CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.2. Các lý thuyết áp dụng
1.2.3. Lý thuyết chọn lựa hợp lý
Thuyết này có nguồn gốc từ triết học kinh tế học và nhân học thế kỉ VIII-XIX. Các nguyên tắc cơ bản của thuyết chọn lựa hợp lý phát sinh từ kinh tế học cổ điển (chủ nghĩa tiện ích và lý thuyết trò chơi). Dựa vào một loạt các kiểu mẫu khác nhau mà Friedman và Hechter đã xếp chung cái mà họ diễn tả như một loại mô hình “bộ xương” của thuyết chọn lựa hợp lý.
Một số nhà kinh tế học cổ điển đã từng nhấn mạnh vai trò, động lực cơ bản của động cơ kinh tế, động cơ lợi nhuận khi con người phải ra quyết định lựa chọn hành động. Thuyết này dựa trên tiêu điểm cho rằng con người luôn hành động một cách có chủ đích, có suy nghĩ lựa chọn sử dụng các nguồn lực một cách có duy lý. Định đề cơ bản của thuyết lựa chon hợp lý được Homans diễn đạt theo thuật ngữ toán học: khi lựa chọn trong số các hành động có thể có cá nhân sẽ chọn cách nào mà họ cho là đích của xác xuất thành công của hành động đó với giá trị mà phần thưởng của hành động đó là lớn nhất. Ông cũng đã đưa ra “mô hình lựa chọn duy lý” của hành vi cá nhân với các nguyên tắc cơ bản: Nếu một hành vi được thưởng hay được lợi trong hoàn cảnh nào thì cá nhân sẽ có xu hướng lặp lại hành vi đó trong hoàn cảnh như vậy. Nếu như phần thưởng, mối lợi đủ lớn thì cá nhân sẽ sẵn sàng bỏ ra nhiều “chi phí” vật chất và tinh thần để đạt được nó. Mức độ hài lòng, thỏa mãn với những
phần thưởng, mối lợi cá nhân giành được cao nhất ở lần đầu và có xu hướng giảm dần.
Còn Jond elsten thì dùng câu nói đơn giản để tóm lược nội dung cơ bản của thuyết: khi đối diện với một số cách hành động mọi người thường làm cái mà họ tin là có khả năng đạt được kết quả cuối cùng tốt nhất, thuyết này không giải thích hành động xã hội trên cấp độ vĩ mô, hành động cá nhân. Thuyết được xây dựng xem xét hoạt động chức năng của các hệ thống và các thiết chế kinh tế xã hội, nó được dùng là phương pháp để tiếp cận hành động của cá nhân, của nhóm và chức năng của cả hệ thống cũng như các mối liên hệ chức năng với cá nhân, nhóm và hệ thống. Khi áp dụng vào đề tài cho chúng ta hiểu được nguyên nhân các hành động của con người khi làm bất cứ điều gì họ đều cân nhắc và chọn phương án tốt nhất, điều tốt nhất cho cá nhân và người thân.
Đặt vào trong đề tài nghiên cứu này, ta thấy tất cả những ý trên đều dẫn đến quyết định của người dạy và người học khi họ quyết định học môn xã hội học pháp luật, họ cũng đã cân nhắc, tính toán đến những quyền lợi được hưởng cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của mình khi được trang bị những kiến thức của môn học này để làm sao phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của bản thân nhất. Từ đó, họ sẽ đánh giá được vai trò của môn học đối với chuyên ngành luật mà họ đang được đào tạo. Theo nhà nghiên cứu thì cái chủ thể hành động (ở đây là giảng viên giảng dạy môn xã hội học pháp luật và sinh viên chuyên ngành Luật) luôn được xem là những nhân vật hành động một cách có chủ đích, có suy nghĩ để lựa chọn và sử dụng các nguồn lực một cách hợp lý nhất. Người giảng viên với hoạt động giảng dạy của mình nhằm mục đích truyền thụ vốn kiến thức xã hội học trong chương trình đào tạo theo quy định cho sinh viên. Còn sinh viên với hoạt động học tập sẽ đón nhận khối kiến thức thầy cô đã cung cấp để làm phong phú vốn trị thức hiểu biết của
mình. Tất cả các hoạt động này của các chủ thể đều đạt được những mục đích nhất định. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, các chủ thể hoạt động cũng chịu những tác động của nhiều yếu tố: Môi trường học tập trong nhà trường, trong gia đình, tài liệu,...