Về phương pháp giảng dạy môn xã hội học pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của môn xã hội học pháp luật trong đào tạo cử nhân luật hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại trường đại học luật hà nội và khoa luật của đại học quốc gia hà nội) (Trang 75 - 80)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.2. Hoạt động giảng dạy và học tập môn xã hội học pháp luật hiện nay tạ

2.2.2. Về phương pháp giảng dạy môn xã hội học pháp luật

Khi học môn xã hội học pháp luật sẽ có những điểm khác biệt so với các môn học khác, vừa phải học lý thuyết vừa yêu cầu phải thực hành. Chính vì vậy, phương pháp giảng dạy đối với môn học này sẽ được vận dụng linh hoạt. Có các phương pháp: Phương pháp độc thoại (giảng – nghe – hiểu – tự ghi chép); Phương pháp thảo luận nhóm tập trung theo chủ đề môn học; Phương pháp thuyết trình/ hùng biện; Phương pháp nêu tình huống (đưa ra tình huống

– tranh luận – kết luận); Tự nghiên cứu tài liệu, sau đó trao đổi, giải quyết những thắc mắc; Phương pháp khác.

Biểu đồ 2.1: Sự kỳ vọng về phương pháp giảng dạy môn xã hội học pháp luật (Tỷ lệ %)

Nguồn: Dữ liệu khảo sát của đề tài, năm 2017

Qua biểu đồ 2.1, ta thấy sinh viên ở cả hai Trường đều thích (kỳ vọng) được học môn xã hội học pháp luật theo phương pháp thảo luận nhóm tập trung, phương pháp thuyết trình, phương pháp nêu tình huống. Trong đó, sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội kỳ vọng được học theo phương pháp thảo luận nhóm tập trung chiếm 90,0% là cao nhất, sau đó là phương pháp thuyết trình/ hùng biện chiếm 87,0% xếp thứ hai. Còn Khoa Luật – ĐHQGHN, sinh viên thích học theo phương pháp thuyết trình/ hùng biện cao nhất chiếm

0,0 10,0 20,0 30,0 40,0 50,0 60,0 70,0 80,0 90,0 100,0 ĐHLHN L-ĐHQGHN 10,0 5,0 90,0 68,0 87,0 92,0 70,0 60,0 5,0 1,0 0,0 0,0

Phương pháp giảng dạy môn xã hội học pháp luật

PP độc thoại PP thảo luận nhóm PP thuyết trình PP nêu tình huống Tự nghiên cứu PP khác

chiếm lần lượt là 68,0% và 60,0%. Còn phương pháp độc thoại, tự nghiên cứu hoặc phương pháp khác chiếm tỷ lệ rất ít bởi sinh viên của cả hai trường đều mong muốn được học tập theo phương pháp có sự trao đổi giữa giảng viên và sinh viên, có sự tác động hai chiều thì buổi học mới mang lại hiệu quả cao.

Môn học này được học theo phương pháp thảo luận nhóm tập trung theo chủ đề môn học rất hay và tạo được hứng thú, các bạn cùng đưa ra những ý kiến về một chủ đề của nhóm, cách học này sẽ làm không khí lớp học sôi nổi và đạt hiệu quả.

Nữ, 20 tuổi, Sinh viên, Khoa Luật - ĐHQGHN

Khi giảng dạy có sự kết hợp giữa các phương pháp với nhau, khi nói về một vấn đề mới, giáo viên sẽ nêu lên tình huống, khơi gợi sự tư duy và tranh luận của sinh viên. Cũng có một số câu hỏi cho sinh viên thảo luận nhóm và sau đó trình bày.

Nữ, 35 tuổi, Giảng viên, Khoa Luật - ĐHQGHN Tuy nhiên, việc lựa chọn phương pháp học giữa nam và nữ có sự khác biệt.

Bảng 2.1: Mối tương quan giữa giới tính và sự kỳ vọng về phương pháp giảng dạy môn xã hội học pháp luật

Giới tính

Phƣơng pháp giảng dạy

Nam Nữ Số lượng Tỷ lệ (% theo cột) Số lượng Tỷ lệ (% theo cột) Phương pháp độc thoại 5 3,6 10 2,9

