Về kết quả nghiên cứu KH&CN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận diện rào cản trong hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu tại viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam (Trang 49 - 54)

9. Kết cấu luận văn

2.3. Thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ

2.3.2.1. Về kết quả nghiên cứu KH&CN

Theo số liệu báo cáo tổng kết giai đoạn 2009 – 2013 của Viện Hàn lâm KHCNVN, công tác triển khai ứng dụng các kết quả KH&CN vào thực tế cuộc sống đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, chủ yếu trong số đó là thông qua hình thức thực hiện các hợp đồng KHCN, mà chủ yếu là hợp đồng thực hiện/ giao nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, hợp đồng thực hiện dịch vụ KH&CN, tỷ lệ hợp đồng CGCN rất ít.

Nhìn chung, trung bình các năm, các đơn vị trực thuộc đã thực hiện khoảng hơn 900 Hợp đồng KHCN triển khai ứng dụng các kết quả KHCN vào thực tế cuộc sống, trong đó 4/5 là các hợp đồng KHCN với bên ngoài, chỉ 1/5 là hợp đồng có nguồn từ NSNN. Ví dụ riêng năm 2013, trên 980 Hợp đồng KHCN đã được thực hiện

48

với tổng kinh phí là 166,6 tỉ đồng, trong đó có 799 hợp đồng kinh tế với các đơn vị bên ngoài với tổng kinh ph hơn 229,9 tỷ đồng và kinh phí 2013 là 116,8 tỉ đồng, tăng 14,5% so với năm 2012. Số lượng hợp đồng có nguồn gốc ngân sách là 181 với tổng kinh ph hơn 140,5 tỷ đồng và kinh phí 2013 là 57,2 tỉ đồng. Các đơn vị có hợp đồng ngoài dẫn đầu thực hiện trong năm 2013 của Viện Hàn lâm KHCNVN có thể kể đến Viện Công nghệ môi trường (43,6 tỷ đồng), Viện Khoa học năng lượng (12,0 tỷ đồng), Viện Hoá học (8,3 tỷ đồng)21. Đây cũng là ba trong số sáu Viện được chọn làm mẫu khảo sát. Chi tiết xem bảng dưới đây:

Bảng 2.1. Tổng hợp các hợp đồng KHCN thực hiện năm 2013 (*) Đơn vị: triệu đồng TT Tên đơn vị Hợp đồng có nguồn gốc NSNN Hợp đồng ngoài Tổng hợp Số Kinh phí Kinh phí 2013 Tổng số Kinh phí Kinh phí 2013 Tổng số Kinh phí 2013 1 Viện CN môi trƣờng 10 3.636,0 1.558,0 446 61.217,0 43.575,0 456 45.133,0 2 Viện KH năng lƣợng 8 5.265,4 3.447,4 81 76.504,2 12.048,2 89 15.495,6

3 Viện Khoa học vật liệu 9 20.931,6 7.541,3 18 7.855,9 5.912,8 27 13.454,1

4 Viện Hóa học 7 4.240,6 892,6 37 8.385,0 8.385,0 44 9.277,5 5 Viện Địa lý 10 13.706,8 6.556,4 5 3.420,1 2.550,3 15 9.106,7 6 Viện Hóa học các

HCTN 11 8.790,1 1.386,4 22 - 7.358,2 33 8.744,6

7 Viện Địa chất 7 5.603,2 1.238,2 16 16.995,4 5.638,6 23 6.876,8

8 Viện CN thông tin 8 6.543,0 3.947,0 22 7.554,0 2.921,0 30 6.868,0 9 Viện Hải dương học 12 12.622,9 4.534,5 9 10.254,8 2.150,9 21 6.685,4

10 Viện Công nghệ sinh

học 17 9.850,6 5.725,4 2 221,2 221,2 19 5.946,6

11 Viện Vật lý 21 5.409,9 4.130,0 37 1.796,1 1.796,1 58 5.926,1 12 Viện NCƯDCN Nha

Trang 11 7.428,6 2.853,0 6 3.491,2 2.696,6 17 5.549,6

13 Viện KHVL ứng dụng 1 497,3 387,0 5 5.600,0 4.786,0 6 5.173,0 14 Viện Cơ học và THUD 4 6.840,1 2.593,6 10 6.250,0 1.647,5 14 4.241,1 15 Viện Cơ học 6 4.073,5 2.150,8 8 1.843,9 1.843,9 14 3.994,7 16 Viện Địa lý TN TP.

