Khoa Luật của Đại học Quốc Gia Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của môn xã hội học pháp luật trong đào tạo cử nhân luật hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại trường đại học luật hà nội và khoa luật của đại học quốc gia hà nội) (Trang 61 - 66)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.4. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

1.4.2. Khoa Luật của Đại học Quốc Gia Hà Nội

Khoa Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) (tên giao dịch tiếng Anh: Vietnam National University, Hanoi - School of Law) được thành lập theo Quyết định số 85/TCCB của Giám đốc ĐHQGHN trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại Khoa Luật, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, có tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu và tài khoản riêng của một đơn vị tài chính cấp II.

Khoa Luật đã trải qua nhiều giai đoạn chuyển đổi lịch sử và có khởi nguyên từ Khoa Pháp lý thuộc Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội năm 1976.

Trong suốt chặng đường gần 40 năm hình thành và phát triển, Khoa Luật đã được xã hội biết đến là một trong ba trung tâm đào tạo luật lớn nhất của Việt Nam có chức năng đào tạo Cử nhân luật học, Thạc sĩ luật học và Tiến sĩ luật học, năng động, có tầm nhìn và quyết tâm phát triển theo hướng chất lượng cao và đẳng cấp khu vực, tiến tới đạt trình độ quốc tế. Khoa Luật đã tạo dựng được uy tín, vị thế trong hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam; trở thành đối tác tin cậy của các trường đại học, viện nghiên cứu trong và ngoài nước.

Về đội ngũ cán bộ, viên chức: Với truyền thống đào tạo và nghiên cứu khoa học, Khoa Luật trực thuộc ĐHQGHN đã quy tụ được nhiều nhà khoa học, đội ngũ giảng viên luật học đầu ngành, tận tâm với sự phát triển của Khoa.

Hiện tại, Khoa Luật có 120 cán bộ, viên chức, người lao động. Số cán bộ, viên chức, người lao động có trình độ thạc sĩ trở lên là 93 người, chiếm 78%. Khoa Luật là một trong ba cơ sở đào tạo luật có số lượng và tỷ lệ giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư và trình độ tiến sĩ, tiến sĩ khoa học cao nhất ở Việt Nam. Hiện nay, Khoa có 59 cán bộ có trình độ tiến sĩ luật học trở lên, trong đó có 02 GS. TSKH; 06 GS. TS; 16 PGS. TS. 20 cán bộ được khoa cử đi đào tạo tiến sĩ luật học ở các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.

Bên cạnh đó, Khoa Luật luôn nhận được sự ủng hộ nhiệt tình và hợp tác chặt chẽ về giảng dạy và NCKH của gần 200 nhà giáo, nhà khoa học và cán bộ làm công tác thực tiễn có trình độ tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư đang làm việc tại các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu, cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp trong và ngoài nước.

Hiện nay, Khoa luật là đầu mối giao lưu và tập hợp đội ngũ cán bộ khoa học để thực hiện các nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu, triển khai mang tính chất liên ngành, đa ngành gắn kết chặt chẽ giữa NCKH với đào tạo và triển khai ứng dụng luật học trong thực tiễn kinh tế - xã hội.

Về đào tạo: Khoa Luật là đơn vị đầu tiên của Việt Nam đào tạo cử nhân luật học tính từ năm 1945 đến nay. Kể từ khi trở thành đơn vị đào tạo trực thuộc ĐHQGHN, Khoa Luật đã xây dựng và chuẩn hóa các chương trình đào tạo đã có, mở thêm một số mã ngành mới về đào tạo đại học, thạc sĩ và tiến sĩ. Các Chương trình đào tạo chất lượng cao, Chương trình đào tạo liên kết (hợp tác) với nước ngoài được đặc biệt quan tâm và chú trọng thúc đẩy. Năm 2014, Khoa đã tiến hành quy hoạch ngành và chuyên ngành đào tạo đến năm 2020 và đã được ĐHQGHN phê duyệt. Theo quy hoạch này, đến năm 2020 Khoa luật/trường luật

sẽ mở và tổ chức đào tạo 03 chuyên ngành đào tạo bậc cử nhân, 12 chương trình đào tạo bậc thạc sĩ và 09 chương trình đào tạo bậc tiến sĩ.

