9. Kết cấu luận văn
3.4. Giải pháp về tài chính
Tài chính là một trong những trở ngại hàng đầu cho nghiên cứu, đổi mới công nghệ ở bất cứ doanh nghiệp, tổ chức nào, đặc biệt khi tổ chức tập trung vào lĩnh vực công nghệ mới, công nghệ cao. Theo tác giả Trần Đắc Hiến (2012), việc phân bổ và sử dụng NSNN dành cho KH&CN hàng năm cần phù hợp với phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ KH&CN chủ yếu trong từng giai đoạn; căn cứ vào kết quả, hiệu quả sử dụng kinh phí KH&CN của Bộ, ngành, địa phương để có những điều chỉnh phù hợp nhằm khắc phục tình trạng dàn trải, phân tán, sử dụng không đúng mục đ ch, không hiệu quả nguồn vốn này. Cơ chế tài chính của hoạt động KH&CN, nhất là đối với các nhiệm vụ KH&CN cần phải linh hoạt, kịp thời theo tiến độ đặt hàng
78
hoặc đề xuất, đáp ứng đòi hỏi cấp thiết, trực tiếp hoặc lâu dài của mỗi loại nhiệm vụ. Nội dung, định mức chi thực hiện nhiệm vụ KH&CN, thủ tục thanh quyết toán nhiệm vụ KH&CN cần đơn giản hoá, phù hợp với thực tiễn và đặc thù của hoạt động KH&CN.
Đổi mới phương thức huy động các nguồn lực xã hội đầu tư phát triển KH&CN, nhất là từ doanh nghiệp. Có cơ chế, chính sách khuyến khích và tạo sức ép buộc doanh nghiệp phải đầu tư nghiên cứu, phát triển, đổi mới công nghệ và trở thành nơi cung cấp, sử dụng công nghệ lớn trên thị trường, trong đó các doanh nghiệp KH&CN đóng vai trò nòng cốt.
Giải pháp đề xuất, giảm hoặc miễn thuế cho các doanh nghiệp đầu tư cho hoạt động KHCN trong một thời gian nhất định; có ch nh sách ưu tiên cho các sản phẩm/ công nghệ được phát triển trong nước; có ch nh sách ưu tiên cho các doanh nghiệp KHCN vay vốn ưu đãi, tiếp cận nguồn vốn đầu tư từ các Quỹ một cách công khai, minh bạch và cạnh tranh công bằng.
Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 95/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 quy định về đầu tư và cơ chế tài ch nh đối với hoạt động KH&CN. Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật KH&CN 2013 về đầu tư, cơ chế tài chính và một số nội dung cần thiết về dự toán NSNN, nội dung chi cho hoạt động KH&CN và quản lý nhà nước về quỹ phát triển KH&CN. Đặc biệt, có Điều 15 quy định về việc khoán chi đến sản phẩm cuối cùng đối với các nhiệm vụ KH&CN sử dụng NSNN. Theo đó, nhiệm vụ KH&CN sử dụng NSNN được thực hiện khoán chi đến sản phẩm cuối cùng khi đáp ứng đồng thời các tiêu chí: (i) Có sản phẩm cuối cùng đã xác định được rõ tên sản phẩm cụ thể, chỉ tiêu chất lượng chủ yếu của sản phẩm, đơn vị đo, mức chất lượng hoặc yêu cầu khoa học cần đạt được, số lượng hoặc quy mô sản phẩm tạo ra, địa chỉ ứng dụng; được hội đồng KH&CN tuyển chọn, xét giao trực tiếp xác định đáp ứng phương thức khoán chi đến sản phẩm cuối cùng; được chủ nhiệm nhiệm vụ và cơ quan chủ trì chấp nhận; (ii) Dự toán của nhiệm vụ KH&CN đã được t nh đúng, t nh đủ tổng kinh phí thực hiện nhiệm vụ trên cơ sở các định mức kinh tế kỹ thuật theo quy định hiện hành; trường hợp chưa có định mức kinh tế kỹ thuật, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thuyết minh và dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ KH&CN quyết định
79
và chịu trách nhiệm; (iii) Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thuyết minh và dự toán kinh phí.
