Chính sách nhân lực, nhận thức của nhà khoa học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận diện rào cản trong hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu tại viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam (Trang 59)

9. Kết cấu luận văn

2.4. Một số rào cản trong hoạt động thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu tại Viện Hàn

2.4.2.1. Chính sách nhân lực, nhận thức của nhà khoa học

Nhà nghiên cứu, sáng chế là chủ nhân của các kết quả nghiên cứu, đồng thời họ cũng nắm giữ chìa khóa bí quyết khai thác ứng dụng. Chính họ phải chủ động đưa kết quả nghiên cứu của mình vào ứng dụng, đồng thời phải phối hợp với doanh nghiệp để cùng khai thác ứng dụng thì quá trình mới đảm bảo khả năng thành công. Tuy nhiên, hiện nay, Viện Hàn lâm KHCNVN chỉ có chính sách chung về nhân lực như ch nh sách tuyển dụng, đãi ngộ, thưởng cho nhà khoa học có tác phẩm công bố và công trình nghiên cứu xuất sắc (3.000.000đ cho bài báo đăng trên tạp chí thuộc danh sách SCI; 2.000.000đ cho bài báo đăng trên tạp chí thuộc danh sách SCI-E, tạp chí thuộc Viện Hàn lâm KHCNVN, danh mục Scopus,v.v.), chính sách cử cán bộ đi đào tạo nước ngoài, v.v. Chưa có ch nh sách riêng hỗ trợ các nhà khoa học có tinh thần kinh thương làm việc kiêm nhiệm tại doanh nghiệp, quy đổi giờ làm việc tại doanh nghiệp sang giờ làm/ giờ giảng dạy.

Đồng thời, các nhà khoa học thường chỉ có thế mạnh trong hoạt động nghiên cứu, không mạnh trong việc khai thác thương mại. Đa số các nhà khoa học chưa nhận thức được vai trò của mình trong quá trình thương mại hóa kết quả nghiên cứu. Việc hình thành đơn vị chuyên trách trong viện nghiên cứu để giúp các nhà nghiên cứu quảng bá, khai thác thương mại kết quả nghiên cứu là rất cần thiết. Đó là mô hình trung tâm li-xăng, CGCN trong các viện nghiên cứu. Tuy nhiên, hiện nay Viện Hàn lâm KHCVN chưa có đơn vị chức năng nào thực sự hoạt động theo mô hình văn phòng CGCN này. Trung tâm đào tạo, tư vấn và CGCN thuộc Viện Hàn lâm KHCNV như đã đề cập ở trên, chủ yếu hiện nay thực hiện việc đào tạo cán bộ về các nội dung quản lý nhà nước, lý luận chính trị, quản lý kinh tế kỹ thuật, ngoại ngữ, tin học và kiến thức chuyên ngành. Trung tâm chưa thực sự phát huy được vai trò của mình trong hoạt động tư vấn và CGCN.. Vấn đề chủ yếu đặt ra ở đây là chất lượng nguồn nhân lực của trung tâm chưa đảm bảo, chưa đạt trình độ để đảm nhiệm chức năng đầy đủ của một văn phòng CGCN.

Theo kết quả điều tra khảo sát của tác giả, 100% các Viện nghiên cứu được khảo sát đều không có bộ phận hay người chuyên trách để phụ trách hoạt động

58

CGCN, thương mại hóa kết quả nghiên cứu của Viện. Một số Viện có cán bộ kiêm nhiệm thực hiện kiêm cả những công việc khác, do đó, thực chất vai trò trong việc thúc đẩy hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu là không có. Chủ yếu chỉ dừng lại ở mức quản lý chung, nắm được hiện Viện có những công nghệ, kết quả nghiên cứu được ứng dụng như thế nào.

2.4.2.2. Chính sách về TSTT

Hiện nay, Viện Hàn lâm KHCNVN chưa có đơn vị chức năng nào hỗ trợ các nhà khoa học trong hoạt động đăng ký bảo hộ quyền SHTT. Chủ yếu là do các đơn vị, các nhà khoa học tự thực hiện. Điều này gây nhiều khó khăn cho các đơn vị và các nhà khoa học bởi họ không được đào tạo chuyên môn cũng như thời gian để thực hiện các vấn đề liên quan đến quyền SHTT. Trung bình, thời gian đăng ký đến khi được cấp văn bằng bảo hộ kéo dài từ 2 – 3 năm, nhiều trường hợp có thể còn lâu hơn, đến 7 – 8 năm, điều này gây lãng phí công sức và thời gian cho nhóm các nhà khoa học.

