, giáo viên lên lớp truyền đạt nặng về kiến thức lý luận, ít kiến thức thực tiễn, việc sử dụng tình huống trong công tác đào tạo cử nhân luật chưa nhiều và chưa được quan tâm; các phương tiện kĩ thuật hỗ trợ cho viêc đổi mới phương pháp giảng dạy còn rất hạn chế…

Về cơ sở vật chất

Nhìn chung cơ sở vật chất, phương tiện kĩ thuật hiện đại hỗ trợ cho công tác đào tạo luật hiện nay ở một số trường đạt mức độ trung bình. Trong điều kiện hội nhập là một xu hướng tất yếu sẽ đặt ra yêu cầu cạnh tranh trong giáo dục, trong đó có giáo dục pháp luật đòi hỏi các trường phải đổi mới, trong đó có vấn đề mở rộng và nâng cao chất lượng cơ sở vật chât, các trang thiết bị hiện đại. Với thực trạng cơ sở vật chất như hiện nay là chưa đạt yêu cầu. Ở một số cơ sở đào tạo, lãnh đạo nhà trường đã có rất nhiều cố gắng trang bị nhiều phương tiện kĩ thuật hiện đại để hỗ trơ cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy như: trang bị máy chiếu, máy vi tính xách tay, phòng xử án tập sự, hồ sơ để sinh viên diễn án, thư viện điện tử, nối mạng internet để cho người học có thể nghiên cứu, sưu tầm tài liêu ở các thư viện hiện đại trên thế giới, phòng học dành cho lớp chất lượng cao… Tuy nhiên, diện tích giảng đường, phòng học, phòng làm việc, trung tâm thông tin thư viện, khu thi đấu thể thao, khu sinh hoạt văn hóa, khu ký túc xá sinh viên… còn rất chật chội. Đã nhiều năm qua lãnh đạo nhà trường làm dự án để xin cấp đất xây trụ sở mới khang trang, hiện đại, nhưng vì nhiều lý do khác nhau cho đến nay vẫn chưa có kết quả.

Hợp tác quốc tế

Nhiều cơ sở đào tạo đã rất cố gắng trong việc tạo cơ hội tìm kiếm những dự án hợp tác với các quốc gia và các tổ chức quốc tế trong công tác đào tạo luật, nhiều dự án đã được ký kết, triển khai thực hiện và đã mang lai nhiều kết quả thiết thực, nội dung của sự hợp tác cũng hết sức đa dạng, từ việc đổi mới phương pháp giảng dạy, gửi giáo viên ra nước ngoài học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ… cho đến việc liên kết đào tạo ngay trong nước kết hợp tham quan, khảo sát, nghiên cứu ở nước ngoài; xúc tiến thành lập các trung tâm: kiểm định chất lượng đào tạo, luật so sánh, xây dựng thư viện điện tử, hỗ trợ tài liệu… cho đến việc hỗ trợ các trang thiết bị hiện đại góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy… Tuy nhiên, qua khảo sát cho thấy phần lớn các dự án hợp tác quốc tế trong công tác đào tạo luật nhìn chung là không lớn, số lượng chưa nhiều, thời gian thực hiện tương đối ngắn, nội dung hợp tác có những dự án chưa thiết thực. Trong điều kiện hội nhập như hiện nay thì công tác hợp tác quốc tế là chưa tương xứng các cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của môn xã hội học pháp luật trong đào tạo cử nhân luật hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại trường đại học luật hà nội và khoa luật của đại học quốc gia hà nội) (Trang 51 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)