CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.4. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
1.4.1. Trường Đại học Luật Hà Nội
Trường Đại học Luật Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 405/CP ngày 10 tháng 11 năm 1979 của Hội đồng Chính phủ trên cơ sở hợp nhất Khoa Pháp lý của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và Trường Cao đẳng Pháp lý Việt Nam. Lúc đó, Trường có tên là Trường Đại học Pháp lý Hà Nội.
Trong những năm đầu khi mới thành lập và bước vào hoạt động, Trường gặp rất nhiều khó khăn: Tổ chức bộ máy của Trường còn sơ khai, cơ sở vật chất nghèo nàn, địa điểm ở xa trung tâm Hà Nội (tại xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây cũ); quy mô tuyển sinh của Trường chỉ hạn chế ở 3 bậc đào tạo là trung cấp, cao đẳng và đại học với số lượng nhỏ.
Đến năm 1982, đáp ứng yêu cầu tăng cường đào tạo cán bộ pháp luật, Bộ Tư pháp đã quyết định mở rộng quy mô Trường và thống nhất một đầu mối đào tạo nguồn nhân lực pháp luật ở Việt Nam bằng cách sáp nhập Trường Trung học chuyên nghiệp Pháp lý I và Trường Cán bộ Toà án Hà Nội vào Trường Đại học Pháp lý Hà Nội.
Trong sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế, Trường đã được mang tên gọi mới là “Trường Đại học Luật Hà Nội” (theo Quyết định số 369-QĐ/TC ngày 06/7/1993 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp).
Trải qua 35 năm phấn đấu không ngừng của các thế hệ cán bộ, giảng viên, Trường Đại học Luật Hà Nội đã phát triển khá toàn diện, vững chắc, xứng đáng là cơ sở đào tạo cán bộ pháp luật lớn nhất của cả nước với đội ngũ giảng viên là các nhà khoa học có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, năng lực, phẩm chất tốt; cơ sở vật chất ngày càng được cải thiện, đáp ứng yêu cầu đào tạo cán bộ pháp luật cho đất nước trong tiến trình hội nhập quốc tế và phát triển bền vững.
Đặc biệt đến nay, cùng với Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Luật Hà Nội đã được xác định mục tiêu là xây dựng thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật (Quyết định số 549/QĐ- TTg ngày 04/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ ) với đội ngũ cán bộ, giảng viên vững mạnh; hệ thống chương trình, giáo trình, phương pháp đào tạo tiên tiến; cơ sở vật chất kĩ thuật, trang thiết bị, cơ sở thực hành và thư viện hiện đại, có mô hình quản trị tiên tiến. 35 năm qua, đã có 7 nhà giáo, nhà khoa học giữ cương vị Hiệu trưởng lãnh đạo quá trình xây dựng và phát triển của Trường
Sứ mạng
Cung cấp nguồn nhân lực pháp luật, sản phẩm nghiên cứu khoa học và dịch vụ pháp lý chất lượng cao cho các cơ quan nhà nước và toàn xã hội, góp
phần thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ của Chiến lược cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Mục tiêu phát triển
* Mục tiêu tổng quát
Xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật, có đội ngũ cán bộ, giảng viên vững mạnh; hệ thống chương trình, giáo trình, phương pháp đào tạo tiên tiến; cơ sở vật chất kĩ thuật, trang thiết bị, cơ sở thực hành và thư viện hiện đại; có mô hình quản trị tiên tiến; tạo chuyển biến mạnh về quy mô, chất lượng đào tạo cán bộ pháp luật và nghiên cứu khoa học pháp lý; cung cấp nguồn nhân lực pháp luật có chất lượng cao cho các cơ quan tư pháp, bổ trợ tư pháp và toàn xã hội nhằm thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ của Chiến lược cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
* Mục tiêu cụ thể
+ 2013 - 2016: Tiếp tục duy trì vị trí, vai trò là cơ sở đào tạo, nghiên cứu cơ bản về pháp luật hàng đầu ở Việt Nam; đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng phục vụ cải cách tư pháp, hội nhập quốc tế và phục vụ nhu cầu cán bộ pháp luật cho phát triển kinh tế-xã hội.
+ 2017 – 2020: Tạo chuyển biến mạnh về chất lượng đào tạo cán bộ pháp luật, tiếp cận trình độ tiên tiến trong khu vực.
Tạo được uy tín, danh tiếng trong đào tạo mũi nhọn của Trường, trong đó khẳng định thế mạnh đào tạo những vấn đề lý luận cơ bản, những chuyên ngành về bộ máy nhà nước, luật hành chính, luật hình sự, luật kinh tế, luật thương mại quốc tế, luật dân sự, luật tố tụng hình sự, luật tố tụng dân sự, luật tố tụng hành chính;
Xây dựng Trường thành trung tâm nghiên cứu, trung tâm học thuật và trao đổi các ý tưởng khoa học pháp lý có uy tín tại Việt Nam. Ưu tiên công
tác nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng gắn với nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện thể chế nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế.
Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu đủ về số lượng và mạnh về chất lượng, đến năn 2020, số lượng giảng viên có trình độ tiến sỹ chiếm khoảng 40%. Tập trung kiện toàn mô hình tổ chức, bộ máy quản lý theo mô hình quản trị đại học hiện đại.
Tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học và tư vấn pháp luật; nghiên cứu, thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính theo quy định [41].