Quá trình xây dựng môn “xã hội học pháp luật” trong chương trình đào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của môn xã hội học pháp luật trong đào tạo cử nhân luật hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại trường đại học luật hà nội và khoa luật của đại học quốc gia hà nội) (Trang 66 - 72)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.1.1. Quá trình xây dựng môn “xã hội học pháp luật” trong chương trình đào

trình đào tạo cử nhân tại Trường Đại học Luật Hà Nội.

Có thể thấy, ngay từ đầu môn xã hội học pháp luật được coi là một môn khoa học pháp lý, là một phân môn thuộc Lý luận nhà nước và pháp luật. Qua kết quả điều tra khảo sát tại địa bàn nghiên cứu, ta thấy những người tham gia xây dựng chương trình đào tạo có nhận định rằng môn xã hội học pháp luật được xem xét như một môn khoa học luật, hình thành và phát triển dựa trên lịch sử lâu dài của việc nghiên cứu pháp luật như một hiện tượng xã hội. Quá trình hình thành xã hội học pháp luật ra đời trong lòng khoa học pháp lý không phải là ngẫu nhiên mà nó gắn liền một cách khách quan với những khó khăn thực sự.

Theo tôi được biết, các cơ sở đào tạo luật danh tiếng trên thế giới, như Đại học Harvard, Đại học Oxfort, Học viện Quan hệ quốc tế Matxcơva, Đại học Tổng hợp Sant Peterburg... đều trang bị kiến thức xã hội học cho sinh viên. Vậy tại sao một cơ sở đào tạo luật hàng đầu của Việt Nam như Trường Đại học Luật Hà Nội lại không làm được việc này?

Nam, 52 tuổi, Người xây dựng chương trình, Trường Đại học Luật Hà Nội Trước đây, môn Xã hội học đại cương là môn học bắt buộc thuộc kiến thức cơ sở khối ngành theo Quyết định số 25/2005/QĐ-BGDĐT ngày 16/9/2005 của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong chương trình đào tạo; tuy nhiên, năm 2009, cả hai môn học do Bộ môn Xã hội học đảm nhiệm đều là môn học tự chọn trong Chương trình đào tạo đại học luật theo hệ thống tín chỉ (ban hành kèm theo Quyết định số 1726/QĐ-ĐHLHN ngày 28/8/2009 của Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội). Tuy nhiên, nhận thấy điều cần thiết của môn học, trong đợt rà soát xây dựng lại chương trình đào tạo cử nhân theo chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2014, Bộ môn Xã hội học đã đề xuất để Nhà trường xem xét và chấp nhận môn xã hội học pháp luật được xây dựng thành môn học bắt buộc trong số các môn học thuộc kiến thức cơ sở khối ngành luật. Bởi theo tình hình thực tế thì từ năm 2014 trở về trước, Trường Đại học Luật Hà Nội dạy song song hai môn: xã hội học đại cương và xã hội học pháp luật. Cả hai môn học này đều là môn học tự chọn trong chương trình đào tạo. Mặc dù thời gian này, cả hai môn học đều là môn tự chọn nhưng số lượng sinh viên đăng ký học hai môn này rất nhiều. Môn Xã hội học đại cương được nhiều sinh yêu thích và lựa chọn theo học với số lượng trung bình khoảng 800 - 900 sinh viên/1 khóa, có khóa hàng nghìn sinh viên lựa chọn môn học này. Môn xã hội học pháp luật cũng được lựa chọn gần tương đương, khoảng 500 - 600 sinh viên/1 khóa lựa chọn. Điều đó chứng tỏ môn Xã hội học đại cương và xã hội học hấp dẫn được sinh viên các

khóa, có ý nghĩa thiết thực, là kiến thức nền tảng để sinh viên học các môn luật chuyên ngành.

Qua thực tiễn giảng dạy kết hợp cùng với sự phát triển của xã hội, giảng viên giảng dạy môn xã hội học pháp luật, những người xây dựng chương trình đào tạo tại Trường Đại học Luật Hà Nội nhận thấy môn Xã hội học pháp luật nằm trong nhóm 05 môn cơ sở ngành luật, đồng thời môn học hấp dẫn được sinh viên các khóa, có ý nghĩa thiết thực, là kiến thức nền tảng để sinh viên học các môn luật chuyên ngành.

