CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Các khái niệm công cụ
1.1.4. Xã hội học pháp luật
Theo V.Oxipop: “Xã hội học pháp luật nghiên cứu cơ chế chuyển các nhân tố xã hội thành những quy phạm pháp luật cũng như cơ chế tác động của pháp luật, tức là bản chất xã hội của pháp luật, sự hoạt động và phát triển của nó”. [V.Oxipop: 1988, tr.104]
“Xã hội học pháp luật nghiên cứu các mối quan hệ xã hội của pháp luật, sự phát triển và tác động của pháp luật: Hệ thống các quy tắc và quy phạm, các thiết chế chuyên biệt và hàng loạt kiểu mẫu pháp luật như thể chế, công dân, tội phạm được thiết lập như là một hệ thống chính thống trong các xã hội phức thể” [David Jary and Julia Jary, Từ điển xã hội học tiếng Anh, tr.477].
Ở nghiên cứu này, xã hội học pháp luật được định nghĩa như sau: Xã hội học pháp luật là một ngành xã hội học chuyên biệt, nghiên cứu về quy luật và tính quy luật của quá trình phát sinh, tồn tại và hoạt động của pháp luật trong xã hội, trong mối liên hệ với các loại chuẩn mực xã hội, nguồn gốc, bản chất xã hội, chức năng xã hội của pháp luật, các khía cạnh xã hội của hoạt động xây dựng, thực hiện và áp dụng pháp luật.
Xã hội học pháp luật là tên gọi của lĩnh vực nghiên cứu của xã hội học liên quan chặt chẽ với khoa học pháp lý, mọi sự quan hệ giữa pháp luật và xã hội đều trở thành chủ đề của xã hội học pháp luật.
Khách thể nghiên cứu xã hội học pháp luật là toàn bộ hệ thống quan hệ xã hội chịu tác động của pháp luật.
Các nghiên cứu của xã hội học pháp luật hướng đến làm sáng tỏ cả tính quyết định xã hội lẫn hoạt động xã hội, hiệu quả của pháp luật và các chế định của nó, sự hợp lý của các chế tài, sự ảnh hưởng của pháp luật đối với quan hệ
xã hội, đối với hành vi lựa chọn của các cá nhân, nhóm và tổ chức xã hội,… và sự tuân thủ cũng như tác động ngược lại của các chủ thể hành động xã hội đến pháp luật, nhờ đó các nhà lập pháp có cơ sở để điều chỉnh các quy phạm pháp luật cho phù hợp với lợi ích chung của toàn xã hội, cũng như lợi ích của các cá nhân, nhóm, cộng đồng, tổ chức xã hội,…
Mối quan hệ giữa xã hội học pháp luật với các khoa học pháp lý Xã hội học pháp luật với lý luận nhà nước và pháp luật
Xã hội học pháp luật với lý luận nhà nước và pháp luật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Lý luận nhà nước và pháp luật với tư cách là một khoa học pháp lý, cung cấp cho xã hội học pháp luật những khái niệm pháp lý cơ bản như nhà nước, pháp luật, hệ thống pháp luật, quan hệ pháp luật, ý thức pháp luật,…Đó là những khái niệm công cụ để nghiên cứu, khảo sát, điều tra xã hội học về các sự kiện, hiện tượng pháp luật diễn ra trong đời sống xã hội. Ngược lại, xã hội học pháp luật trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát những khía cạnh thực tiễn của đời sống pháp luật, góp phần luận chứng, kiểm nghiệm các luận điểm, quan niệm của Lý luận nhà nước và pháp luận trên cơ sở khoa học và thực tiễn. Xã hội học pháp luật sử dụng các khái niệm của luật học để làm nổi bật khía cạnh xã hội (tức quan hệ giữa con người với con người) trong hoạt động pháp luật. Nếu xã hội học pháp luật nghiên cứu về quan hệ thực tế và soi xét nội dung của các hành vi được điều chỉnh bằng pháp luật thì lý luận nhà nước và pháp luật quan tâm đến hình thức của các hành vi điều chỉnh trong các quan hệ đó. Ta cũng có thể hình dung lý luận nhà nước và pháp luật là pháp luật trên giấy tờ còn xã hội học pháp luật là pháp luật trong hành động.
Xã hội học pháp luật với tội phạm học
Trước hết, tội phạm học là lý luận nghiên cứu hàng loạt các khía cạnh khác nhau về bản chất và nguyên nhân các tội, các yếu tố tội phạm trrong xã hội. Lý luận này bàn về các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau về tội lỗi. Nó
được xem như hướng đến nghiên cứu tội phạm và tính tội phạm. Như vậy, một khía cạnh nào đó có thể coi tội phạm học chính là xã hội học về tình hình tội phạm.
Trong xã hội học pháp luật chú ý đến vai trò của tội phạm đối với xã hội mà theo Emile Durkhiem cho rằng đó là anomies (sự kiện xã hội). Nhờ đó có thể hiểu được những gì là sự kiện xã hội mang tính “bình thường” và “không bình thường” của xã hội. Giúp cho xã hội nhận thức, hiểu được những gì là bình thường diễn ra trong xã hội theo quy tắc nhất định.
Xã hội học pháp luật với đạo đức học
Đạo đức là hình thái ý thức xã hội biểu hiện dưới các hình thức niềm tin, lý tưởng, các nguyên tắc, các quy tắc chung có tính đời thường chi phối hành vi ứng xử, sự lựa chọn của con người.
Quy phạm đạo đức được hình thành từ những quy tắc đã hình thành trong nền văn hóa được tạo dựng ra trong quá khứ và trở thành những điều hiển nhiên nghĩa là những quy phạm xã hội thành những quy luật xã hội. Các chuẩn mực đạo đức thường trở thành các căn cứ, cơ sở để xây dựng các chuẩn mực luật pháp.
Còn xã hội học pháp luật khi nghiên cứu hành vi con người, đều tính đến động cơ “tuân thủ không chỉ quy phạm pháp luật mà còn xem xét nó trong mối quan hệ với cả quy phạm đạo đức”. Nghĩa là khi “thấu hiểu”, giải thích động cơ, mục đích hành động xã hội của con người. Nhà nghiên cứu cần tính đến các chuẩn mực đạo đức và pháp luật để đánh giá hành vi đó.