Chính sách về nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận diện rào cản trong hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu tại viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam (Trang 73)

9. Kết cấu luận văn

3.3. Giải pháp về chính sách hỗ trợ

3.3.1. Chính sách về nhân lực

Để giúp nhà nghiên cứu hoàn thành tốt vai trò, Nhà nước cần đầu tư, tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, điều kiện nghiên cứu để các nhà nghiên cứu thực hiện công việc chuyên môn. Nhà nước cũng cần có chính sách, chế độ đãi ngộ thích hợp để khuyến khích các nhà nghiên cứu phát huy hết năng lực nghiên cứu, sáng tạo ra các sản phẩm trí tuệ có giá trị.

Giải pháp đề xuất: Nhà nước cần có những phương thức hỗ trợ thêm kinh phí ngoài lương cho các cán bộ nghiên cứu đủ trang trải cuộc sống; có chế độ khen thưởng th ch đáng với cá nhân có thành tích trong nghiên cứu (không phải thưởng lấy lệ với con số khiêm tốn); xây dựng các khu nhà ở cho cán bộ nhằm đảm bảo chất lượng cuộc sống, để các nhà khoa học yên tâm đầu tư cho công việc; v.v.

Tại Việt Nam hiện nay đã có một số viện nghiên cứu thành lập các bộ phận, trung tâm hỗ trợ việc CGCN và quản lý SHTT. Tuy nhiên, hoạt động của các đơn vị này còn chưa thực sự có hiệu quả và chưa đúng như chức năng của một văn phòng/trung tâm CGCN đã nêu ở trên. Phần lớn các bộ phận này chỉ thực hiện việc xúc tiến bảo hộ quyền SHTT. Một số đã thành lập bộ phận này được vài năm nhưng không phát triển được như mong muốn. Nguyên nhân thì có nhiều nhưng tựu trung lại, một trong những nguyên nhân chủ yếu là do thiếu đội ngũ chuyên trách có chuyên môn sâu về quản lý SHTT và CGCN.

72

Viện Hàn lâm KHCNVN hiện có các đơn vị liên quan đến vấn đề này: - Trung tâm tư vấn, đào tạo và CGCN

- Ban Ứng dụng và Triển khai công nghệ

Hai đơn vị có chức năng riêng biệt, tuy nhiên đều nhằm mục đ ch thúc đẩy hoạt động CGCN của Viện Hàn lâm KHCNVN. Tuy nhiên, sự phối hợp công tác và nhân lực ở các đơn vị này có thể nói là chưa hoàn toàn đáp ứng nhu cầu về mặt quản lý SHTT và thúc đẩy hoạt động CGCN.

Giải pháp đề xuất của tác giả, đối với Viện Hàn lâm KHCNVN:

- Cần là đầu mối tổ chức, liên kết với các đơn vị khác để đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về quản lý SHTT và CGCN cho các cán bộ, trước hết là của hai đơn vị Trung tâm tư vấn, đào tạo và CGCN; Ban Ứng dụng và Triển khai công nghệ; sau đó là các cán bộ phụ trách, các lãnh đạo và cán bộ của các viện nghiên cứu thuộc Viện Hàn lâm KHCNVN. Đối với mỗi đối tượng thì nhu cầu và nội dung đào tạo cũng sẽ phải khác nhau và điều chỉnh cho phù hợp. Tránh đào tạo kiểu dàn trải, chung chung, mất thời gian và không đem lại hiệu quả.

- Cần bố trí biên chế cho cán bộ hoặc bộ phận chuyên trách về SHTT và CGCN tại mỗi viện nghiên cứu có hướng ứng dụng, tùy thuộc vào quy mô của viện đó. Cán bộ/ bộ phận này sẽ làm nhiệm vụ quản lý TSTT của Viện; hỗ trợ các nhà nghiên cứu trong các thủ tục liên quan đến đăng ký bản quyền; hỗ trợ tìm kiếm vốn đầu tư để tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện sản phẩm/ công nghệ; phối hợp với các đơn vị chức năng, văn phòng CGCN của Viện Hàn lâm nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại hóa; tìm kiếm đơn vị hợp tác, thị trường phù hợp; các thủ tục pháp lý liên quan, v.v.

Ý kiến của một nhà khoa học khi được hỏi cho rằng: “Do số lượng biên chế

hạn chế, nguồn kinh phí hoạt động của Viện không lớn nên không thể bố trí cán bộ biên chế hoặc hợp đồng để chuyên phụ trách về mảng SHTT và CGCN. Điều này làm cho hoạt động quản lý và thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu bị hạn chế do bị phụ thuộc vào các nhà khoa học. Chủ yếu chúng tôi tự tìm kiếm đối tác theo mối quan hệ của mình„.