Viện Hàn lâm KHCNVN hiện nay chủ yếu căn cứ theo các quy định chung về quản lý hoạt động SHTT theo Luật SHTT, các nghị định, thông tư của Bộ KH&CN, mà chưa có những quy định riêng có tính chất khuyến khích các nhà khoa học thương mại hóa kết quả nghiên cứu. Viện Hàn lâm KHCNVN cũng chưa có chính sách phân chia lợi nhuận hợp lý cho các nhà khoa học khi thực hiện hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu hoặc CGCN. Trên thế giới, các đơn vị nghiên cứu hay trường đại học đều có quy định chính sách riêng của mình về vấn đề phân chia lợi nhuận nhằm đem lại quyền lợi ch nh đáng cho các nhà khoa học, điều này mang ý nghĩa kh ch lệ về mặt tinh thần và đảm bảo công bằng về mặt quyền lợi. Ví dụ, tại Hoa Kỳ, tỷ lệ tiền bản quyền phân chia cho các nhà khoa học từ mức tối thiểu 15 – 40% lợi nhuận thu được, phụ thuộc vào từng ngành cụ thể. Mỗi đơn vị nghiên cứu đều có ch nh sách quy định riêng, rõ ràng.

Hiện nay, Viện Hàn lâm có chính sách hỗ trợ cho các tác giả văn bằng độc quyền sáng chế/ Giải pháp hữu ích với mức 5.000.000đ/ bằng sáng chế và 3.000.000đ/ bằng giải pháp hữu ích. Với mức hỗ trợ này, chỉ mang tính chất tượng trưng khen thưởng cho các tác giả, chứ không mang nhiều ý nghĩa là động lực khích lệ, xứng đáng với công sức của các nhà khoa học. Cần có ch nh sách khen thưởng

59

th ch đáng cho các tác giả, cơ quan chủ trì. Điều này có thể đưa vào trong quy định về quản lý TSTT của Viện Hàn lâm KHCNVN.

Theo kết quả điều tra khảo sát của tác giả, các Viện cũng không có quy định riêng về quản lý TSTT của mình. Một số Viện có chính sách hỗ trợ thêm cho các nhà nghiên cứu có công trình khoa học công bố trên các tạp ch uy t n hay được cấp văn bằng SHTT (tương tự như của Viện Hàn lâm KHCNVN), tuy nhiên con số cũng không hấp dẫn các nhà khoa học nhiều bởi nguồn kinh phí/ Quỹ của Viện có hạn.

2.4.2.3. Thiếu sự liên kết với doanh nghiệp, thị trường

Nhiệm vụ chính của các nhà nghiên cứu, các tổ chức nghiên cứu là thực hiện các hoạt động nghiên cứu, sáng tạo. Nhà nghiên cứu cần phát huy hết khả năng để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu của mình, nâng cao chất lượng nghiên cứu, đóng góp ngày càng nhiều các kết quả nghiên cứu vào kho TSTT cho doanh nghiệp khai thác ứng dụng. Không chỉ cung cấp nhiều kết quả nghiên cứu, sáng chế, nhà nghiên cứu còn phải tập trung nghiên cứu các vấn đề sát với yêu cầu sản xuất của doanh nghiệp, tạo ra các sản phẩm đáp ứng được yêu cầu đổi mới công nghệ của doanh nghiệp. Muốn vậy, nhà nghiên cứu phải có mối liên hệ mật thiết với khu vực doanh nghiệp để nắm bắt được các yêu cầu của sản xuất, hướng hoạt động nghiên cứu vào giải quyết các yêu cầu của sản xuất, của đổi mới công nghệ.

Chính vì vậy, sự không liên kết, thiếu trao đổi thông tin giữa nhu cầu thị trường, doanh nghiệp và các viện nghiên cứu là một trong những nguyên nhân làm cho nhiều nghiên cứu không có đầu ra, các kết quả nghiên cứu không có tính ứng dụng thực tiễn.

2.4.3. Rào cản về tài chính

Nhìn chung, cơ chế tài chính trong hoạt động KH&CN, nhất là thủ tục thanh quyết toán nhiệm vụ KH&CN rườm rà, phức tạp, không phù hợp với đặc thù của hoạt động KH&CN, thậm chí nhà khoa học phải làm cái việc không muốn là “dối trá” thì mới hợp thức hoá định mức chi, nội dung chi để quyết toán nhiệm vụ KH&CN. Quyền tự chủ về tài chính của tổ chức KH&CN bị hạn chế về thẩm quyền quyết định của người đứng đầu tổ chức KH&CN đối với chế độ thu chi, đặc biệt là

60

chi từ nguồn NSNN, các định mức chi luôn thấp. Định mức chi quá thấp (đặc biệt là chi cho nhân công thực hiện nhiệm vụ chuyên môn), nhiều nội dung chi hợp lý phát sinh trong hoạt động KH&CN chưa được kịp thời bổ sung, đặc biệt là thủ tục cấp phát kinh phí và thanh quyết toán cứng nhắc không phù hợp với đặc thù của hoạt động nghiên cứu sáng tạo là rào cản chủ yếu khiến cho các tổ chức KH&CN công lập khó có thể thu hút cán bộ trình độ cao và triển khai các nhiệm vụ KH&CN quy mô lớn trên thực tiễn.

