Giải pháp về cơ sở pháp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận diện rào cản trong hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu tại viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam (Trang 68 - 73)

9. Kết cấu luận văn

3.2. Giải pháp về cơ sở pháp lý

Ngày 13 tháng 6 năm 2014, Bộ KH&CN đã ban hành Thông tư số 15/2014/TT-BKHCN về việc“Quy định trình tự, thủ tục giao quyền sở hữu, quyền

sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sử dụng ngân sách

25 Nguyễn Quang Tuấn (2010), Thúc đẩy thương mại hóa kết quả R&D ở Việt Nam, Tạp chí Cộng sản, số 810, tr. 72-74

67

nhà nước„. Thông tư gồm 14 điều quy định phạm vi, đối tượng điều chỉnh, trình tự

thủ tục, quy trình thẩm định hồ sơ, nguyên tắc thẩm định, tổ chức thực hiện với sự tham gia và phối kết hợp của nhiều bộ ban ngành có liên quan với các điều khoản và quy định có lợi cho các bên tiếp nhận kết quả nghiên cứu để CGCN; đầu tư nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp KH&CN; thành lập, góp vốn thành lập doanh nghiệp, tổ chức KH&CN; Ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh; Cung cấp dịch vụ công phục vụ lợi ích cộng đồng, an sinh xã hội và các hoạt động khác26 ... Có thể nói về mặt chủ trương và định hướng thông tư này đã đi đúng hướng, là ch nh sách đúng đắn của chính phủ. Thông tư này đã giải quyết được một phần nhất định những yêu cầu hiện nay trong cách thức chính phủ làm việc và phối hợp với các bên liên quan trong việc thực hiện các thủ tục và quy trình cần thiết để chuyển giao kết quả nghiên cứu cho đơn vị có nhu cầu ứng dụng và sử dụng kết quả nghiên cứu của nhà khoa học vào sản xuất. Theo quy định, trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày Thông tư 15/2014/TT-BKHCN có hiệu lực, các tổ chức chủ trì phải có trách nhiệm rà soát, đánh giá khả năng ứng dụng, thương mại hóa kết quả nghiên cứu và báo cáo đại diện chủ sở hữu nhà nước về danh mục các kết quả nghiên cứu do tổ chức đó chủ trì thực hiện, tình trạng đăng ký bảo hộ và nhu cầu, khả năng đáp ứng điều kiện được giao quyền. Do vậy, việc thực thi những quy định theo thông tư chắc chắn sẽ còn nhiều vướng mắc, bối rối cho các tổ chức KH&CN và cả với các đơn vị được ủy quyền cho đại diện chủ sở hữu nhà nước, bởi thông tư mới được ban hành và có hiệu lực không lâu (từ ngày 01 tháng 8 năm 2014).

Thông tư 15/2014/TT-BKHCN ra đời đánh dấu một bước ngoặt lớn trong hoạt động khai thác các kết quả nghiên cứu KH&CN, làm sáng tỏ vai trò, trách nhiệm của các tổ chức KH&CN và đại diện chủ sở hữu nhà nước trong vấn đề giao quyền sở hữu và quyền sử dụng kết quả nghiên cứu. Tuy nhiên, theo nhận định của tác giả, các thủ tục rườm rà trong việc các tổ chức KH&CN (tổ chức đề nghị giao quyền) phải nộp hồ sơ đề nghị xin giao quyền theo quy trình quy định trong Thông tư 15/2014/TT-BKHCN có khả năng sẽ gây phức tạp cho các tổ chức KH&CN này nói riêng và hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu nói chung.

