Về công trình khoa học công bố, văn bằng SHTT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận diện rào cản trong hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu tại viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam (Trang 54 - 55)

9. Kết cấu luận văn

2.3. Thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ

2.3.2.2. Về công trình khoa học công bố, văn bằng SHTT

Theo số liệu báo cáo của Viện Hàn lâm KHCNVN, tổng số công trình khoa học công bố, kết quả văn bằng SHTT gồm sáng chế và giải pháp hữu ích trong giai đoạn 2009 – 2013 tăng đều qua các năm, riêng năm 2013 có kết quả tăng vượt bậc (khoảng 40%). Hằng năm tổng số công trình công bố khoa học của Viện Hàn lâm KHCNVN lên tới hàng nghìn (từ 1.276 đến 2.298 – chi tiết xem Bảng 2.2 dưới đây), tuy nhiên ngược lại, Viện chỉ sở hữu vài văn bằng SHTT bao gồm bằng độc quyền sáng chế và bằng độc quyền giải pháp hữu ch (năm 2009 có 03 và tăng dần đến năm 2013 có 13 văn bằng).

Bảng 2.2. Tổng hợp số lƣợng các công bố khoa học, sáng chế, giải pháp hữu ích của Viện Hàn lâm KHCNVN giai đoạn 2009-2013

TT Nội dung 2009 2010 2011 2012 2013 (*)

A Tổng số các công trình khoa học (1+2+3+4) 1276 1575 1612 1698 2298

B Các bài báo trong các tạp ch nước ngoài (1+2+3) 453 509 550 601 660

C Số lượng bài báo trong các tạp chí thuộc danh sách

SCI, SCI-E (1+2) 271 336 334 401 435

1 Số lượng bài báo trong tạp chí thuộc danh sách SCI 202 247 209 258 282 2 Số lượng bài báo trong tạp chí thuộc danh sách SCI-E 69 89 125 143 153

53

TT Nội dung 2009 2010 2011 2012 2013 (*)

3 Số lượng bài báo trong tạp chí có mã số quốc tế

ISSN/ISBN 182 173 216 200 255

4 Số lượng bài báo trên các tạp chí quốc gia 823 1066 1062 1097 1638

5 Số lượng bằng phát minh sáng chế 2 9 7 7 7

6 Số lượng giải pháp hữu ích 1 1 4 5 6

(*) Số liệu thống kê cho năm 2013 tính từ 01/12/2012 - 30/11/2013 (Nguồn: Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam)

Có thể nói, theo cách phân loại các hình thức thương mại hóa kết quả nghiên cứu đề cập trong Chương 1, Viện Hàn lâm KHCNVN mới đạt được những thành tựu trong hoạt động thương mại hóa gián tiếp, tức xuất bản các bài báo, công trình công bố trên các tạp ch trong nước và quốc tế.

Số lượng phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích còn khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng và kết quả thu được của Viện Hàn lâm. Việc thương mại hoá sản phẩm nghiên cứu còn nhiều hạn chế, do thiếu chủ động sáng kiến từ phía các nhà khoa học, thiếu sự tương tác giữa các nhà khoa học với công nghiệp cũng như thiếu cơ chế thích hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận diện rào cản trong hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu tại viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)