CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.2. Hoạt động giảng dạy và học tập môn xã hội học pháp luật hiện nay tạ
2.2.3. Về tài liệu giảng dạy môn xã hội học pháp luật
Nguồn tài liệu liên quan đến môn xã hội học pháp luật có vai trò rất quan trọng trong việc học tập và giảng dạy môn học này bởi nếu nguồn tài liệu phong phú, đa dạng sẽ giúp cho sinh viên, giảng viên nghiên cứu, khai thác những kiến thức xoay quanh các vấn đề trong môn học. Qua khảo sát ở thư viện của Trường Đại học Luật Hà Nội và Khoa Luật – ĐHQGHN, ta thấy nguồn tài liệu phục vụ cho môn học này còn rất hạn chế. Giáo trình chính thức vẫn chưa có, các sách tham khảo, chuyên khảo liên quan đến môn học vẫn còn rất ít và chủ yếu là sách dịch từ các sách của tác giả nước ngoài. Bên cạnh đó, còn có các bài đăng trên tạp chí, nguyệt san,… theo từng chủ đề nhất định.
Tài liệu về môn này rất ít, bọn em sử dụng tài liệu chính từ bài giảng của các thầy cô trên lớp, bài giảng power point của cô
Nữ, 21 tuổi, Sinh viên, Khoa Luật - ĐHQGHN
Tài liệu của em là hai quyển sách tập bài giảng và xã hội học pháp luật. Có các vấn đề gì không biết thì em lên google hỏi thôi.
Nam, 20 tuổi, Sinh viên, Trường Đại học Luật Hà Nội
Học liệu phục vụ cho học tập còn hạn chế. Những tài liệu kiểu chính thức, giáo trình còn hiếm hoi, sách chuyên khảo, tham khảo xã hội học pháp luật chỉ có 1 số ít như sách xã hội học pháp luật của Võ Khánh Vinh,…Ở trường luật đã dạy môn xã hội học pháp luật được rất nhiều năm rồi nhưng hiện nay lần đầu tiên mới có quyển giáo trình. Như vậy học liệu còn ít, còn thiếu, chưa đa dạng.
Nam, 52 tuổi, Giảng viên, Trường Đại học Luật Hà Nội Ta có thể thấy tài liệu phục vụ cho giảng dạy và học tập môn xã hội học pháp luật còn rất ít, sách xã hội học pháp luật nước ngoài chỉ lác đác vài quyển nhưng khó khăn lớn nhất chính là sinh viên giỏi về ngoại ngữ để đọc được những cuốn sách chuyên ngành này có rất ít. Bên cạnh đó, với câu hỏi:
“Anh/chị sử dụng những tài liệu nào để phục vụ cho môn học xã hội học pháp luật?” thì kết quả thu được như sau:
Biểu đồ 2.2: Tài liệu phục vụ cho môn học xã hội học pháp luật
Nguồn: Dữ liệu khảo sát của đề tài, năm 2017
Qua biểu đồ trên ta thấy, tài liệu phục vụ cho môn xã hội học pháp luật được các sinh viên lựa chọn chiếm tỷ lệ 100,0% ở cả hai trường chính là sách xã hội học pháp luật của TS. Ngọ Văn Nhân, tiếp đến là bài giảng trên lớp chiếm lần lượt 93,0%, 98,0% ở cả hai trường, thông tin được tìm kiếm trên internet cũng được sinh viên tìm rất nhiều. Tuy nhiên tạp chí chuyên ngành xã hội học và sách tham khảo, chuyên khảo lại được sinh viên lựa chọn rất ít bởi các tài liệu này khó kiếm và những vấn đề họ tìm kiếm không được nhiều và phổ biến.
Em thấy tài liệu em sử dụng cho môn học thường từ bài giảng trên lớp của thầy cô là chính, sách xã hội học pháp luật, tìm kiến thông tin trên internet thì cũng có nhưng nó cũng ít lắm, chỉ tìm các thông tin luật thì nhiều.
Nữ, 21 tuổi, Sinh viên, Trường Đại học Luật Hà Nội.
0,0 10,0 20,0 30,0 40,0 50,0 60,0 70,0 80,0 90,0 100,0 ĐHLHN L-ĐHQGHN 100,0 100,0 93,0 98,0 20,0 16,0 2,0 6,0 88,0 90,0 2,0 0,0
Giáo trình môn xã hội học pháp luật Bài giảng trên lớp
Sách tham khảo, chuyên khảo Tạp chí chuyên ngành xã hội học
Bên cạnh đó, việc tìm kiếm các tài liệu này ở đâu cũng đang là vấn đề cần quan tâm ở đây.
Biểu đồ 2.3: Nơi tìm kiếm tài liệu phục vụ cho môn học xã hội học pháp luật
Nguồn: Dữ liệu khảo sát của đề tài, năm 2017
Như vậy, ta thấy nơi tìm kiếm tài liệu phục vụ cho môn xã hội học pháp luật của các sinh viên ở Trường Đại học Luật Hà Nội và Khoa Luật – ĐHQGHN chính là tìm kiếm tài liệu ở thư viện Trường và tìm kiếm trên internet. Mặc dù số lượng tài liệu liên quan đến môn học không có nhiều lắm, không đa dạng các thể loại nhưng việc tìm kiếm trên internet vẫn luôn là lựa chọn xếp đầu bởi sự thuận tiện của nó. Nhưng độ tin cậy của các tài liệu được tìm kiếm trên internet vẫn chưa được xem xét và quản lý chặt chẽ.