68

Hình 3.1. Quy trình giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả nghiên cứu KH&CN

Qua sơ đồ quy trình trên ta có thể thấy thời gian nhanh nhất để hoàn thiện quá trình xin giao quyền cũng mất 40 ngày (trong trường hợp không cần lập và xin ý kiến của Hội đồng tư vấn giao quyền, và mọi thủ tục hành ch nh được giải quyết nhanh chóng – điều này chắc chắn trong thực tế sẽ không hoàn toàn như vậy). Tuy nhiên, đó không phải là sự phức tạp duy nhất. Những vướng mắc về mặt giải trình hồ sơ, t nh đầy đủ của các văn bản yêu cầu trong hồ sơ cũng cần phải kể đến, đặc biệt là báo cáo khả năng ứng dụng, thương mại hóa kết quả nghiên cứu theo Mẫu 2 trong Phụ lục của Thông tư27. Báo cáo yêu cầu cung cấp kết quả định giá đối với kết quả nghiên cứu bằng việc cung cấp chi tiết giá trị kết quả nghiên cứu sau khi được định giá, phương pháp định giá, các thông tin sử dụng khi định giá, kèm theo báo cáo kết quả định giá chi tiết. Điều này rõ ràng với tình hình hiện nay không phải là việc đơn giản bởi trình độ thẩm định giá kết quả nghiên cứu, công nghệ của các tổ chức đánh giá còn nhiều hạn chế, chưa có t nh tin cậy cao đối với các tổ chức KH&CN, cũng như với các nhà nghiên cứu.

Vấn đề giao quyền cho tổ chức xin giao quyền sẽ bị phụ thuộc vào đánh giá của chủ sở hữu nhà nước là giao toàn bộ quyền sở hữu; giao một phần quyền sở hữu; giao toàn bộ quyền sử dụng hay chỉ giao một phần quyền sử dụng? Điều nay gây ra sự thụ động cho tổ chức KH&CN xin giao quyền, bởi nó còn phụ thuộc rất

69

nhiều vào việc đàm phán với đối tác doanh nghiệp hợp tác nhằm khai thác kết quả nghiên cứu có tiềm năng thương mại hóa.

Ngoài ra, ngay từ đầu, tổ chức KH&CN phải trải qua hàng loạt quy trình xét duyệt hồ sơ xin đề tài, đã được Nhà nước thẩm định, giao cho làm chủ trì thực hiện nhiệm vụ và kinh ph để thực hiện. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu, các chủ nhiệm và cơ quan chủ trì đề tài cũng phải trải qua hàng loạt các buổi báo cáo trước hội đồng thẩm định các cấp để có thể nghiệm thu đề tài. Để rồi với những kết quả nghiên cứu có tiềm năng thương mại hóa, cơ quan chủ trì sẽ lại tiếp tục phải trải qua hàng loạt thủ tục hành ch nh, xin phép để được giao quyền từ đại diện chủ sở hữu nhà nước. Điều này dễ nhận thấy sẽ làm các nhà khoa học, các tổ chức KH&CN có tâm lý “e ngại„ trong việc tiếp tục để thương mại hóa được kết quả nghiên cứu của mình. Bởi chúng ta đều biết, quá trình thương mại hóa một sản phẩm, công nghệ hoàn chỉnh là điều không hề dễ dàng, chưa nói đến các kết quả nghiên cứu ở các Viện nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mức sơ khai, có tiềm năng khai thác. Sẽ còn cần rất nhiều sự đầu tư kinh ph để tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện quy trình/ công nghệ, sản xuất thử nghiệm, để có thể đưa ra sản xuất ở quy mô công nghiệp.

