CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
3.3. Mức độ thực hiện vai trò theo đánh giá của giảng viên và cán bộ tổ chức
tổ chức đào tạo
Người dạy và người quản lý tổ chức, quản lý đào tạo môn học này có rất nhiều kỳ vọng với môn xã hội học pháp luật, vậy sau khi sinh viên học xong môn học này thì giảng viên và nhóm tổ chức đào tạo đã đánh giá một cách chủ quan về vai trò đạt được của môn học này là gì? Môn học đã cung cấp cho sinh viên những kiến thức như thế nào?
Đánh giá được vai trò chủ quan để thông qua đó ta đánh giá được vai trò của môn xã hội học pháp luật trong đào tạo cử nhân luật, tác giả sẽ tập trung phân tích những nhận định và đánh giá từ phía giảng viên và nhóm tổ chức đào tạo, nhà trường, nhu cầu của nhà trường, những chính sách đào tạo, nhu cầu của nhà tuyển dụng theo phương pháp phân tích phức hợp.
Ta thấy, trước đây khi xây dựng pháp luật, các nhà làm luật chưa sử dụng nhiều đến phương pháp điều tra xã hội học, dẫn đến tình trạng pháp luật trên giấy tờ, nhiều điều luật chưa kịp ban hành đã phải có những văn bản chỉnh sửa, bổ sung bởi luật đưa ra không phù hợp với xã hội, không đáp ứng được thực tiễn cuộc sống. Do đó, khi xây dựng pháp luật, khảo sát xã hội học, thu thập thông tin, tài liệu, các luận cứ thực tiễn nhằm đánh giá đúng đắn cơ cấu, thực trạng các quan hệ xã hội thuộc các lĩnh vực đang cần có văn bản điều chỉnh là điều rất cần thiết. Nghiên cứu điều tra xã hội học về tình hình các quan hệ xã hội mà đang cần có pháp luật điều chỉnh, quan hệ xã hội nào
đang cần có luật điều chỉnh, điều chỉnh ở cấp độ nào, nó là một bộ luật hay chủ dừng lại ở cấp độ pháp lệnh, nghị định,…
Không chỉ vậy, theo quy định ban hành quy phạm pháp luật năm 2015. Từ ngày 1.7.2016 trở đi từ bộ luật, luật, pháp lệnh, nghị định trước khi trình ra cơ quan có thẩm quyền để xem xét thì hồ sơ dự án của luật đó phải có 3 báo cáo đính kèm: 1 báo cáo kết quả điều tra xã hội học về vấn đề mà pháp luật đó, pháp lệnh đó, nghị định đó điều chỉnh, đây là 1 trong những quy định bắt buộc trong quy trình làm luật ngày nay.
Chính vì những lý do đó mà môn xã hội học pháp luật là môn học rất cần thiết đối với sinh viên luật bởi những kiến thức từ môn học này cung cấp cho sinh viên sẽ giúp các em xây dựng được phiếu khảo sát điều tra xã hội học, tìm hiểu được thực trạng của vấn đề, phân tích được mối liên hệ giữa pháp luật với cơ cấu xã hội, chuẩn mực xã hội,…
Nói chung, học môn xã hội học pháp luật này xong thì sinh viên không chỉ được bổ sung cho bản thân quá trình soạn thảo, tán thành, phê chuẩn và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, không chỉ quá trình triển khai các hoạt động thực hiện, áp dụng pháp luật mà điều quan trọng nhất ở đây là các em có thể đánh giá và phân tích quá trình các thành viên của xã hội nhận thức các chuẩn mực xã hội như thế nào, có tạo nên xung đột trong xã hội hay không.
Nữ, 39 tuổi, Giảng viên, Trường Đại học Luật Hà Nội
Sự kết hợp nhuần nhuyễn và hài hòa giữa một bên là tri thức về luật, một bên là phương pháp nghiên cứu mà xã hội học pháp luật cung cấp cho sinh viên sẽ giúp cho người học có một cách tiếp cận mới, vừa đảm bảo tính khoa học, vừa đảm bảo tính thực tiễn, mà cái đó rất cần trong xã hội hiện nay, giúp sinh viên giải quyết được các vấn đề pháp luật tốt. Đó là điều mà tôi đánh giá môn học này đã làm được.
Nam, 52 tuổi, Giảng viên, Trường Đại học Luật Hà Nội Như vậy, ta có thể hình dung, nếu xã hội học pháp luật nghiên cứu về quan hệ thực tế và soi xét nội dung bằng pháp luật thì luật học quan tâm đến hình thức của các hành vi điều chỉnh trong các quan hệ đó. Nghĩa là xã hội học pháp luật sẽ sử dụng các khái niệm của luật học để làm nổi bật khía cạnh xã hội (tức là quan hệ giữa con người với con người) trong hoạt động pháp luật. Nó không giống như môn lý luận nhà nước và pháp luật, không phải học luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật mà ta cần phải đánh giá xem từ thực trạng đó thì ta cần giải quyết như thế nào, nhiều trường hợp có thể áp dụng pháp luật vào giải quyết vấn đề được không hay nó sẽ vi phạm một chuẩn mực xã hội nào đó,…
Cho nên không chỉ từ đánh giá của giảng viên, nhà tổ chức quản lý mà ngay cả các cơ quan ban ngành sử dụng nguồn nhân lực pháp luật, các nhà làm luật, các công ty,… đều đánh giá cao vai trò của môn xã hội học pháp luật. Chúng ta tìm kiếm nội dung của một văn bản pháp luật thì ta không thể tìm nó từ ý chí của nhà làm luật được mà chúng ta phải đi tìm nó từ hiện thực xã hội, từ trong chính đời sống xã hội, chỉ đời sống xã hội mới quy định, vận hành hay vô hiệu của từng quy phạm pháp luật của toàn bộ một văn bản quy phạm pháp luật. Vì vậy khảo sát tìm hiểu mối liên hệ giữa pháp luật với hiện thực xã hội là việc đầu tiên mà nhà lập pháp phải làm. Nếu muốn luật pháp bám sát và phù hợp với hiện thực với đời sống xã hội, đúng với các quan hệ xã hội mà hiện thực xã hội thì lại cần sử dụng đến các kiến thức, phương pháp từ môn xã hội học pháp luật để khi một văn bản pháp luật được ban hành ra sẽ đảm bảo tính khả thi và khi đi vào đời sống xã hội sau này, nhóm đấy không bị vấp váp, nhóm đó không bị bộc lộ những khe hở, những khiếm khuyết, thiếu hụt.