Phương pháp thảo luận nhóm tập trung

theo chủ đề 54 38,6 104 29,9

Phương pháp thuyết trình/ hùng biện 47 33,6 132 37,9

Phương pháp nêu tình huống 33 23,5 97 27,9

quyết những thắc mắc

Phương pháp khác 0 0,0 0 0,0

Tổng cộng Số lượng 140 348

% theo cột 100,0 100,0

Nguồn: Dữ liệu khảo sát của đề tài, năm 2017

Qua bảng 2.1, ta thấy giữa nam và nữ có sự kỳ vọng về phương pháp giảng dạy có sự đánh giá có sự khác biệt. Theo đánh giá của các sinh viên nam tại hai địa bàn nghiên cứu, các bạn kỳ vọng môn xã hội học pháp luật sẽ được giảng dạy theo phương pháp thảo luận nhóm tập trung theo chủ đề là cao nhất chiếm tới 38,6%, tiếp sau đó là kỳ vọng được học theo phương pháp thuyết trình hùng biện và nêu tình huống chiếm lần lượt 33,6% và 23,5%. Còn đối với các bạn sinh viên nữ tại hai địa bàn nghiên cứu, kỳ vọng được học môn xã hội học pháp luật theo phương pháp thuyết trình/ hùng biện là cao nhất chiếm 37,9%, sau đó là phương pháp thảo luận nhóm tập trung và phương pháp nêu tình huống. Có thể thấy là nữ thích phương pháp thuyết trình hùng biện hơn nam còn nam thích phương pháp thảo luận nhóm tập trung hơn, điều này có thể lý giải do có sự khác biệt nhau về giới mà các sinh viên nữ thích được vận dụng khả năng thuyết trình, khả năng nói của mình.

Bên cạnh đó, một nghiên cứu so sánh trong nhiều năm của Viện Hàn lâm Quốc Gia Hoa Kỳ tại 14 trường đại học ở Việt Nam cho thấy công tác giảng dạy trong các trường đại học hiện nay đã có nhiều thay đổi tích cực. Những thay đổi tích cực có thể kể đến như giảng viên sử dụng các phương pháp giảng dạy tích cực và tập trung vào sinh viên như làm việc nhóm, thuyết trình, thêm giờ thảo luận, thực hành,… nhiều giảng viên tham gia nghiên cứu khoa học và khuyến khích sinh viên cùng tham gia. Về phương pháp giảng dạy, sinh viên đều cho rằng phương pháp giảng dạy trong trường đại học đã có nhiều chuyển biến tích cực” [25].

Về phương pháp giảng dạy môn xã hội học pháp luật em thấy rất hài lòng vì với phương pháp giảng dạy như hiện tại em thấy việc tiếp cận kiến thức cũng như kỹ năng của môn học khá dễ hiểu, gây hứng thú cho chúng em học tập cho nên đó cũng có thể là lý do mà chúng em nhớ lâu hơn đấy ạ.

Nữ, 20 tuổi, Sinh viên, Trường Đại học Luật Hà Nội

Khả năng tương tác với thầy cô thì cũng có nhưng khi thuyết trình thì tương tác và nhận xét của sinh viên với nhau sẽ nhiều hơn, cô giảng cũng hay, nói chung em rất thích học môn này.

Nam, 21 tuổi, Khoa luật - ĐHQGHN Như vậy, phương pháp giảng dạy và học tập môn xã hội học pháp luật cũng là một trong những yếu tố để đánh giá vai trò của môn xã hội học pháp luật bởi sự hấp dẫn của môn học. Phương pháp giảng dạy hiệu quả nhất hiện nay đang được giảng viên tại hai trường sử dụng đó là phương pháp giảng dạy hai chiều. Vì lý do đó mà hiện nay vai trò của người thầy không còn đóng vai trò cung cấp kiến thức cho sinh viên một cách thụ động mà còn đòi hỏi ở sinh viên một vai trò khác đó là giúp sinh viên biết cách học như thế nào, tự khám phá tri thức, có năng lực nghiên cứu độc lập, tăng cường khả năng tìm hiểu, thu thập và vận dụng kiến thức một cách hiệu quả. Việc truyền đạt kiến thức và các kỹ năng (nghiên cứu, suy luận, diễn dịch, phân tích tổng hợp…) cho sinh viên là mục tiêu chủ yếu của giảng dạy, nó giúp thay đổi tri thức và năng lực thực sự của sinh viên. Do đó, giảng viên phải có phương pháp giảng dạy lôi cuốn sự tham gia tích cực của sinh viên vào bài học, kích thích được sự sáng tạo, linh hoạt, làm việc nhóm,… Kỹ năng và phương pháp giảng dạy của giảng viên bên cạnh những đòi hỏi về kích thích hứng thú học tập cho sinh viên, giảng viên phải thể hiện những liên hệ thực tế trong bài giảng, đặc biệt liên quan đến lĩnh vực pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của môn xã hội học pháp luật trong đào tạo cử nhân luật hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại trường đại học luật hà nội và khoa luật của đại học quốc gia hà nội) (Trang 75 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)