Do đó, tác giả đề xuất giải pháp về mặt pháp lý: Nhà nước giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả nghiên cứu trực tiếp, chủ động cho các tổ chức KH&CN ngay từ khi giao nhiệm vụ/ đề tài. Điều này sẽ đem lại những lợi ích:

- Đơn giản hóa các thủ tục hành chính

- Tiết kiệm kinh phí từ NSNN cho sự duy trì hoạt động của các đơn vị thụ lý hồ sơ giao quyền, hội đồng tư vấn giao quyền

- Tạo sự chủ động cho các tổ chức KH&CN khai thác kết quả nghiên cứu tiềm năng

Giải pháp tác giả đưa ra hoàn toàn có t nh khả thi bởi khi đề xuất đề tài/ nhiệm vụ, các nhà khoa học và tổ chức KH&CN chủ trì đã phải có hồ sơ thuyết minh trước hội đồng xét duyệt, trong đó nêu rõ nội dung nghiên cứu, kết quả dự kiến và tiềm năng khai thác, ứng dụng. Do đó, đối với các nghiên cứu có tính ứng dụng cao, khi lập hội đồng xét duyệt nhiệm vụ, cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà

70

nước có thể bổ sung thêm các thành viên là các chuyên gia có kinh nghiệm trong việc ứng dụng, thương mại hóa công nghệ, tài sản tr tuệ, pháp luật về KH&CN; hoặc các chuyên gia có kinh nghiệm trong việc đánh giá, định giá công nghệ, TSTT để hội đồng xét duyệt khi giao nhiệm vụ và kinh phí nghiên cứu cũng đồng thời là giao quyền sở hữu, quyền sử dụng các kết quả nghiên cứu cho tổ chức KH&CN chủ trì.

Ngoài ra, khi các kết quả nghiên cứu được thương mại hóa thành công, nó đem lại lợi ích/ lợi nhuận trước hết cho tổ chức KH&CN chủ trì, cho các nhà khoa học là tác giả, tiếp đó là các doanh nghiệp và xã hội. Nhà nước cũng được hưởng lợi thông qua việc thu thuế của doanh nghiệp, của các tổ chức KH&CN từ hoạt động thương mại hóa; và việc sử dụng một phần lợi nhuận thu được để tái đầu tư cho nghiên cứu (do các tổ chức KH&CN trích lập tỷ lệ phần trăm lợi nhuận sau thuế từ hoạt động thương mại hóa cho Quỹ Phát triển KH&CN của tổ chức đó theo quy định của Nhà nước) cũng sẽ góp phần giảm kinh phí từ NSNN đầu tư cho KH&CN, tăng t nh chủ động cho các tổ chức KH&CN trong hoạt động đầu tư nghiên cứu bởi có kinh phí riêng của mình. Do đó, Nhà nước cần giao quyền sở hữu và sử dụng để các tổ chức KH&CN có thể tự chủ động khai thác, bởi dù thế nào đi chăng nữa thì khi hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu thành công, nó sẽ đem lại nhiều lợi ích cho các bên gồm có nhà khoa học, tổ chức chủ trì, doanh nghiệp nói riêng và xã hội, Nhà nước nói chung.

Trong trường hợp Nhà nước, cụ thể là các cơ quan quản lý có quyền giao và cấp kinh phí nghiên cứu muốn quản lý tính hiệu quả của việc khai thác kết quả nghiên cứu của các tổ chức KH&CN chủ trì, có thể đặt điều kiện để ràng buộc. Ví dụ trong thời hạn 05 năm kể từ khi nghiệm thu nhiệm vụ, nếu tổ chức chủ trì không có hành động nào nhằm khai thác kết quả nghiên cứu ứng dụng vào thực tiễn, thương mại hóa hoặc khai thác không hiệu quả thì Nhà nước thông qua các cơ quan chức năng có thể quyết định thu hồi quyền sở hữu và quyền sử dụng kết quả nghiên cứu của tổ chức KH&CN đó, và có các hình thức hỗ trợ khác để thu hút, chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả nghiên cứu đó cho các tổ chức khác có nhu cầu, hoặc thương mại hóa trực tiếp với các doanh nghiệp nếu thấy phù hợp.

71

Viện Hàn lâm KHCNVN có thể áp dụng ngay giải pháp này trước mắt với các nhiệm vụ cấp Viện Hàn lâm KHCNVN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận diện rào cản trong hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu tại viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam (Trang 68 - 73)