Điều này sẽ góp phần tạo sự chủ động cho các nhà khoa học khi đăng ký và thực hiện đề tài, nhiệm vụ KH&CN, không bị ràng buộc vào các thủ tục thanh quyết toán rườm rà, tránh trường hợp “hợp thức hóa chứng từ„. Tuy nhiên, với yêu cầu đã xác định rõ sản phẩm cụ thể, chỉ tiêu chất lượng chủ yếu của sản phẩm, đơn vị đo, mức chất lượng hoặc yêu cầu khoa học cần đạt được, số lượng hoặc quy mô sản phẩm tạo ra, địa chỉ ứng dụng, số lượng đề tài/ nhiệm vụ được phê duyệt theo phương thức khoán chi đến sản phẩm cuối cùng sẽ chỉ thích hợp với một số hướng nghiên cứu hẹp. Bởi hoạt động KH&CN là hoạt động mang tính rủi ro. Không phải lúc nào cũng cho ra sản phẩm ch nh xác như thuyết minh ban đầu.
Một nhà khoa học khi được phỏng vấn đã có ý kiến như sau: “Hoạt động quản
lý tài chính rườm rà phức tạp, yêu cầu chi đúng các khoản mục, thời gian theo thuyết minh đã đăng ký là hoàn toàn không thực tế. Kinh phí nhiều khi giữa năm mới được giao về do đó đề tài thường xuyên phải lo chứng từ cho phù hợp với yêu cầu để kinh hoàn thiện thủ tục thanh quyết toán và phù hợp với yêu cầu của kiểm toán.„
(Nam, Phó Giáo sư, Nhà nghiên cứu)
Giải pháp đề xuất, tăng cường tự chủ cho tổ chức KH&CN và các đối tượng thụ hưởng ngân sách đầu tư cho KH&CN. Quyền tự chủ không chỉ thể hiện ở việc chủ động xác định nhiệm vụ nghiên cứu mà còn thể hiện ở quyền tự quyết về các định mức chi tiêu trong các nhiệm vụ, tự chủ trong điều chuyển nguồn tài chính giữa các nội dung nghiên cứu trong nhiệm vụ KH&CN và giữa các năm. Quản lý chi tiêu NSNN cho KH&CN cần hướng tới đánh giá chất lượng sản phẩm đầu ra, kết quả thực hiện nhiệm vụ, mức độ giải quyết các vấn đề để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Thực hiện khoán chi trong nghiên cứu.
Theo số liệu báo cáo đầu năm 2013, tổng kinh phí NSNN giao cho Viện Hàn lâm KHCNVN là 853.118,2 triệu đồng (trong đó chi đầu tư phát triển là 205.600 triệu đồng và chi thường xuyên 647.518,2 triệu đồng).