Có thể nhận thấy tầm quan trọng của chức năng của môn xã hội học pháp luật trong việc cung cấp những kiến thức về các hoạt động nghiên cứu, điều tra xã hội học pháp luật sẽ cung cấp những thông tin thực nghiệm cụ thể về các mặt, các khía cạnh, các vấn đề xã hội của hiện tượng pháp luật. Từ đó, nó tạo ra cơ sở khoa học để chúng ta nhận thức một cách đầy đủ và sâu sắc về nguồn gốc, bản chất xã hội, các chức năng xã hội của pháp luật, thực trạng của hệ thống pháp luật, hiểu biết pháp luật và ý thức pháp luật của các nhóm xã hội. Môn học này cũng cung cấp những thông tin để giúp sinh viên nắm bắt được mối quan hệ giữa pháp luật với các loại chuẩn mực xã hội, để từ đó nhận thức rõ bản chất xã hội của những hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật trong xã hội ở những mức độ khác nhau, nó cũng giúp ta thấy được những ảnh hưởng hay những tác nhân thúc đẩy sự phát sinh, phát triển của hiện tượng tội phạm và hành vi phạm tội.

Bên cạnh đó, môn xã hội học pháp luật cũng giúp cho sinh viên thấy được trên cơ sở các kết quả nghiên cứu xã hội học về hiện tượng pháp luật tới hành vi của các cá nhân, nhóm xã hội, các nguyên nhân của hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật để đề xuất, xây dựng các biện pháp xã hội mang tính khả thi. Đồng thời, chức năng thực tiễn của xã hội học pháp luật sẽ giúp cho các dự thảo, dự án luật ngày càng bám sát vào thực tiễn xã hội.

Các cử nhân Luật khi đang ngồi trên giảng đường của đại học mà được trang bị những kiến thức, kỹ năng như vậy thì khi trở thành nguồn nhân lực pháp luật của các cơ quan pháp luật của nhà nước, đặc biệt nếu trở thành các nhà làm luật thì những đánh giá thực tiễn sẽ là cơ sở để ban hành ra một văn bản pháp luật phù hợp, đánh giá chính xác mức độ ảnh hưởng của văn bản pháp luật đó đến đời sống như thế nào.

Vì những lý do đó, từ năm 2014 đến nay, môn xã hội học pháp luật trở thành môn học bắt buộc đối với sinh viên ngành Luật học của Trường Đại học Luật Hà Nội với các hệ đào tạo, là môn học tự chọn đối với sinh viên Luật hệ chất lượng cao, vì chương trình dành cho lớp chất lượng cao có chút thay đổi so với các lớp luật học và mục đích cuối cùng vẫn là xây dựng được chương trình phù hợp nhất cho cử nhân Luật.

Cứ theo chu kỳ xoay vòng sau 5 năm sẽ họp lại để đánh giá lại chương trình học sao cho phù hợp với chuyên ngành đào tạo, nhu cầu của xã hội vì thế thay đổi, bổ sung các môn học là thường xuyên, số tín chỉ, thời lượng học các môn cũng phải thay đổi để phù hợp.

Nam, 50 tuổi, phòng đào tạo, Trường Đại học Luật Hà Nội

Việc đưa môn xã hội học pháp luật trở thành môn bắt buộc đối với sinh viên được đào tạo về luật là việc làm rất đúng đắn và cần thiết, tôi rất hoan ngênh vì các bạn thử nghĩ mà xem môn xã hội học pháp luật như cánh tay nối dài của luật học mà. Pháp luật chỉ có thể nhìn nhận những hành vi vi phạm pháp luật là phạm pháp, là mang lại hậu quả xấu nhưng khi học môn xã hội học pháp luật thì sẽ giúp ta đánh giá đúng vào thực trạng của vấn đề xã hội đó, nó có phải là hành vi gây hại cho xã hội hay không, nó sẽ giúp ta đánh giá đúng được, và từ đó là cơ sở để ta xây dựng pháp luật hiệu quả.

Như vậy, từ những phân tích ở trên, ta thấy môn xã hội học pháp luật được ban giám hiệu, những người xây dựng chương trình, giảng viên giảng dạy môn học này đánh giá rất cao về vai trò cung cấp kiến thức và kỹ năng của môn học trong thực tiễn bởi lý luận xã hội học về pháp luật có nhiệm vụ tiếp tục làm rõ những khái niệm, nguyên tắc, những quy luật của hệ thống pháp luật, làm rõ nhiệm vụ và vai trò mới của pháp luật, làm thế nào để chúng ta sử dụng được pháp luật và các tính chất ưu việt của nó một cách đầy đủ. Vì thế, hiện nay môn xã hội học pháp luật được xây dựng trở thành môn bắt buộc đối với sinh viên ngành Luật học và môn tự chọn đối với sinh viên luật chất lượng cao tại Trường Đại học Luật Hà Nội.

