9. Kết cấu luận văn
3.1. Kinh nghiệm thúc đẩy hoạt động thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu tại một số
một số nƣớc trên thế giới
3.1.1. Kinh nghiệm của Hoa Kỳ
Đánh dấu bước chuyển đổi nhằm thúc đẩy chuyển giao kết quả R&D từ trường đại học vào doanh nghiệp, năm 1980, Ch nh phủ Mỹ đã ban hành Luật Bayh-Dole. Luật này cho phép, hay trao quyền không giới hạn cho các trường đại học và doanh nghiệp nhỏ sở hữu các sáng chế được tạo ra từ ngân sách đầu tư cho nghiên cứu của Liên bang. Từ khi đạo luật này được ban hành, các trường đại học của Mỹ đã đẩy mạnh việc hình thành các tổ chức dịch vụ CGCN nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu của mình. Theo báo cáo của Văn phòng Chính phủ Hoa Kỳ trình Quốc hội ngày 07/5/1978 (trước khi có luật Bayh- Dole), Chính phủ Hoa Kỳ sở hữu 28.000 văn bằng sáng chế được bảo hộ. Tuy
64
nhiên, chỉ có dưới 5% trong số đó được thương mại hóa23. Sau khi luật Bayh-Dole được ban hành, nó được đánh giá là có tác động sâu rộng đến hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu và phát triển của các trường đại học ở Hoa Kỳ. Trong giai đoạn 1993 – 2000, trên 3000 doanh nghiệp KH&CN đã ra đời (Ashley, 2004). Tác giả Ashley nhận định “Luật Bayh-Dole là một đạo luật truyền cảm hứng nhất của
Hoa Kỳ trong hơn nửa thế kỷ qua„ [27, pg. 93].
Luật Stevenson – Wydler năm 1980 về đổi mới công nghệ là một trong những luật về CGCN đầu tiên của Hoa Kỳ. Luật yêu cầu các phòng thí nghiệm liên bang có trách nhiệm tích cực tham gia vào hoạt động CGCN và phải dành ngân sách cho hoạt động này. Đồng thời, luật cũng yêu cầu thành lập văn phòng nghiên cứu và ứng dụng công nghệ (Office of Researach and Technology Applications – ORTA) với ít nhất một cán bộ biên chế (full time person) để điều phối và thúc đẩy hoạt động CGCN24.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Quang Tuấn (2013) đã chỉ ra, Luật phát triển đổi mới kinh doanh nhỏ và Chương trình nghiên cứu đổi mới kinh doanh nhỏ được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua năm 1982 đã góp phần làm nên thành công lớn trong chương trình đổi mới công nghệ tại Hoa Kỳ. Luật đưa ra mục tiêu cho Chương trình như sau: (1) khuyến kh ch đổi mới công nghệ, (2) sử dụng các doanh nghiệp nhỏ để đáp ứng yêu cầu về nghiên cứu và phát triển của Liên bang, (3) nuôi dưỡng và khuyến khích sự tham gia của những người thiểu số và thiệt thòi trong đổi mới công nghệ, (4) gia tăng thương mại hóa các kết quả có được từ hoạt động R&D do Liên bang tài trợ kinh phí trong khu vực tư nhân.
Nghiên cứu này cũng cho biết, tỷ lệ tiền bản quyền phân chia cho các nhà nghiên cứu ở Hoa Kỳ mức tối thiểu là 15% đến tối đa là 40% giá trị cấp phép công nghệ hoặc CGCN. Sự khác nhau về tỷ lệ này phụ thuộc vào từng ngành cụ thể.
3.1.2. Kinh nghiệm của một số nước châu Á
Thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu cũng được chú trọng ở nhiều nước châu Á, như Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, v.v. Đầu năm 2000, Hàn Quốc
23 Nguyễn Quang Tuấn (2013), Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng chính sách thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của các tổ chức KH&CN Việt Nam
65
ban hành Luật Thúc đẩy CGCN nhằm đẩy mạnh việc thương mại hóa công nghệ được tạo ra từ các tổ chức KH&CN. Thông qua các biện pháp miễn, giảm thuế, hỗ trợ tài chính, Hàn Quốc hỗ trợ thành lập các tổ chức dịch vụ CGCN như Trung tâm CGCN quốc gia, các văn phòng CGCN trong các tổ chức nghiên cứu và phát triển công lập.