73

- Nâng cao nhận thức về vai trò tinh thần kinh thương cho các nhà khoa học trong hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu bằng việc tổ chức các buổi tọa đàm, giao lưu giữa những nhà khoa học – doanh nhân thành công, nhằm khơi gợi tinh thần doanh nhân, muốn làm kinh tế của các nhà khoa học.

3.3.2. Chính sách SHTT

Viện Hàn lâm KHCNVN nói chung và các viện nghiên cứu chuyên ngành trực thuộc nói riêng cần có chính sách về SHTT riêng phù hợp với đặc thù của mỗi Viện nhằm k ch th ch vào động cơ nghiên cứu và thương mại hóa ch nh đáng của nhà khoa học. Đặc biệt là trong chính sách này cần có sự phân chia lợi ích thỏa đáng giữa người tạo ra công nghệ, nhà đầu tư (nhà nghiên cứu, các viện nghiên cứu – đơn vị nơi tác công tác).

Ở Nhật Bản chính sách quản lý SHTT trong các trường đại học, viện nghiên cứu (ban hành năm 2003) quy định: Đối với sáng chế mang lại lợi nhuận dưới 1 triệu yên thì tác giả được hưởng 50% lợi nhuận, đối với sáng chế mang lại lợi nhuận trên một triệu yên thì tác giả được hưởng theo công thức (lợi nhuận – 1 triệu yên) x 25% + 500.000 yên28.

Trong danh mục các dự án thuộc Chương trình hỗ trợ phát triển TSTT (Chương trình 68) để tuyển chọn thực hiện trong 2 năm 2014 - 2015, Viện Hàn lâm KHCNVN đã có 01 dự án được tuyển chọn, đó là “Xây dựng và vận hành Tổ chức

quản lý và hoạt động SHTT tại Viện Hàn lâm KHCNVN„. Hy vọng sau khi nghiệm

thu dự án này, Viện Hàn lâm KHCNVN sẽ có những hoạt động thiết thực hơn nhằm bảo hộ quyền SHTT và quản lý hoạt động SHTT một cách hiệu quả và thúc đẩy hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu tiềm năng.

Giải pháp đề xuất, Viện Hàn lâm KHCNVN cần phát triển một văn phòng CGCN hoạt động thực sự, đảm bảo công tác quản lý TSTT, hỗ trợ thực hiện công tác đăng ký bảo hộ quyền SHTT, có chính sách hỗ trợ hợp lý nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu,v.v. Có thể đầu tư nâng cấp Trung tâm tư vấn, đào tạo và CGCN hiện nay nhằm chuẩn hóa hoạt động thành một văn phòng CGCN thực sự. Đồng thời, ban hành Quy chế quản lý SHTT của Viện Hàn lâm

28 Naohiko Teshima, văn phòng sáng chế quốc tế AIWA, Bài tham luận tại hội thảo “Bảo hộ quyền SHTT trong các trường ĐH, kinh nghiệm Nhật Bản

74

KHCNVN với các quy định về quản lý, đồng thời có cơ chế phân chia lợi ích thoả đáng, v dụ, tác giả/ nhóm tác giả được hưởng 30 – 40% lợi nhuận sau thuế tùy công nghệ. Các Viện chuyên ngành có thể dựa trên cơ sở Quy chế của Viện Hàn lâm để thực hiện, đồng thời có những điều chỉnh, chính sách riêng phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn.

3.3.3. Hỗ trợ gắn kết với doanh nghiệp, thị trường

Không chỉ đơn thuần là nghiên cứu KHCN, nhà nghiên cứu còn phải tập trung nghiên cứu các vấn đề đáp ứng nhu cầu của thị trường, tạo ra các sản phẩm đáp ứng được yêu cầu đổi mới công nghệ của doanh nghiệp. Muốn vậy, nhà nghiên cứu phải có mối liên hệ mật thiết với khu vực doanh nghiệp để nắm bắt được các yêu cầu của sản xuất, hướng hoạt động nghiên cứu vào giải quyết các yêu cầu của sản xuất, của đổi mới công nghệ. Hay nói cách khác, cần có sự trao đổi thông tin rõ ràng giữa bên cung và cầu. Tuy nhiên, hiện nay các định chế trung gian ở Việt Nam hoạt động không hiệu quả, cơ quan chức năng Nhà nước cũng không đảm bảo được sự thông tin kịp thời giữa hai phía.

