9. Kết cấu luận văn
2.1. Các quy định pháp luật và chính sách hỗ trợ thúc đẩy thƣơng mại hóa kết quả
2.1.1. Quy định pháp luật về thương mại hóa kết quả nghiên cứu
Luật Khoa học và Công nghệ 2013
Luật KH&CN 2013 (sửa đổi từ Luật KH&CN 2000) được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 18/6/2013. Nhiều vấn đề mới thể hiện quan điểm đổi mới cơ chế quản lý và hoạt động KH&CN, quán triệt tinh thần Nghị quyết số 20-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế đã được thể hiện trong Luật KH&CN sửa đổi lần này.
Nhằm quản lý hiệu quả hơn hoạt động của các tổ chức KH&CN, đặc biệt là các tổ chức KH&CN công lập, Luật quy định các tổ chức KH&CN được phân loại theo cấp quản lý, theo chức năng và theo hình thức sở hữu.
Đối với kinh phí từ nguồn NSNN: Luật quy định Nhà nước bảo đảm chi cho KH&CN từ 2% trở lên trong tổng chi NSNN hàng năm và tăng dần theo yêu cầu phát triển của sự nghiệp KH&CN. Bên cạnh đó, Luật cũng quy định mục đ ch sử dụng NSNN cho KH&CN, trong đó đáng chú ý là việc sử dụng NSNN trong việc mua kết quả nghiên cứu, hỗ trợ nhập khẩu công nghệ nguồn, công nghệ cao, thiết kế, thuê chuyên gia trong nước và nước ngoài thuộc các lĩnh vực ưu tiên; áp dụng cơ chế khoán chi cho các hoạt động KH&CN sử dụng NSNN; cơ chế đầu tư đặc biệt để thực hiện các dự án KH&CN đặc biệt, quy mô lớn phục vụ quốc phòng, an ninh hoặc có tác động mạnh đến năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm quốc gia.
Luật quy định các doanh nghiệp nhà nước phải thành lập Quỹ phát triển KH&CN. Doanh nghiệp ngoài nhà nước được khuyến khích trích thu nhập tính thuế để thành lập Quỹ phát triển KH&CN của mình (nhưng không quy định mức tối đa
31
được trích) hoặc đóng góp vào Quỹ phát triển KH&CN của ngành, địa phương và được hưởng quyền lợi theo quy định của Quỹ.
Để khuyến khích phát triển loại hình doanh nghiệp KH&CN, Luật quy định doanh nghiệp KH&CN được hưởng ưu đãi: được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xem xét, giao quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu kết quả KH&CN thuộc sở hữu nhà nước; được miễn, giảm, ưu đãi thuế; được miễn lệ ph trước bạ khi đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà; được ưu tiên thuê đất, cơ sở hạ tầng trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao; được hưởng các ch nh sách ưu đãi về tín dụng đầu tư của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia và các quỹ khác để thực hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh; được ưu tiên sử dụng trang thiết bị phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tại các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp, cơ sở nghiên cứu KH&CN của Nhà nước.
Để tạo điều kiện cho việc ứng dụng kết quả nghiên cứu, Luật quy định trách nhiệm triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu của bên đề xuất đặt hàng hoặc đặt hàng thực hiện nhiệm vụ KH&CN sử dụng NSNN. Trường hợp tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ KH&CN không thực hiện trách nhiệm ứng dụng kết quả nghiên cứu sẽ không được tham gia thực hiện nhiệm vụ KH&CN sử dụng NSNN trong thời hạn ba năm kể từ ngày bị xử lý vi phạm.
Luật cũng quy định về việc khuyến khích ứng dụng kết quả R&D vào sản xuất, đời sống là một trong những tiêu chí chủ yếu để đánh giá năng lực của tác giả, người đứng đầu tổ chức KH&CN, doanh nghiệp; là căn cứ để Nhà nước ưu tiên khi xét tuyển chọn, giao thực hiện nhiệm vụ KH&CN sử dụng NSNN; được các quỹ của Nhà nước trong lĩnh vực KH&CN xét hỗ trợ kinh phí hoạt động KH&CN.
Để đảm bảo quyền lợi của nhà khoa học, nhất là đối với các nghiên cứu sử dụng NSNN, Luật quy định về quyền sở hữu kết quả nghiên cứu, trong đó quy định đối với kết quả nghiên cứu thuộc sở hữu nhà nước được đại diện chủ sở hữu nhà nước xét giao toàn bộ hoặc một phần quyền sở hữu, quyền sử dụng cho tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ KH&CN hoặc tổ chức có khả năng thương mại hóa kết quả nghiên cứu KH&CN. Đồng thời, lợi nhuận thu được từ việc sử dụng, chuyển giao
32
quyền sử dụng, chuyển nhượng, góp vốn bằng kết quả nghiên cứu sử dụng NSNN được chia cho tác giả tối thiểu 30%; phần còn lại được phân chia giữa chủ sở hữu, cơ quan chủ trì và người môi giới.15
Luật Chuyển giao công nghệ 2006
Quốc hội ban hành Luật Chuyển giao công nghệ năm 2006 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2007, khẳng định Việt Nam thực sự coi KH&CN là quốc sách. Việc luật hóa các quy định của Nhà nước nhằm tạo nên một sự thống nhất, đồng bộ trong hệ thống các quy định về CGCN. Luật CGCN quy định cả các định chế trung gian phục vụ cho hoạt động CGCN, các biện pháp khuyến khích CGCN, Quỹ đổi mới công nghệ Quốc gia.
Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi năm 2009
Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ số 36/2009/QH12, gồm 18 Chương, 222 Điều quy định về quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và việc bảo hộ các quyền đó. Trong Luật nêu rõ đối tượng quyền SHTT bao gồm: i) Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, t n hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá. ii) Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý. iii) Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch. Do đó, mọi kết quả nghiên cứu đáp ứng tiêu chuẩn trong quy định (hội tủ đủ ba điều kiện: có tính mới, có tính sáng tạo và có khả năng áp dụng công nghiệp) sẽ được bảo hộ SHTT (đối với đối tượng sáng chế và kiểu dáng công nghiệp) nhằm bảo vệ quyền lợi của tác giả và chủ sở hữu khi thương mại hóa kết quả nghiên cứu của mình.
Luật Công nghệ cao 2008
Luật Công nghệ cao số 21/2008/QH12 gồm 06 chương, 35 điều, quy định về
33
hoạt động công nghệ cao, chính sách, biện pháp khuyến kh ch, thúc đẩy hoạt động công nghệ cao16. Luật quy định tập trung đầu tư phát triển công nghệ cao trong các lĩnh vực công nghệ ưu tiên: a) Công nghệ thông tin; b) Công nghệ sinh học; c) Công nghệ vật liệu mới; d) Công nghệ tự động hóa. Có thể nói đây đều là những lĩnh vực có khả năng ứng dụng vào thực tế cao nhất, do đó khả năng thương mại hóa các kết quả nghiên cứu ở các lĩnh vực này tất nhiên sẽ cao hơn rất nhiều so với các ngành khác. Đồng thời, bằng những quy định về ưu đãi, hỗ trợ như: a) hưởng mức ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật về đất đai, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; b) được xem xét hỗ trợ chi phí từ kinh phí của Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao và kinh phí khác có nguồn gốc từ NSNN; c) hưởng ưu đãi khác theo quy định của pháp luật. Qua đó có thể nhận thấy mức độ quan tâm và nỗ lực cao của Nhà nước nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn.
Ngày 18/02/2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 11/2014/NĐ-CP về hoạt động thông tin KH&CN, thay thế cho Nghị định 159/2004/NĐ-CP ngày 31/8/2004. Nghị định gồm 06 chương 38 điều, quy định một số nội dung chủ yếu về hoạt động thông tin KH&CN. Nghị định đã nêu chi tiết nội dung hoạt động thông tin KH&CN bao quát từ việc tạo lập và phát triển nguồn tin đến sử dụng, phổ biến và cung cấp dịch vụ thông tin KH&CN nhằm phục vụ cho dự báo, hoạch định chính sách, lãnh đạo, quản lý, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, sản xuất, kinh doanh và các hoạt động kinh tế - xã hội khác.
Các quy định về sử dụng, phổ biến thông tin KH&CN nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, giảng dạy, đào tạo, lãnh đạo và quản lý, sản xuất kinh doanh, phổ biến rộng rãi kiến thức KH&CN cho quần chúng nhân dân. Đặc biệt, để tránh tình trạng trùng lặp trong nghiên cứu khoa học dẫn đến lãng phí nguồn lực, thời gian, Nghị định quy định cần phải tra cứu và sử dụng thông tin KH&CN trong công tác quản lý nhiệm vụ KH&CN góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư của nhà nước cho KH&CN.
Nghị định cũng quy định cụ thể các hoạt động dịch vụ thông tin KH&CN được các tổ chức, cá nhân tiến hành nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý, nghiên cứu
16 Luật Công nghệ cao số 21/2008/QH12 được Quốc hội khoá XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008.
34
khoa học và phát triển công nghệ, sản xuất kinh doanh, v.v. Qua đó, sẽ tạo ra sự cân bằng thông tin KH&CN giữa các tổ chức KH&CN và doanh nghiệp.
Nghị định số 49/2009/NĐ-CP ngày 21/5/2009 của Chính phủ quy định về xử
phạt hành chính trong hoạt động CGCN. Nghị định gồm 04 chương, 20 điều quy định về hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động CGCN. Vi phạm hành chính trong hoạt động CGCN quy định tại Chương II của Nghị định này là những hành vi cố ý hoặc vô ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong hoạt động CGCN mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. Nghị định này ra đời phần nào đã giúp định hướng cho các tổ chức KH&CN định hình rõ các hành vi được phép trong hoạt động CGCN của tổ chức mình. Điều này góp phần làm cho hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu được rõ ràng hơn.
Mới đây, ngày 13/6/2014, Bộ KH&CN đã ban hành Thông tư số 15/2014/TT-
BKHCN về việc“Quy định trình tự, thủ tục giao quyền sở hữu quyền sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước„.
Thông tư gồm 14 điều quy định phạm vi, đối tượng điều chỉnh, trình tự thủ tục, quy trình thẩm định hồ sơ, nguyên tắc thẩm định, tổ chức thực hiện với sự tham gia và phối kết hợp của nhiều bộ ban ngành có liên quan với các điều khoản và quy định có lợi cho các bên tiếp nhận kết quả nghiên cứu để CGCN; đầu tư nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp KH&CN; thành lập, góp vốn thành lập doanh nghiệp, tổ chức KH&CN; Ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh; Cung cấp dịch vụ công phục vụ lợi ích cộng đồng, an sinh xã hội và các hoạt động khác17.