Nguồn tư liệu được dùng trong báo cáo này bao gồm những thông tin thu thập được tại địa bàn nghiên cứu. Ngoài ra báo cáo còn sử dụng tư liệu thu thập được từ các nguồn tài liệu khác. Phương pháp nghiên cứu kết hợp giữa định tính và định lượng. Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi có áp dụng những phương pháp điều tra và kỹ thuật nghiên cứu cơ bản sau:
7.1.Phương pháp phân tích tài liệu
Tổng hợp, phân tích các nghiên cứu, phân tích những tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu như: những đề án, văn bản, tư liệu hiện có tại địa bàn và ở một số cơ quan, ban ngành, tổ chức xã hội, các công trình thực nghiệm, các cuộc khảo sát, giáo trình, các bài báo, tạp chí....đã thu thập được.
7.2.Phương pháp định tính (phương pháp phỏng vấn sâu)
Phỏng vấn sâu được coi là phương pháp đặc thù của nghiên cứu xã hội học, đây là phương pháp thực nghiệm giúp ta tìm hiểu và khai thác thông tin về đối tượng một cách sâu sắc nhất.
STT Các bên liên quan
Trƣờng Đại học Luật Hà Nội
Khoa Luật - ĐHQGHN Số lƣợng Số lƣợng
1 Đại diện phòng đào tạo 1 1
2 Người cố vấn xây dựng chương
trình 1 1
3 Giảng viên giảng dạy môn xã hội
học pháp luật 2 2
4 Sinh viên 6 6
Kết quả của những bài phỏng vấn sâu giúp tôi thu thập được những đánh giá khác nhau về vấn đề nghiên cứu, từ những góc độ suy nghĩ khác nhau để đưa ra được những đánh giá chính xác nhất về vấn đề đang nghiên cứu.
7.3.Phương pháp định lượng
Tôi tiến hành khảo sát 100 sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội và 100 sinh viên Khoa Luật của Đại học Quốc gia Hà Nội theo bảng hỏi đã chuẩn bị trước. Đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản.
Cơ cấu mẫu của nghiên cứu định lượng: Địa bàn
Cơ cấu mẫu
Trường Đại học Luật Hà Nội
Tỷ lệ (%)
Khoa Luật Đại học Quốc Gia Hà Nội
Tỷ lệ (%) Giới tính Nam 35,0 26,0 Nữ 65,0 74,0 Chuyên ngành đào tạo Luật học 70,0 70,0 Chất lượng cao 30,0 30,0 Sinh viên năm thứ 1 0,0 0,0 2 40,0 0,0 3 40,0 50,0 4 20,0 50,0