2.1.2. Quá trình xây dựng môn “xã hội học pháp luật” trong chương trình đào tạo cử nhân tại Khoa Luật – Đại học Quốc Gia Hà Nội. trình đào tạo cử nhân tại Khoa Luật – Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Xã hội học pháp luật ra đời trong lòng luật học ngay từ khi xã hội học với tư cách là một ngành khoa học độc lập còn chưa xuất hiện. Còn khi ngành xã hội học ra đời, trong các nghiên cứu luật học lại sử dụng đến các phương pháp xã hội học ở mức độ ít hay nhiều. Điều này phản ánh quá trình tác động qua lại sâu sắc giữa xã hội học và luật học trong khi vẫn giữ được nét đặc trưng về đối tượng nghiên cứu của mỗi ngành. Do đó, môn xã hội học pháp luật được đưa vào trong chương trình đào tạo cử nhân luật của Khoa Luật – ĐHQGHN từ năm 2013 đến nay. Từ năm 2013 trở về trước, sinh viên của Khoa Luật – ĐHQGHN chỉ học môn xã hội học đại cương, được phân công đảm nhiệm giảng dạy bởi các thầy cô ở khoa Xã hội học thuộc Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – ĐHQGHN. Năm 2013, trong đợt rà soát xây dựng chương trình đào tạo cử nhân Luật, Khoa Luật – ĐHQGHN đã mời các thầy cô ở Khoa xã hội học trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn tư vấn để đưa môn xã hội học pháp luật vào chương trình đào cử nhân luật.

Qua những kiến thức mà môn xã hội học pháp luật cung cấp cho sinh viên, hướng tới nghiên cứu, nhận thức sâu sắc hơn các chức năng xã hội của pháp luật, những hậu quả gắn với việc tiếp nhận và thực hiện các hành vi pháp luật trong đời sống. Đặc biệt hoạt động khảo sát, điều tra xã hội học về những mặt, khía cạnh xã hội – pháp lý mà đời sống pháp luật đang đặt ra sẽ góp phần bổ sung, cung cấp các thông tin, số liệu, luận cứ thực tiễn cần thiết cho khoa học pháp lý nói chung, các khoa học pháp lý chuyên ngành cũng như các ngành khoa học khác nghiên cứu về pháp luật.

Vì lý do đó, môn xã hội học pháp luật được đưa vào chương trình đào tạo với vị trí là môn học tự chọn cùng với môn xã hội học đại cương. Sinh viên có thể lựa chọn một trong hai môn để học nhằm đảm bảo đủ số lượng tín chỉ theo quy định của môn tự chọn đại cương trong chương trình đào tạo cử nhân của Khoa luật – ĐHQGHN.

Tóm lại, ngoài những tri thức xã hội học chung, kiến thức về phương pháp điều tra xã hội học, về các phương pháp thu thập thông tin thực tiễn - thực nghiệm... rất cần thiết đối với hoạt động nghiên cứu khoa học trong giai đoạn hiện nay đặc biệt là Luật học thì hầu như các luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, mọi đề tài nghiên cứu khoa học từ cấp cơ sở cho đến cấp Nhà nước, từ lĩnh vực văn hóa, giáo dục cho đến pháp luật đều nhất thiết phải có các luận cứ thực tiễn phục vụ cho việc đánh giá thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề nghiên cứu. Do đó, ngay từ khi sinh viên đang hình thành lối tư duy và phương pháp nghiên cứu, đánh giá, phân tích, nhận xét một vấn đề liên quan đến chuyên ngành luật thì môn xã hội học pháp luật sẽ là công cụ hữu hiệu định hướng cho sinh viên luật đi đúng phương hướng để về đích. Nếu thiếu những luận cứ thực tiễn thì các luận văn, luận án, đề tài khoa học chỉ là “nhữnglý luận suông, xa rời thực tiễn”. Những luận cứ thực tiễn chỉ có thể có được thông qua việc tiến hành các cuộc khảo sát, điều tra xã hội học để thấy

được thực trạng, những vấn đề trong đời sống pháp luật đang gặp khó khăn, cần được điều chỉnh, và từ đó sẽ có những giải pháp, cách giải quyết vấn đề hợp lý. Vì vậy, môn xã hội học pháp luật có một vị trí nhất định trong khung chương trình đào tạo cử nhân Luật bởi những kiến thức của môn xã hội học pháp luật rất cần cho những cử nhân luật tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của môn xã hội học pháp luật trong đào tạo cử nhân luật hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại trường đại học luật hà nội và khoa luật của đại học quốc gia hà nội) (Trang 66 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)