Ngay từ đầu việc đặt hàng nghiên cứu phải được tiến hành tốt thông qua khảo sát nhu cầu thị trường và công nghệ chiến lược trong tương lai. Bên cạnh đó các tổ chức KH&CN đề xuất nghiên cứu của chính mình từ khảo sát và nhu cầu của tổ chức, có tính ứng dụng và định hướng thương mại, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao. Về bản chất ch nh là cơ chế phối hợp giữa nhà khoa học và doanh nghiệp. Như vậy, cần phải có các định chế trung gian trên thị trường công nghệ để kết nối nhà khoa học với doanh nghiệp, tìm hiểu nhu cầu của doanh nghiệp để đến đặt hàng các nhà khoa học và đồng thời tìm hiểu năng lực của nhà khoa học để giới thiệu với doanh nghiệp. Trong đó nhà nước chỉ là nhà tài trợ cho nghiên cứu thông qua NSNN nhằm tạo ra các nghiên cứu có chất lượng cao. Kết quả nghiên cứu tốt là nền tảng cho hoạt động thương mại hóa.

Việc khai thác ứng dụng kết quả nghiên cứu, sáng chế vào sản xuất liên quan trực tiếp tới 2 chủ thể: Nhà nghiên cứu với vai trò là người cung cấp kết quả nghiên cứu, sáng chế, và doanh nghiệp sản xuất với vai trò là người sử dụng, ứng dụng các kết quả này. Nhà nước, với vai trò điều tiết, thông qua việc ban hành cơ chế, chính sách, có thể định hướng hoạt động nghiên cứu hướng vào các yêu cầu của sản xuất,

75

khuyến khích hoặc áp dụng các chế tài bắt buộc doanh nghiệp quan tâm đầu tư đổi mới công nghệ, cũng như hỗ trợ thúc đẩy hoạt động đưa các kết quả nghiên cứu từ viện nghiên cứu tới doanh nghiệp, nhờ đó giúp doanh nghiệp, nhà nghiên cứu tháo gỡ các nút thắt, thúc đẩy quá trình thương mại hóa kết quả nghiên cứu, sáng chế. Tuy nhiên, vấn đề làm thế nào gắn kết được thông tin giữa các nhà khoa học với doanh nghiệp phù hợp thì cần có sự hỗ trợ từ Nhà nước.

Qua nghiên cứu thực tiễn và học tập kinh nghiệm từ các nước phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Phần Lan… nhóm nghiên cứu của dự án IPP đề xuất mô hình kết nối thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo ở Việt Nam với sự tham gia của 3 chủ thể: Nhà nước - Nhà nghiên cứu - Doanh nghiệp.

Trong mô hình kết nối 3 chiều ở trên, Nhà nước có các vai trò ch nh sau đây:

Tạo môi trường pháp lý, cơ chế, chính sách. Nhà nước phải hoạch định chính

sách, xây dựng cơ chế cho hoạt động khai thác và thương mại hóa kết quả nghiên cứu. Cụ thể, Nhà nước vừa đóng vai trò là nguồn sáng tạo qua việc cấp kinh phí và đặt hàng việc thực hiện các đề tài/dự án nghiên cứu,đồng thời hỗ trợ việc khai thác và áp dụng các kết quả nghiên cứu phục vụ đời sống, xã hội thông qua việc tổ chức các hoạt động như tập huấn, đào tạo, cung cấp thông tin, tư vấn cho các chủ thể sáng tạo và doanh nghiệp trong việc khai thác và thương mại hóa kết quả nghiên cứu.

Đầu tư, định hướng phát triển nghiên cứu. Hiện tại, Nhà nước đang là nhà đầu

tư chủ yếu cho hoạt động nghiên cứu (đầu tư của Nhà nước chiếm tới 70% tổng đầu tư của toàn xã hội cho hoạt động nghiên cứu). Thông qua đầu tư phân bổ ngân sách, Nhà nước có thể định hướng hoạt động nghiên cứu vào giải quyết các yêu cầu đặt ra từ khu vực sản xuất, giải quyết các bài toán của doanh nghiệp.

Khuyến khích và áp chế để doanh nghiệp đổi mới công nghệ thông qua khai thác ứng dụng kết quả nghiên cứu. Nhà nước tác động đến các doanh nghiệp thông

qua chính sách khuyến khích và chế tài áp chế thực hiện để thúc đẩy nhu cầu đổi mới công nghệ của doanh nghiệp.Hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động đổi mới công nghệ, đặc biệt là chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi tiềm lực tài chính của các doanh nghiệp này còn hạn chế.

76

Hỗ trợ, thúc đẩy các hoạt động khai thác thương mại kết quả nghiên cứu, sáng chế. Nhà nước thúc đẩy mối liên kết giữa doanh nghiệp và nhà nghiên cứu để nhà

nghiên cứu thực hiện các nghiên cứu theo yêu cầu sản xuất của doanh nghiệp, và doanh nghiệp nhanh chóng ứng dụng kết quả nghiên cứu vào sản xuất.