Theo nghiên cứu của Young (2009) về thương mại hóa công nghệ tại Hàn Quốc, Hàn Quốc có khoảng 40 luật liên quan đến thương mại hóa công nghệ. Các luật nhìn chung đặt ra những quy định về các ch nh sách liên quan đến phát triển công nghệ, hỗ trợ thương mại hóa và phát triển doanh nghiệp KH&CN. Ngoài các luật tạo ra môi trường thuận lợi cho hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu, Chính phủ Hàn Quốc còn phê duyệt hàng loạt các chương trình liên quan như Chương trình trợ giá CGCN, Chương trình phát triển công nghệ chuyển giao cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, hay Chương trình thúc đẩy chuyển giao các sáng chế công nghệ có bằng bảo hộ, Chương trình hỗ trợ đăng ký văn bằng bảo hộ sáng chế,v.v. Kết quả như chúng ta thấy hiện nay, Hàn Quốc trở thành một trong những nền kinh tế phát triển ở châu Á và trên thế giới, phần lớn dựa vào KH&CN.
Còn đối với trường hợp Malaysia, ch nh sách để thúc đẩy phát triển KH&CN cho tăng trưởng kinh tế, phát triển công nghiệp và hình thành xã hội công nghệ cao là Chính sách KH&CN quốc gia đầu tiên được ban hành năm 1986. Sau đó, Ch nh phủ ban hành các kế hoạch hành động quốc gia theo giai đoạn 05 năm một, nỗ lực theo hướng thương mại hóa các chương trình R&D khu vực công và tăng cường sự quan tâm đến hoạt động R&D khu vực tư nhân. Một số cơ chế, chính sách khuyến kh ch được ban hành như: miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm hai lần cho chi phí R&D,v.v.
Theo nghiên cứu thương mại hóa R&D, những thách thức cho các nước đang phát triển, nghiên cứu trường hợp Malaysia của Chandran (2010), Chính phủ Malaysia đã hình thành Chương trình tài trợ cho nghiên cứu và phát triển công nghiệp để thúc đẩy các dự án nghiên cứu và phát triển hướng vào thị trường. Để thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu, năm 1997, Malaysia hình thành các Quỹ Thương mại hóa nghiên cứu và phát triển (Commercialization of Research and Development Fund – CRDF), Quỹ tiếp thu và làm chủ công nghệ (Technology
66
Acquisition Fund – TAF) nhằm tăng tốc và nâng cấp sự phát triển năng lực công nghệ nội địa. Các Quỹ này hoạt động theo nguồn kinh phí do Chính phủ cấp. CRDF hỗ trợ thương mại hóa các kết quả nghiên cứu để tài trợ một phần kinh phí cho hoạt động thương mại hóa các kết quả nghiên cứu và phát triển trong nước (từ 50 – 70%). TAF hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp Malaysia nhập và làm chủ công nghệ của nước ngoài để có thể có được các bí quyết, TSTT, v.v.
Có thể nói, với hàng loạt ch nh sách và chương trình hỗ trợ từ phía Chính phủ, một số tổ chức KH&CN của Malaysia đã đạt được những thành công nhất định trong hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu như Trường Đại học Putra Malaysia, Trường Đại học Sains Malaysia, và một số tổ chức KH&CN khác. Tuy nhiên, theo Chandran (2010), nhìn chung hiệu quả hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu chưa cao. Trong một số giai đoạn, chỉ có khoảng 5,1% dự án được thương mại hóa trong tổng số 14,1% dự án được đánh giá là có tiềm năng thương mại.
Chính phủ Trung Quốc cũng thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt để thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu, đặc biệt là việc thực hiện một số biện pháp cải cách hệ thống các tổ chức KH&CN. Hiện nay, nhiều viện nghiên cứu truyền thống buộc phải chuyển sang hoạt động theo cơ chế của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng dành một khoản ngân sách đáng kể để khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức KH&CN tiến hành thương mại hóa các kết quả nghiên cứu của mình, đăng ký bảo hộ TSTT cho các sáng chế, v.v.
Chính sách của các nước đã góp phần quan trọng gia tăng tốc độ giao dịch mua bán công nghệ (bao gồm kết quả nghiên cứu và phát triển). Ở một số nước như Trung Quốc, Hàn Quốc và Malaysia, tăng trưởng về giao dịch mua bán công nghệ đang diễn ra với tốc độ cao và số lượng các giao dịch thành công ngày càng lớn25
.