Hiện nay, với đội ngũ cán bộ khoa học đông và có trình độ cao, Khoa Luật đã và đang đào tạo, hợp tác trên tất cả các loại hình, các hệ đào tạo; thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học trọng điểm quốc gia, các dự án nghiên cứu, đào tạo quốc tế. Khoa Luật luôn đi đầu trong việc: Biên soạn giáo trình, sách chuyên khảo, cập nhật thông tin khoa học thường xuyên cho sinh viên và học viên; tạo ra sản phẩm đầu ra là những sinh viên, học viên vững về chính trị, có hiểu biết sâu sắc về lý luận, và có kỹ năng thực hành cao. Tính đến năm 2014, Khoa Luật đã đào tạo được gần 10.000 cử nhân luật học, hơn 2000 thạc sĩ luật học, 100 tiến sĩ luật học.

Về nghiên cứu khoa học: Khoa Luật đã và đang khẳng định được vị trí trong nước cũng như nước ngoài trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học - công nghệ. Hoạt động nghiên cứu khoa học - công nghệ của Khoa phát triển theo định hướng nghiên cứu gắn liền với đào tạo, phục vụ trực tiếp công tác quản lý và nâng cao chất lượng đào tạo của Khoa; kết hợp giữa nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến thực tiễn và chính sách phát triển đất nước. Trong quá trình phát triển, Khoa Luật đã có nhiều thành tựu nghiên cứu khoa học, có nhiều đóng góp khoa học chất lượng cao cho Đảng và Nhà nước, phục vụ thiết thực công cuộc cải cách pháp luật của đất nước qua các thời kỳ khác nhau; phát động, tổ chức phong trào nghiên cứu khoa học sâu rộng trong cả đội ngũ giảng viên và sinh viên, học viên với số lượng và chất lượng cao.

Các giảng viên của Khoa đã chủ trì nghiên cứu và bảo vệ thành công 10 đề tài, dự án cấp Nhà nước, 04 đề tài cấp thành phố Hà Nội; 80 đề tài nghiên cứu cấp ĐHQGHN, 70 đề tài cấp khoa (trường); xuất bản 32 giáo trình, hơn 40 cuốn sách tham khảo, chuyên khảo và hàng nghìn bài báo có chất lượng

cao trên các tạp chí luật học trong nước và hàng chục bài báo đăng trên tạp chí có uy tín ở nước ngoài. Hiện tại, cán bộ, giảng viên của Khoa đang chủ trì triển khai thực hiện 03 đề tài cấp Nhà nước, 03 đề tài trọng điểm (nhóm A) cấp ĐHQGHN, 10 đề tài nghiên cứu cơ bản cấp Bộ và ĐHQGHN; 12 đề tài cấp khoa (trường). Bên cạnh đó, Khoa còn có nhiều nhà khoa học đầu ngành đã tham gia ủy ban sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và đang tham gia vào việc sửa đổi, bổ sung các bộ luật lớn của đất nước như: Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật dân sự, v.v...

Về quan hệ hợp tác quốc tế: Khoa Luật đã có quan hệ hợp tác chặt chẽ và tin cậy với nhiều cơ sở đào tạo, nghiên cứu nước ngoài, là cơ hội và điều kiện tốt để cán bộ và sinh viên của Khoa được thực hiện trao đổi khoa học, đào tạo cán bộ, sinh viên.

Trong giai đoạn phát triển mới, với tư cách là một trong những cơ sở đào tạo được Nhà nước và xã hội đặc biệt quan tâm, ưu đãi và kỳ vọng có sự bứt phá mạnh mẽ về chất lượng đào tạo cũng như nghiên cứu khoa học, cùng với một đội ngũ cán bộ khoa học đông đảo và có trình độ cao, một không gian làm việc rộng, một môi trường làm việc năng động, sáng tạo, Khoa Luật tin tưởng sẽ thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng và phát triển Khoa trở thành Trường Đại học Luật thành viên của ĐHQGHN, một trung tâm đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực theo định hướng đại học nghiên cứu với chất lượng cao ngang tầm các đại học tiên tiến trong khu vực, tiếp cận trình độ thế giới, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước [42].