Nhà nước cần phát triển hơn nữa các kênh kết nối trung gian từ nhà nghiên cứu đến doanh nghiệp như các chợ công nghệ (Techmart), các sàn giao dịch công nghệ, các trung tâm ứng dụng công nghệ, các triển lãm công nghệ... Thông qua tác động này, hiệu quả hoạt động của các kênh trung gian sẽ tăng lên.

Có chính sách và chế độ đãi ngộ cụ thể việc luân chuyển cán bộ giữa giới doanh nghiệp và hàn lâm nhằm gắn kết hai mắt xích quan trọng này với nhau. Cụ thể, Nhà nước cho phép các cán bộ nghiên cứu, giảng viên tính giờ làm việc tại doanh nghiệp quy đổi ra giờ giảng dạy và nghiên cứu khoa học, t nh lương tăng thêm cho giảng viên một cách thỏa đáng. Đồng thời, Nhà nước cho phép các trường đại học, viện nghiên cứu được nhận các giảng viên, cán bộ nghiên cứu là doanh nhân vào giảng dạy, đặc biệt là cho các doanh nhân được giảng dạy đại học và sau đại học mà không cần yêu cầu về học vị, học hàm. Điều này làm gia tăng sự hiểu biết giữa khu vực doanh nghiệp và hàn lâm, tạo sự gắn kết và hiểu nhu cầu của mỗi bên nhằm thu hẹp khoảng cách giữa hai khu vực này, tạo sự hợp tác phát triển bền vững.

77

Nguồn: Dự án IPP – NATEC

Giải pháp đối với Viện Hàn lâm KHCNVN, có thể thành lập mới văn phòng trung tâm CGCN nhằm đáp ứng các yêu cầu như đã phân t ch ở trên, hoặc bổ sung, hoàn thiện chức năng của các đơn vị hiện có nhằm chuyển đổi mô hình tổ chức hoạt động đặc thù, hoạt động như một văn phòng/ trung tâm CGCN thực sự. Việc hình thành đơn vị chuyên trách trong viện nghiên cứu để giúp các nhà nghiên cứu quảng bá, khai thác thương mại kết quả nghiên cứu là rất cần thiết. Ban Ứng dụng và triển khai công nghệ là đơn vị chức năng của Viện Hàn lâm KHCNVN cần thúc đẩy hơn nữa công tác gắn kết với doanh nghiệp, nhu cầu của thị trường, làm đầu mối cho sự kết nối giữa đơn vị nghiên cứu với nhu cầu thị trường, đồng thời có thể chuyển đổi sang mô hình văn phòng/ trung tâm CGCN, đảm bảo công tác quản lý và thúc đẩy hoạt động ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn. Viện Hàn lâm KHCNVN cần là đầu mối tổ chức các buổi triển lãm giới thiệu sản phẩm, công nghệ nhằm thu hút sự quan tâm của doanh nghiệp, cũng như t ch cực nghiên cứu nhu cầu của thị trường để đặt hàng các nhà khoa học kịp thời. Đồng thời nâng cao trình độ, nghiệp vụ đánh giá, định giá công nghệ. Nếu không thể, cần có kinh ph để thuê dịch vụ thực hiện tại các tổ chức chuyên đánh giá, định giá công nghệ,

Theo kết quả điều tra của tác giả, 100% các ý kiến cho rằng cần có sự hỗ trợ từ ph a Nhà nước và Viện Hàn lâm KHCNVN nhằm cung cấp thông tin hai chiều về nhu cầu của thị trường, và nguồn cung từ các kết quả nghiên cứu. Đề nghị có sự hỗ trợ đào tạo nghiệp vụ đánh giá, định giá công nghệ.

3.4. Giải pháp về tài chính

Tài chính là một trong những trở ngại hàng đầu cho nghiên cứu, đổi mới công nghệ ở bất cứ doanh nghiệp, tổ chức nào, đặc biệt khi tổ chức tập trung vào lĩnh vực công nghệ mới, công nghệ cao. Theo tác giả Trần Đắc Hiến (2012), việc phân bổ và sử dụng NSNN dành cho KH&CN hàng năm cần phù hợp với phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ KH&CN chủ yếu trong từng giai đoạn; căn cứ vào kết quả, hiệu quả sử dụng kinh phí KH&CN của Bộ, ngành, địa phương để có những điều chỉnh phù hợp nhằm khắc phục tình trạng dàn trải, phân tán, sử dụng không đúng mục đ ch, không hiệu quả nguồn vốn này. Cơ chế tài chính của hoạt động KH&CN, nhất là đối với các nhiệm vụ KH&CN cần phải linh hoạt, kịp thời theo tiến độ đặt hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận diện rào cản trong hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu tại viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)