Các mô hình và định chế hỗ trợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận diện rào cản trong hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu tại viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam (Trang 39 - 42)

9. Kết cấu luận văn

2.1. Các quy định pháp luật và chính sách hỗ trợ thúc đẩy thƣơng mại hóa kết quả

2.1.3. Các mô hình và định chế hỗ trợ

Hiện nay, ở Việt Nam hình thành các khu theo mô hình cụ thể nhằm tập trung các tổ chức nghiên cứu và triển khai cùng hướng nghiên cứu, các doanh nghiệp vào một chỗ để cùng hợp tác và phát triển, đồng thời được hưởng những ch nh sách ưu đãi của Nhà nước, như Khu Công nghệ thông tin tập trung, Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, Khu Công nghệ cao, hay như mô hình thung lũng Silicon theo Đề án “Thương mại hóa công nghệ theo mô hình mẫu Thung lũng

38

Khu Công nghệ thông tin tập trung, theo Nghị định 154/2013/NĐ-CP về khu công nghệ thông tin (CNTT) tập trung, là khu tập trung các hoạt động nghiên cứu - phát triển, đào tạo, sản xuất và kinh doanh sản phẩm, dịch vụ CNTT, cung cấp hạ tầng, cung ứng dịch vụ công nghệ thông tin cho các tổ chức, doanh nghiệp và các hoạt động khác liên quan đến CNTT. Theo đó, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực CNTT tại khu CNTT tập trung sẽ được hưởng một số hỗ trợ, ưu đãi về thuế, tín dụng đầu tư và các ch nh sách ưu đãi khác nhau. Hiện nay Việt Nam có 07 khu CNTT tập trung trên cả nước. Trong đó ở TP. Hồ Chí Minh có 04 khu: Công viên Phần mềm Quang Trung, Trung tâm Công nghệ Phần mềm TP Hồ Chí Minh, Khu Công nghệ Phần mềm Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, E- TOWN; 01 khu ở Hà Nội: Trung tâm giao dịch CNTT Hà Nội; 01 Khu Công viên Phần mềm Đà Nẵng và 01 khu là Trung tâm Công nghệ Phần mềm Cần Thơ.

Hiện nay, Việt Nam có 29 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã đi vào hoạt động, làm tiền đề cho việc phát triển các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao khác. Điển hình như: mô hình sản xuất rau an toàn, trồng hoa, cây cảnh tại TP. Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Lâm Đồng; sản xuất nấm quy mô trang trại tại Vĩnh Phúc; vùng trồng chè theo công nghệ trồng, chế biến chè của Đài Loan ở Thái Nguyên, Lâm Đồng, v.v.18.

Khu Công nghệ cao có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo môi trường thuận lợi thu hút FDI trong lĩnh vực công nghệ cao, đặc biệt là thu hút các tập đoàn đa quốc gia. Khu công nghệ cao còn là nơi thu hút, tập hợp lực lượng trí thức KH&CN trong cả nước, trí thức Việt kiều và các nhà KH&CN nước ngoài trong nghiên cứu, sáng tạo và CGCN trực tiếp cho sản xuất và ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao. Hiện có các khu như Khu Công nghệ cao Hoà Lạc, Khu công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh, Khu Công nghệ cao Đà Nẵng.

Ngoài các quy định về pháp luật, các chương trình, đề án, dự án hỗ trợ, sự nỗ lực của Nhà nước nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu, phát triển thị trường công nghệ còn thể hiện qua việc hình thành các Quỹ cho hoạt

18 Nguyễn Văn Tiến, Vụ Nông nghiệp – nông thôn Ban Kinh tế Trung ương, http://co-opbank.vn/nong- nghiep-ap-dung-cong-nghe-cao-co-che-rieng-cho-nganh-dac-thu/

39

động KH&CN như Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia, Quỹ Đầu tư mạo hiểm, Quỹ đổi mới công nghệ Quốc gia. Trong tương lai, Việt Nam cố gắng để thành lập Quỹ đầu tư mạo hiểm công nghệ cao với hy vọng hệ thống quỹ KH&CN sẽ tạo sự đột phá cho các doanh nghiệp có tinh thần khoa học để tạo ra các sản phẩm quốc gia cho nền kinh tế.

Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia (NAFOSTED)

Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia được thành lập theo Nghị định số 122/2003/NĐ-CP của Chính phủ và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 3/2008. Quỹ trực thuộc Bộ KH&CN, hoạt động không vì mục đ ch lợi nhuận, có chức năng tài trợ, cho vay để thực hiện nhiệm vụ KH&CN do tổ chức, cá nhân đề xuất. Với các nhiệm vụ ch nh như: a) Thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học trong các trường đại học và viện nghiên cứu, tạo dựng môi trường nghiên cứu có tính liên tục và kế thừa; b) Phát triển năng lực nghiên cứu của các nhà khoa học trẻ; hình thành các tập thể nghiên cứu mạnh có năng lực nghiên cứu ở trình độ quốc tế; nuôi dưỡng tài năng nghiên cứu; góp phần đào tạo nhân lực KH&CN; c) Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, tăng nhanh số lượng kết quả nghiên cứu khoa học của Việt Nam được công bố quốc tế; d) Thúc đẩy hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học, giúp các nhà khoa học Việt Nam tiếp cận với trình độ nghiên cứu quốc tế; thu hút các nguồn vốn nước ngoài tài trợ cho nghiên cứu khoa học của Việt Nam; e) Gắn kết hoạt động nghiên cứu với doanh nghiệp, đầu tư cho nghiên cứu nhằm phát triển/ làm chủ được các công nghệ chủ chốt, đóng góp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia. Trong bảy năm qua, Quỹ đã đưa số lượng công bố quốc tế của Việt Nam tăng 20%/ năm.19

Quỹ Đầu tư mạo hiểm (2015)

Ngày 12/01/2015, Quỹ Khởi nghiệp doanh nghiệp KH&CN Việt Nam (VSF) đã ch nh thức đi vào hoạt động. Đây là Quỹ đầu tư mạo hiểm đầu tiên tại Việt Nam được xã hội hóa bằng đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. VSF là quỹ xã hội hóa nội địa đầu tiên ở Việt Nam đã ch nh thức được cấp phép thành lập theo Quyết định số 1286/QĐ-BNV ngày 16/12/2014. VSF hoạt động nhằm

40

khuyến kh ch, thúc đẩy sự tham gia của các tổ chức, công dân, nhà khoa học Việt Nam có nguyện vọng, ý tưởng, phương án khởi nghiệp doanh nghiệp, đầu tư phát triển kinh tế, sản xuất, kinh doanh dựa trên nền tảng ứng dụng KH&CN.

Quỹ do tư nhân điều hành dưới sự quản lý của Bộ KH&CN và Bộ Kế hoạch & Đầu tư, sẽ hoạt động song song với đề án“Thương mại hóa công nghệ theo mô

hình mẫu Thung lũng Silicon tại Việt Nam” nhằm hỗ trợ việc cấp vốn, kết nối thị trường, đào tạo, kêu gọi đầu tư cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.

Quỹ Đổi mới Công nghệ Quốc gia

Quỹ Đổi mới Công nghệ Quốc gia được thành lập từ năm 2011 theo Quyết định số 1342/QĐ-TTg ngày 05/8/2011 nhưng mới được chính thức đi vào hoạt động ngày 08/01/2015. Quỹ được thành lập theo điều lệ của Luật CGCN với vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng do NSNN về hoạt động KH&CN cấp. Quỹ hỗ trợ tài chính cho các tổ chức, cá nhân và cả doanh nghiệp để thực hiện nghiên cứu, chuyển giao, đổi mới và hoàn thiện công nghệ. Sự ra đời của Quỹ được cho là một giải pháp góp phần vào sự nghiệp KH&CN của đất nước, đặc biệt là việc chuyển giao các nghiên cứu ứng dụng vào sản xuất kinh doanh, nhằm nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, của quốc gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận diện rào cản trong hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu tại viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)