Hiện nay, tổng đầu tư xã hội dành cho KH&CN mới chỉ đạt sấp xỉ 1% GDP, trong đó NSNN chiếm khoảng 2/3. So với các quốc gia đang phát triển khác thì mức đầu tư này là khiêm tốn, chẳng hạn ở Trung Quốc đạt khoảng 1,75% GDP, một số nước thuộc OECD đạt khoảng trên 2% GDP và chủ yếu là từ doanh nghiệp. Việc phân bổ nguồn kinh phí 2% NSNN dành cho KH&CN hàng năm theo quy định hiện hành cho 63 tỉnh, thành phố, các Bộ, ngành và 2 Viện quốc gia làm cho nguồn lực tài chính bị dàn trải, phân tán và nhiều trường hợp được sử dụng không đúng mục đ ch, kém hiệu quả, nhất là ở các địa phương không thực sự có nhu cầu và tiềm lực KH&CN22. Cụ thể, trong 2% tổng chi ngân sách hàng năm cho KH&CN, hơn 40% được dành cho đầu tư phát triển, phân bổ cho các bộ, ngành, địa phương (chủ yếu là cho xây dựng cơ bản và hạ tầng KH&CN); 40-45% do các bộ, ngành, địa phương trực tiếp quản lý để chi thường xuyên và chi sự nghiệp cho bộ máy quản lý và nghiên cứu. Bộ KH&CN chỉ điều hành trực tiếp khoảng 8-11%. Nguồn kinh phí phân bổ về địa phương cũng lại phải san sẻ cho nhiều mục đ ch sử dụng. Do vậy, tỷ lệ kinh phí dành cho nghiên cứu KH&CN chỉ chiếm một phần nhỏ trong 2% tổng chi ngân sách.

Nhiều trường hợp có những kết quả có tính ứng dụng thực tiễn cao, nhưng do thiếu sự hỗ trợ, đầu tư tài ch nh từ chính viện nghiên cứu và nhà nước nên nhiều kết quả nghiên cứu bị bỏ xó, lãng quên. Đây là những rào cản chung về mặt tài chính trong hoạt động KH&CN ở Việt Nam nói chung và cũng tồn tại ở Viện Hàn lâm KHCNVN nói riêng.

Kinh phí cho hoạt động KH&CN hằng năm đều tăng dần đều. Tuy nhiên, kinh ph này được sử dụng, đầu tư cho nhiều hạng mục ví dụ chi đầu tư phát triển

61

(chiếm ¼ tổng kinh phí), các loại đề tài dự án theo nhiều hướng nghiên cứu khác nhau.

Theo báo cáo tổng kết hàng năm của Viện Hàn lâm KHCNVN, kinh phí dành cho các dự án sản xuất thử nghiệm chỉ chiếm <1% tổng kinh phí chi cho hoạt động KH&CN. Ví dụ trong năm 2013, có 9 Dự án SXTN cấp Viện Hàn lâm KHCNVN được triển khai với tổng kinh phí 3.800 triệu đồng (so với tổng kinh phí cho hoạt động nghiên cứu KHCN là khoảng 650.000 triệu đồng). Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả thương mại hóa kết quả nghiên cứu bởi kinh ph đầu tư cho hoạt động sản xuất thử nghiệm, hoàn thiện quy trình, công nghệ chưa được chú trọng. 0 200 400 600 800 1000 2009 2010 2011 2012 2013 430 470 595 749 853

Kinh phí giao tính đến cuốinăm

tỷ đồng

Hình 2.5. Tổng inh ph Viện Hàn lâm KHCNVN giai đoạn 2009 – 2013

(bao gồm cả kinh phí chi hoạt động thường xuyên và chi đầu tư phát triển)

(Nguồn: Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam)

Ý kiến phản ánh của các nhà khoa học cho thấy nhu cầu bức xúc cần sử dụng hợp lý nguồn đầu tư cũng như kết quả nghiên cứu có nguồn NSNN. Nhiều nghiên cứu trong viện nghiên cứu không được sử dụng, không đem lại thành quả trên thực tiễn gây ra tổn thất, lãng phí, phân tán nguồn lực.

