9. Kết cấu luận văn
2.4. Một số rào cản trong hoạt động thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu tại Viện Hàn
2.4.3. Rào cản về tài chính
Nhìn chung, cơ chế tài chính trong hoạt động KH&CN, nhất là thủ tục thanh quyết toán nhiệm vụ KH&CN rườm rà, phức tạp, không phù hợp với đặc thù của hoạt động KH&CN, thậm chí nhà khoa học phải làm cái việc không muốn là “dối trá” thì mới hợp thức hoá định mức chi, nội dung chi để quyết toán nhiệm vụ KH&CN. Quyền tự chủ về tài chính của tổ chức KH&CN bị hạn chế về thẩm quyền quyết định của người đứng đầu tổ chức KH&CN đối với chế độ thu chi, đặc biệt là
60
chi từ nguồn NSNN, các định mức chi luôn thấp. Định mức chi quá thấp (đặc biệt là chi cho nhân công thực hiện nhiệm vụ chuyên môn), nhiều nội dung chi hợp lý phát sinh trong hoạt động KH&CN chưa được kịp thời bổ sung, đặc biệt là thủ tục cấp phát kinh phí và thanh quyết toán cứng nhắc không phù hợp với đặc thù của hoạt động nghiên cứu sáng tạo là rào cản chủ yếu khiến cho các tổ chức KH&CN công lập khó có thể thu hút cán bộ trình độ cao và triển khai các nhiệm vụ KH&CN quy mô lớn trên thực tiễn.
Hiện nay, tổng đầu tư xã hội dành cho KH&CN mới chỉ đạt sấp xỉ 1% GDP, trong đó NSNN chiếm khoảng 2/3. So với các quốc gia đang phát triển khác thì mức đầu tư này là khiêm tốn, chẳng hạn ở Trung Quốc đạt khoảng 1,75% GDP, một số nước thuộc OECD đạt khoảng trên 2% GDP và chủ yếu là từ doanh nghiệp. Việc phân bổ nguồn kinh phí 2% NSNN dành cho KH&CN hàng năm theo quy định hiện hành cho 63 tỉnh, thành phố, các Bộ, ngành và 2 Viện quốc gia làm cho nguồn lực tài chính bị dàn trải, phân tán và nhiều trường hợp được sử dụng không đúng mục đ ch, kém hiệu quả, nhất là ở các địa phương không thực sự có nhu cầu và tiềm lực KH&CN22. Cụ thể, trong 2% tổng chi ngân sách hàng năm cho KH&CN, hơn 40% được dành cho đầu tư phát triển, phân bổ cho các bộ, ngành, địa phương (chủ yếu là cho xây dựng cơ bản và hạ tầng KH&CN); 40-45% do các bộ, ngành, địa phương trực tiếp quản lý để chi thường xuyên và chi sự nghiệp cho bộ máy quản lý và nghiên cứu. Bộ KH&CN chỉ điều hành trực tiếp khoảng 8-11%. Nguồn kinh phí phân bổ về địa phương cũng lại phải san sẻ cho nhiều mục đ ch sử dụng. Do vậy, tỷ lệ kinh phí dành cho nghiên cứu KH&CN chỉ chiếm một phần nhỏ trong 2% tổng chi ngân sách.
Nhiều trường hợp có những kết quả có tính ứng dụng thực tiễn cao, nhưng do thiếu sự hỗ trợ, đầu tư tài ch nh từ chính viện nghiên cứu và nhà nước nên nhiều kết quả nghiên cứu bị bỏ xó, lãng quên. Đây là những rào cản chung về mặt tài chính trong hoạt động KH&CN ở Việt Nam nói chung và cũng tồn tại ở Viện Hàn lâm KHCNVN nói riêng.
Kinh phí cho hoạt động KH&CN hằng năm đều tăng dần đều. Tuy nhiên, kinh ph này được sử dụng, đầu tư cho nhiều hạng mục ví dụ chi đầu tư phát triển
61
(chiếm ¼ tổng kinh phí), các loại đề tài dự án theo nhiều hướng nghiên cứu khác nhau.
Theo báo cáo tổng kết hàng năm của Viện Hàn lâm KHCNVN, kinh phí dành cho các dự án sản xuất thử nghiệm chỉ chiếm <1% tổng kinh phí chi cho hoạt động KH&CN. Ví dụ trong năm 2013, có 9 Dự án SXTN cấp Viện Hàn lâm KHCNVN được triển khai với tổng kinh phí 3.800 triệu đồng (so với tổng kinh phí cho hoạt động nghiên cứu KHCN là khoảng 650.000 triệu đồng). Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả thương mại hóa kết quả nghiên cứu bởi kinh ph đầu tư cho hoạt động sản xuất thử nghiệm, hoàn thiện quy trình, công nghệ chưa được chú trọng. 0 200 400 600 800 1000 2009 2010 2011 2012 2013 430 470 595 749 853
Kinh phí giao tính đến cuốinăm
tỷ đồng
Hình 2.5. Tổng inh ph Viện Hàn lâm KHCNVN giai đoạn 2009 – 2013
(bao gồm cả kinh phí chi hoạt động thường xuyên và chi đầu tư phát triển)
(Nguồn: Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam)
Ý kiến phản ánh của các nhà khoa học cho thấy nhu cầu bức xúc cần sử dụng hợp lý nguồn đầu tư cũng như kết quả nghiên cứu có nguồn NSNN. Nhiều nghiên cứu trong viện nghiên cứu không được sử dụng, không đem lại thành quả trên thực tiễn gây ra tổn thất, lãng phí, phân tán nguồn lực.