Về kết quả học tập môn xã hội học pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của môn xã hội học pháp luật trong đào tạo cử nhân luật hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại trường đại học luật hà nội và khoa luật của đại học quốc gia hà nội) (Trang 82 - 85)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.2. Hoạt động giảng dạy và học tập môn xã hội học pháp luật hiện nay tạ

2.2.4. Về kết quả học tập môn xã hội học pháp luật

Để đánh giá được tình hình giảng dạy và học tập của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội và khoa Luật – ĐHQGHN, thì kết quả học tập của môn xã hội học pháp luật cũng là một trong những tiêu chí đánh giá vai trò của môn xã hội học pháp luật trong chương trình đào tạo cử nhân Luật.

0,0 10,0 20,0 30,0 40,0 50,0 60,0 70,0 80,0 90,0 100,0 ĐHLHN L-ĐHQGHN 100,0 90,0 24,0 15,0 48,0 60,0 16,0 49,0 100,0 100,0 0,0 0,0

Thư viện Trường Thư viện Quốc Gia Tự mua

Biểu đồ 2.4: Kết quả học tập của môn xã hội học pháp luật

Nguồn: Dữ liệu khảo sát của đề tài, năm 2017

Ta thấy, sinh viên đạt kết quả học tập môn xã hội học pháp luật từ 7,0 đến 8,9 là phổ biến nhất, cao nhất vẫn là phổ điểm từ 8,0 đến 8,9. Như vậy, kết quả học tập môn xã hội học pháp luật khá cao, chủ yếu là điểm giỏi, sinh viên đã có sự đầu tư nghiêm túc vào môn học này. Điều này cũng phần nào thể hiện được vai trò rất quan trọng của môn xã hội học pháp luật trong đào tạo cử nhân Luật tại Trường Đại học Luật Hà Nội và Khoa Luật – ĐHQGHN.

Tiểu kết, từ việc nêu thực trạng giảng dạy và học tập môn xã hội học pháp luật tại hai trường: Đại học Luật Hà Nội và khoa Luật – ĐHQGHN, ta thấy môn xã hội học pháp luật đã có vị trí nhất định trong chương trình đào tạo. Luận văn tập trung nghiên cứu vào đối tượng các sinh viên ngành luật học và luật chất lượng cao bởi hai đối tượng này đều học môn xã hội học pháp luật tại hai địa bàn nghiên cứu. Qua kết quả khảo sát, môn xã hội học pháp luật là môn học bắt buộc đối với sinh viên ngành luật học của trường Đại học Luật Hà Nội, và đều là môn tự chọn đối với sinh viên ngành luật chất

0,0 10,0 20,0 30,0 40,0 50,0 60,0 ĐHLHN L-ĐHQGHN 0,0 1,0 0,0 0,0 40,0 28,0 53,0 60,0 6,0 12,0 < 5,0 5,0 - 6,9 7,0 - 7,9 8,0 - 8,9 9,0 - 10,0

lượng cao của Trường Đại học Luật Hà Nội, sinh viên ngành Luật học và Luật chất lượng cao của Khoa Luật – ĐHQGHN. Mặc dù khác nhau vị trí trong khung chương trình đào tạo là môn bắt buộc hoặc tự chọn nhưng vị trí, vị thế mà sinh viên, giảng viên đánh giá đều ở mức độ tốt. Tuy nhiên, một vấn đề khó khăn hiện nay đó là đội ngũ giảng viên chưa được đào tạo chuyên sâu về xã hội học pháp luật, nó là sự giao thoa của ngành luật và xã hội học, nâng cao về trình độ chuyên môn với đội ngũ giảng viên giảng dạy môn xã hội học pháp luật là hết sức cần thiết hiện nay. Bên cạnh đó, tài liệu phục vụ cho môn xã hội học pháp luật vẫn còn rất hạn chế. Giáo trình chính thức của môn học này chưa có, chủ yếu nguồn tài liệu từ sách chuyên khảo, tham khảo của một số tác giả nghiên cứu về xã hội học pháp luật. Một nguồn tài liệu khác từ các bài tạp chí, bài hội thảo,… nhưng không được phổ biến rộng rãi nên người học tiếp cận với nguồn tài liệu này khó khăn, chủ yếu các thông tin tìm được qua mạng internet. Các tài liệu dịch từ sách nước ngoài cũng hạn chế, thư viện của trường thì mới chỉ xuất hiện sách chuyên khảo, tham khảo. Khó khăn như vậy nhưng ý thức học tập của sinh viên khá tốt, được thể hiện qua kết quả học tập môn xã hội học pháp luật. Như vậy, từ thực trạng đó giúp ta có những đánh giá nhất định, mang tính khách quan, trung thực đối với vai trò của môn xã hội học pháp luật trong chương trình đào tạo cử nhân Luật.

CHƢƠNG 3. VAI TRÒ CỦA MÔN XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT TRONG ĐÀO TẠO CỬ NHÂN LUẬT THEO ĐÁNH GIÁ CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của môn xã hội học pháp luật trong đào tạo cử nhân luật hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại trường đại học luật hà nội và khoa luật của đại học quốc gia hà nội) (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)