2.4.4. Rào cản về thị trường

Thị trường công nghệ ở nước ta mới được hình thành, chậm phát triển và còn ở trình độ sơ khai; giao dịch trên thị trường chủ yếu vẫn là các trang thiết bị, máy móc, dây truyền sản xuất toàn bộ, các giao dịch mua bán công nghệ ở dạng văn bằng sáng chế, bí quyết công nghệ, giải pháp hữu ích còn rất ít. Chất lượng đầu ra của các đơn vị nghiên cứu chưa đáp ứng được ngay nhu cầu của thị trường, nên làm giảm độ tin cậy với các doanh nghiệp.

62

Gần 90% các doanh nghiệp trong nước ta hiện nay là doanh nghiệp ở quy mô vừa và nhỏ, vốn đầu tư nhỏ. Do đó, việc đầu tư để khai thác các kết quả nghiên cứu của các tổ chức KH&CN sẽ gặp nhiều khó khăn do thiếu kinh phí và rủi ro cao so với việc mua sẵn công nghệ từ nước ngoài (chủ yếu là Trung Quốc với chi phí rẻ).

Doanh nghiệp KH&CN chưa phát triển, số lượng còn quá t nên chưa thúc đẩy gia tăng nhu cầu công nghệ trên thị trường.

Hoạt động của các tổ chức, định chế trung gian còn yếu kém. Điều này dẫn đến hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu khó có thể phát triển thuận lợi.

* Kết luận Chƣơng 2

Trong chương 2 tác giả nghiên cứu những văn bản, quy định pháp luật của Nhà nước, các chương trình, đề án, dự án liên quan và các mô hình, định chế hỗ trợ hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu để hiểu rõ thực tiễn của hoạt động này. Từ đó, tác giả đi vào phân t ch thực trạng hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu tại Viện Hàn lâm KHCNVN, đồng thời chỉ ra những rào cản trong hoạt động này. Đây là những cơ sở cho việc đề xuất giải pháp khắc phục rào cản nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu của tác giả trong chương 3.

63

CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÁO GỠ RÀO CẢN TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TẠI VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

Vai trò, tầm quan trọng của hoạt động thương mại hóa kết quả R&D đã được nghiên cứu và khẳng định trong một quá trình phát triển lâu dài với những bài học kinh nghiệm thành công lớn từ nhiều nước trên thế giới. Do đó, việc làm thế nào để ngày càng thúc đẩy được hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu, CGCN từ môi trường hàn lâm ra hiện thực cuộc sống, đem lại lợi ích cho con người và xã hội là rất cần thiết, phù hợp với xu thế phát triển. Đây là con đường ngắn nhất để thực hiện nhiều mục tiêu: gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo, nghiên cứu và triển khai với sản xuất, tham gia vào tiến trình của hệ thống đổi mới, là động lực cho sáng tạo của nhà khoa học, đem lại giá trị kinh tế thông qua sản phẩm có hàm lượng chất xám cao, thay đổi tư duy xã hội và nâng tầm vị trí của nghiên cứu KH&CN. Tuy nhiên để có thể tạo ra hiệu quả và sự đột phá mạnh mẽ cần đến nhiều yếu tố, trong đó sự cần thiết phải hoàn thiện cơ sở về mặt pháp lý, chính sách và đảm bảo tính thực thi của những quy định pháp lý này. Đồng thời, đảm bảo nguồn lực tài chính dồi dào, dễ tiếp cận, thay đổi cơ chế quản lý tài chính cũng là một yếu tố quan trọng để thúc đẩy hoạt động thương mại hóa kết quả R&D.

3.1. Kinh nghiệm thúc đẩy hoạt động thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu tại một số nƣớc trên thế giới một số nƣớc trên thế giới

3.1.1. Kinh nghiệm của Hoa Kỳ

Đánh dấu bước chuyển đổi nhằm thúc đẩy chuyển giao kết quả R&D từ trường đại học vào doanh nghiệp, năm 1980, Ch nh phủ Mỹ đã ban hành Luật Bayh-Dole. Luật này cho phép, hay trao quyền không giới hạn cho các trường đại học và doanh nghiệp nhỏ sở hữu các sáng chế được tạo ra từ ngân sách đầu tư cho nghiên cứu của Liên bang. Từ khi đạo luật này được ban hành, các trường đại học của Mỹ đã đẩy mạnh việc hình thành các tổ chức dịch vụ CGCN nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu của mình. Theo báo cáo của Văn phòng Chính phủ Hoa Kỳ trình Quốc hội ngày 07/5/1978 (trước khi có luật Bayh- Dole), Chính phủ Hoa Kỳ sở hữu 28.000 văn bằng sáng chế được bảo hộ. Tuy

64

nhiên, chỉ có dưới 5% trong số đó được thương mại hóa23. Sau khi luật Bayh-Dole được ban hành, nó được đánh giá là có tác động sâu rộng đến hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu và phát triển của các trường đại học ở Hoa Kỳ. Trong giai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận diện rào cản trong hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu tại viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)