HCM 6 7.358,3 565,0 4 5.563,0 3.091,3 10 3.656,3

17 Viện ST&TN sinh vật 8 4.825,0 2.962,0 - - 8 2.962,0 18 Viện TN&MT biển 4 4.175,8 1.830,0 1 1.677,7 870,3 5 2.700,3 19 Viện Công nghệ hóa

học 1 467,5 200,0 23 2937.14 2.373,1 24 2.573,1

49 TT Tên đơn vị Hợp đồng có nguồn gốc NSNN Hợp đồng ngoài Tổng hợp Số Kinh phí Kinh phí 2013 Tổng số Kinh phí Kinh phí 2013 Tổng số Kinh phí 2013

21 Viện ĐC&ĐVL biển 0 3 2.331,8 2.331,8 3 2.331,8

22 Viện Sinh học nhiệt đới 2 620,0 80,0 18 2.065,5 2.064,5 20 2.144,5

23 Viện Hóa sinh biển 7 3.918,9 1.461,9 7 1.461,9

24 Viện ST học Miền Nam 1 44,0 31,0 3 4.104,0 1.203,6 4 1.234,6 25 Viện Vật lý địa cầu 2 840,0 411,0 10 1.436,7 458,2 12 869,2

26 Viện Kỹ thuật nhiệt đới 12 864,9 864,9 12 864,9

27 Viện Nghiên cứu hệ gen 4 1.398,5 615,6 4 615,6

28 Viện NCKH Tây

Nguyên 2 1.298,0 60,0 2 60,0

29 Bảo tàng TNVN 2 121,2 20,0 2 20,0

30 Viện Vật lý TP. HCM 1 530,0 - 1 -

TỔNG CỘNG 181 140.506,8 57.178,0 799,0 229.962,3 116.788,9 980,0 173.966,9

(*) Tổng hợp số liệu từ báo cáo của các đơn vị (tính từ 30/11/2012-30/11/2013) Nguồn: Viện Hàn lâm KHCNVN

Qua Bảng 2.1, có thể thấy cả sáu Viện được khảo sát có tổng giá trị hợp đồng KHCN đều nằm ở vị trí cao, bốn viện ở vị trí dẫn đầu và hai viện còn lại ở vị trí thứ tám và mười trong danh sách. Điều này thể hiện nhu cầu của thị trường và khả năng ứng dụng của các lĩnh vực môi trường, năng lượng, vật liệu, hóa học, công nghệ thông tin và công nghệ sinh học vào thực tiễn là cao so với các ngành khác.

Trong năm 2013, Ban Ứng dụng và Triển khai công nghệ của Viện Hàn lâm đã hoàn thiện giới thiệu, chuyển giao/ cung cấp 21 Quy trình công nghệ, sản phẩm KHCN cho thị trường. Trong đó Viện Công nghệ môi trường có 2 sản phẩm, quy trình; Viện Công nghệ thông tin có 2 và Viện Khoa học vật liệu có 1 quy trình công nghệ, sản phẩm. Đây là các quy trình công nghệ, sản phẩm khoa học thuộc các dự án, đề tài các cấp từ cấp Viện Hàn lâm, cấp nhà nước, đề tài nghị định thư, hợp tác song phương, hợp đồng kinh tế.

Ban Ứng dụng và Triển khai công nghệ cũng là đầu mối ký thỏa thuận hợp tác KH&CN với UBND các tỉnh, làm việc về nhu cầu ứng dụng KH&CN và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội các tỉnh và Bộ ngành để xây dựng chương trình hợp tác. Một số kết quả cụ thể như: Chế tạo và chuyển giao hệ thống thiết bị laser hồng ngoại hiện đại để phục vụ nghiên cứu và đào tạo về khí tài quang học và laser (Học

50

viện Kỹ thuật quân sự); Dự án sản xuất thử nghiệm Hoàn thiện công nghệ chế tạo vật liệu compozit PE/gypsum làm ống nhựa cứng sử dụng trong một số lĩnh vực kỹ thuật. Trong thời gian thực hiện dự án, đã phối hợp với công ty liên kết sản xuất và tiêu thụ hơn 80.000 mét ống cứng gân xoắn PE/gypsum các loại với doanh thu đạt 2,2 tỷ đồng; Dự án Sản xuất thử nghiệm các sản phẩm chiếu sáng hiệu quả cao trên cơ sở ứng dụng kỹ thuật hiệu chỉnh hệ số công suất (PFC), công nghệ LED siêu sáng và công nghệ tự động điều chỉnh công suất sử dụng. Đã cung cấp ra thị trường 270 bộ đèn LED để bàn RL05, RL10, RL11; bộ đèn LED ốp trần 20W; bộ đèn LED tròn 7W; bộ đèn LED ngõ xóm 30W. Đã cung cấp 14.236 bộ đèn huỳnh quang hiệu suất cao T8 (kèm với các bộ chấn lưu điện tử nêu trên) cho 1200 lớp học tại 150 trường học của tỉnh Thái Bình cho Chương trình Mục tiêu quốc gia về Bảo tồn và Tiết kiệm năng lượng; v.v.

Theo kết quả phiếu điều tra tác giả thực hiện tại các Viện được khảo sát, một số kết quả nghiên cứu được ứng dụng vào thực tiễn có thể điểm qua như sau:

Lĩnh vực Công nghệ sinh học:

+ Nghiên cứu phát triển các Bộ sinh phẩm chẩn đoán cúm gia cầm A/H5N1, thử nghiệm có kết quả tốt tại Trung tâm Chẩn đoán thú y Trung ương, Bộ NN- PTNT: hoạt động ổn định, độ nhạy và chính xác cao, phát hiện nhanh và giá thành rẻ;

+ Nghiên cứu phát triển Giống lúa mới “Nam Định 5” do Viện Công nghệ sinh học thực hiện, đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là Giống cây trồng nông nghiệp mới, Giống quốc gia do đạt chất lượng, năng suất cao, chống chịu sâu bệnh, trồng trên nhiều vùng đất, đáp ứng nhu cầu các địa phương phía Bắc. Thực tế đã được gieo trồng trên 3.000 ha/ 2 năm tại Nam Định, Thái Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thanh Hóa.