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP MÔN XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT TRONG CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN LUẬT TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI VÀ KHOA LUẬT – ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

2.1. Quá trình xây dựng môn “Xã hội học pháp luật” trong chƣơng trình đào tạo cử nhân Luật tại các địa bàn khảo sát

Nhìn vào lịch sử ra đời của môn học “Xã hội học pháp luật”, có thể thấy đây là một môn học được đánh giá cao trong các chương trình đào tạo cử nhân Luật không chỉ ở Việt Nam mà còn được đánh giá cao ở trên Thế giới. Quá trình xây dựng môn “Xã hội học pháp luật” không phải là công việc đơn giản, dễ làm, dễ thực hiện, dễ được mọi người chấp nhận mà nó là cả công cuộc tìm hiểu, nghiên cứu và chứng minh cho mọi người thấy được vai trò của nó trong đào tạo, trong lĩnh vực giáo dục có tầm quan trọng như thế nào.

Để có chất lượng giáo dục đại học tốt, đáp ứng mục tiêu do nhà trường đề ra, đảm bảo các yêu cầu về mục tiêu giáo dục của Luật Giáo dục, phù hợp với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước thì trước hết các trường đại học cần phải đảm bảo tốt về chương trình đào tạo. Thiết kế được chương trình đào tạo phù hợp với bối cảnh và nhu cầu đào tạo, phù hợp với thể chế chính trị, trình độ phát triển kinh tế – xã hội, khoa học – công nghệ, truyền thống văn hoá, yêu cầu chuyên môn và nhu cầu nhân lực của thị trường lao động, tức là xác định “cái đích hướng tới” của quá trình giáo dục – đào tạo nhằm hình thành và phát triển nhân cách con người, những đức tính nghề nghiệp, đặc biệt liên quan đến lĩnh vực pháp luật.

Chương trình đào tạo về cấu trúc phải gồm có 4 phần cơ bản: mục tiêu đào tạo (về kiến thức, về kỹ năng, về thái độ, các vị trí công tác và cơ hội việc làm có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp); Nội dung chương trình đào tạo (yêu

cầu của chương trình đào tạo, tổng số tín chỉ phải tích lũy của sinh viên để đủ điều kiện hoàn thành khóa học, khung chương trình đào tạo); Phương pháp hay quy trình đào tạo; Cách đánh giá kết quả đào tạo.

Luận văn sẽ làm rõ về nội dung chương trình đào tạo nghĩa là tìm hiểu sâu hơn về quy trình xây dựng môn “xã hội học pháp luật” trong chương trình đào tạo cử nhân Luật tại các địa bàn khảo sát. Nếu xét theo nhóm vấn đề được nghiên cứu thì xã hội học bao gồm hai bộ phận là xã hội học đại cương và xã hội học chuyên biệt. Xã hội học pháp luật chủ yếu tập trung nghiên cứu các khía cạnh xã hội của hiện tượng pháp luật trong đời sống xã hội, do đó xã hội học pháp luật là một lĩnh vực xã hội học chuyên biệt.

Giống như nhiều nước trên thế giới, đã coi môn xã hội học pháp luật là môn học bắt buộc không thể thiếu trong chương trình đào tạo cử nhân Luật như: nước Pháp, Anh, Mỹ, Đức thì ở Việt Nam một số trường đại học đào tạo Luật đã xây dựng và đưa môn xã hội học pháp luật vào giảng dạy thay cho môn xã hội học đại cương như trước đây, tiêu biểu là Trường Đại học Luật Hà Nội và Khoa Luật – ĐHQGHN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của môn xã hội học pháp luật trong đào tạo cử nhân luật hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại trường đại học luật hà nội và khoa luật của đại học quốc gia hà nội) (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)