CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.2. Các lý thuyết áp dụng
1.2.2. Lý thuyết vai trò
Lý thuyết vai trò là một trong những chủ thuyết cơ bản trong xã hội học. Vai trò là một khái niệm then chốt trong lý thuyết xã hội học. Nó nhấn mạnh những kỳ vọng xã hội gắn với những vị thế hay vị trí nhất định trong xã hội mà nó phân tích sự vận hành của những kỳ vọng ấy. Các công trình lý thuyết của George Herbert Mead, Jacob L. Moreno, Talcott Parsons, và Linton,… là tiền thân của lý thuyết vai trò.
Theo định nghĩa của Linton (1945; 1995), vai trò là tập hợp các quyền và nghĩa vụ được xác định bởi vị thế tổ chức của một cá nhân. Vai trò là hành vi của người nắm giữ vị thế mà hành vi đó hướng vào việc đáp ứng những kỳ vọng của người khác về quyền và trách nhiệm gắn với vị thế [37].
Vai trò được định nghĩa là một vị trí xã hội, hành vi liên quan đến vị trí xã hội, hay hành vi điển hình. Một số nhà nghiên cứu cho rằng vai trò liên quan đến sự mong đợi về cách cư xử của một cá nhân trong một tình huống nhất định, trong khi đó, những người khác nhận định rằng, vai trò có nghĩa là cá nhân thực sự cư xử như thế nào trong một vị trí xã hội nhất định (Coser, 1975) [39].
Xét về sự khác biệt giữa lý thuyết vai trò, một bên có một quan điểm chức năng hơn, trong đó có thể trái ngược với cách tiếp cận mức độ vi hơn của truyền thống interactionist tượng trưng. Đây là loại lý thuyết vai trò ra lệnh cách chặt chẽ các hoạt động cá nhân liên quan là cho xã hội, cũng như cách thực nghiệm kiểm chứng một quan điểm lý thuyết vai trò cụ thể có thể. Một cái nhìn sâu sắc quan trọng của lý thuyết này là xung đột vai trò xảy ra
khi một người được dự kiến sẽ đồng thời diễn ra nhiều vai trò mang kỳ vọng mâu thuẫn.
Cuộc tranh luận đáng kể tồn tại trong lĩnh vực này về ý nghĩa của “vai trò” trong lý thuyết vai trò. Một vai trò có thể được định nghĩa như là một vị trí xã hội, hành vi liên quan đến một vị trí xã hội, hay một hành vi điển hình. Một số nhà lý luận đã đưa ra ý tưởng rằng vai trò cơ bản là kỳ vọng về cách một cá nhân phải hành xử trong một tình huống nhất định, trong khi những người khác coi nó có nghĩa là làm thế nào các cá nhân thực sự hành xử ở một vị trí xã hội nhất định. Những người khác đã đề nghị một vai trò là một hành vi đặc trưng hoặc hành vi mong đợi, một phần để được chơi, hoặc một kịch bản cho hành vi xã hội.
Một cách tiếp cận thành công nhất trong luận văn về lý thuyết này với một môn học trong chương trình đào tạo đó là nghiên cứu môn xã hội học pháp luật như một hệ thống những vai trò, lý thuyết đã giúp ta hiểu và nêu bật lên được ba vấn đề sau, đó là:
Vai trò gán cho: Môn học này có vị trí và vị thế như thế nào trong chương trình đào tạo cử nhân Luật, nó được quy định trong những văn bản nào, gán cho giảng viên vai trò là giảng dạy, đánh giá kết quả học tập,.. gán cho sinh viên vai trò là học tập, thi cử, nắm được kiến thức,....
Vai trò kỳ vọng: ai kỳ vọng? Sinh viên, giảng viên kỳ vọng gì ở môn xã hội học pháp luật. Họ kỳ vọng gì ở những kiến thức của môn xã hội học pháp luật được giảng dạy cho các em sinh viên các chuyên ngành Luật.
Vai trò đạt được: dưới góc nhìn của sinh viên và giảng viên thì việc giảng dạy và học tập của các em sinh viên đã đạt được những kết quả và thành tựu gì. Ở phạm vị nhỏ hơn, qua các kiến thức của môn xã hội học pháp luật đã giúp các em làm bài tập của các môn luật chung như thế nào, kết quả học tập ra sao.
Còn đối với cơ quan quản lý đã đạt được chất lượng đào tạo cử nhân luật đúng chuẩn hay chưa, phù hợp với tình hình chung của thế giới hay chưa,...
Do đó, theo cách tiếp cận trên, giải thích cấu trúc về các vai trò trong hệ thống xã hội, tức là vai trò trở thành các nhóm quyền lợi và nghĩa vụ quy chuẩn được thiết chế hóa nghiêm ngặt. Theo cách tiếp cận này thì chương trình đào tạo của trường đại học được cấu thành từ nhiều môn học khác nhau. Các môn học này được trao vị thế và quyền lợi nhất định, xã hội đặt kỳ vọng vào việc thực hiện chức năng của các nhóm, các bên liên quan, đó chính là vai trò.