+ Ngoài ra còn một số kết quả nghiên cứu khác đang trong giai đoạn thử nghiệm như: Các kit chẩn đoán virus truyền gây bệnh nhiễm (sốt xuất huyết; viêm gan B, C, HIV, WSSV, ...); Các kit chẩn đoán vi khuẩn gây bệnh và ký sinh trùng; Các kit xác định 2,4-D trong đất, nước sinh hoạt và sản phẩm nông nghiệp; Vaccine cúm VIFLUVAC, v.v.

51

+ Sản phẩm: “Phần mềm dịch tiếng nói hai chiều Việt-Anh, Anh-Việt trên hệ điều hành Android”, của Viện Công nghệ thông tin đã được Cúp vàng Techmart 2012;

+ Giải pháp: ViNAS – Hệ thống chuyển báo điện tử thành báo nói của Viện CNTT đã giành Giải nhì (cao nhất) Nhân tài Đất Việt 2012;

+ Kết quả xây dựng mô hình 3D cho cơ thể người phục cho nghiên cứu và giảng dạy trong y học, đã được giảng dạy thử nghiệm có kết quả tốt tại Đại học Y Thái Nguyên;

Lĩnh vực Công nghệ môi trƣờng:

+ Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ chế tạo băng gạc chứa nano bạc để điều trị các vết thương khó lành trên người, giá thành thấp, mở ra hướng mới trong việc ứng dụng công nghệ nano vào thực tế;

+ Đã phát triển công nghệ xử lý nước thải Bệnh viện sử dụng Công nghệ lọc sinh học, đã được áp dụng ở nhiều bệnh viện với nhiều ưu điểm vượt trội. Công nghệ này của Viện Công nghệ môi trường đã được ứng dụng tại 10 cơ sở bệnh viện, nhà máy trên cả nước. Đây là kết quả triển khai công nghệ trên cơ sở Viện sở hữu văn bằng độc quyền sáng chế được cấp năm 2013, đó là “Tháp lọc sinh học nhỏ giọt

thông khí tự nhiên, hệ thống và phương pháp xử lý nước thải sử dụng phương pháp lọc”.

Lĩnh vực Khoa học vật liệu:

+ Viện Khoa học vật liệu đã cải tiến và phát triển các thế hệ thiết bị phân tích nhanh thành phần các kim loại quí với các ưu điểm như phân t ch nhanh, không phá hủy mẫu, độ ch nh xác cao (0,1 đến 0,5%), giá thành thấp và vận hành đơn giản. Đã có khoảng 60 máy thế hệ mới được lắp đặt và chuyển giao được cho các doanh nghiệp kinh doanh và chế tác vàng, bạc tại 20 tỉnh, thành phố trong nước. Sản phẩm thiết bị đã nhận được Giải nhì Vifotech và Cúp Vàng tại “Chợ Công nghệ quốc tế International Techmart Việt Nam 2012”.

Lĩnh vực Hóa học:

+ Trong khuôn khổ Chương trình Tây nguyên 3, Viện Hoá học đã nghiên cứu thành công quy trình công nghệ sản xuất thép từ bùn đỏ với quy mô 10 tấn bùn đỏ/mẻ, hiệu suất thu hồi sắt đạt trên 70%. Kết quả này đã được đăng ký bằng độc quyền sáng chế. Sản phẩm thép thu được có thể chế tạo các loại thép cacbon hoặc

52

thép hợp kim đạt tiêu chuẩn Việt Nam. Góp phần phát triển ngành công nghiệp chế biến và khai thác bauxit tại Tây Nguyên theo hướng phát triển bền vững.

Tuy nhiên, qua số liệu trên ta có thể thấy mặc dù một số kết quả nghiên cứu, các quy trình, công nghệ được đưa vào ứng dụng và sản xuất thực tế, nhưng mới chỉ ở giai đoạn đầu, sản xuất số lượng ít để đưa sản phẩm vào thị trường (giai đoạn thăm dò, giới thiệu sản phẩm). Không có nhiều sản phẩm được chuyển giao cho các công ty để sản xuất ở quy mô công nghiệp, được coi là mặt hàng tiêu thụ của thị trường với những kế hoạch kinh doanh, phát triển thị trường cụ thể, đáp ứng nhu cầu lớn của thị trường.

Chất lượng và hiệu quả của các đề tài nghiên cứu, các kết quả, sản phẩm nghiên cứu và ứng dụng nói chung đã thay đổi theo chiều hướng tốt hơn. Tuy nhiên vẫn còn ít kết quả KHCN có tầm ảnh hưởng lớn đối với xã hội, chưa tương xứng với một cơ KHCN hàng đầu của cả nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận diện rào cản trong hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu tại viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam (Trang 49 - 54)