80
Bảng 3.1. Tổng hợp dự toán chi NSNN năm 2013 (t nh đến 12/2013)
Đơn vị: Triệu đồng
Nội dung Đầu năm
2013
Bổ sung 2013
Tổng 2013 I. Chi đầu tƣ phát triển 205.600,0 0,0 205.600,0
1- Chi đầu tư xây dựng cơ bản 205.600,0 205.600,0
2- Đề tài thuộc Chương trình Biển Đông-Hải
đảo 0,0 0,0
II. Chi thƣờng xuyên 578.400,0 69.118,2 647.518,2
1- Chi sự nghiệp KHCN 555.110,0 65.534,7 620.644,7
* Kinh phí nhiệm vụ cấp Nhà nước 144.780,0 25.900,0 170.680,0
Trong đó: - ĐT.NCCB định hướng ứng dụng 8.576,0 8.576,0
- ĐT độc lập 9.950,0 7.000,0 16.950,0
- ĐT hợp tác NC theo Nghị định thư 29.384,0 29.384,0
- Dự án SXTN 4.800,0 4.800,0
- CT, ĐA KHCN trọng điểm giao Bộ 92.070,0 18.900,0 110.970,0 + CT công nghệ SH trong lĩnh vực nông
nghiệp 5.660,0 5.660,0
+ Đề án CNSH trong lĩnh vực thuỷ sản 610,0 1.700,0 2.310,0
+ Đề án CNSH trong chế biến 2.400,0 2.400,0
+ CT Phát triển nhiên liệu sinh học 2.400,0 2.400,0
+ CT KHCN Tây nguyên 3 80.000,0 8.200,0 88.200,0
+ CT KHCN vũ trụ 1.000,0 9.000,0 10.000,0
* Kinh phí nhiệm vụ cấp Bộ 410.330,0 39.634,7 449.964,7
2- Chi sự nghiệp giáo dục-đào tạo 5.910,0 83,5 5.993,5
Trong đó: - Đào tạo sau đại học 4.930,0 83,5 5.013,5
- Đào tạo lại CBCC 980,0 980,0
3- Chi sự nghiệp văn hoá 8.710,0 8.710,0
4- Chi sự nghiệp kinh tế 3.800,0 3.800,0
5- Chi sự nghiệp môi trường 4.470,0 3.500,0 7.970,0 6- Chi trợ giá (Nhà Xuất bản KHCN) 400,0 400,0
TỔNG CỘNG 784.000,0 69.118,2 853.118,2
* Kinh phí trên không bao gồm: Các đề tài thuộc chương trình KHCN trọng điểm cấp Nhà nước KC, Quĩ NCCB Nafosted, các dự án hỗ trợ không hoàn lại ODA/NGOs...
(Nguồn: Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam)
Qua bảng tổng hợp dự toán chi NSNN năm 2013 ta có thể thấy kinh ph được chia nhỏ cho nhiều mục chi, nhiều hướng nghiên cứu khác nhau. Kinh phí chi cho
81
hoạt động dự án sản xuất thử nghiệm chỉ chiếm 0,56% tổng kinh phí của Viện Hàn lâm KHCNVN. Trong khi đó, nhu cầu hoàn thiện quy trình, công nghệ ở bước triển khai công nghệ là rất lớn, cần sự hỗ trợ nguồn kinh ph để các nhà nghiên cứu có thể thực hiện, hoàn thiện quy trình, công nghệ của mình.
Do đó, giải pháp đề xuất, với kinh ph được cấp hàng năm, Viện Hàn lâm KHCNVN xem xét, phân bổ lại kinh ph đầu tư cho hoạt động triển khai công nghệ, tăng lên mức 2% tổng kinh ph được cấp. Viện có thể xét giao trực tiếp cho các cá nhân chủ nhiệm đề tài hoặc cơ quan chủ trì tiếp tục thực hiện việc nghiên cứu, hoàn thiện quy trình, công nghệ. Viện cần tiến hành rà soát, kiểm tra các kết quả nghiên cứu có tính thực tiễn cao, nghiên cứu nhu cầu của thị trường, đánh giá công nghệ có tiềm năng thương mại hóa để đầu tư giai đoạn thử nghiệm thích hợp. Đồng thời, đầu tư nâng cấp các khu vườn ươm công nghệ của Viện như Khu thử nghiệm Công nghệ Nghĩa Đô, Khu ươm tạo công nghệ, Khu Nghiên cứu và triển khai công nghệ Cổ Nhuế,v.v, phục vụ cho hoạt động triển khai công nghệ, các dự án sản xuất thử nghiệm.
Trung tâm Phát triển Công nghệ cao là đơn vị quản lý Khu Thử nghiệm Công nghệ Nghĩa Đô và các Khu thử nghiệm công nghệ khác của Viện Hàn lâm KHCNVN, đồng thời thực hiện công tác ươm tạo, nghiên cứu phát triển và hỗ trợ triển khai công nghệ. Trung tâm được giao 3 nhóm nhiệm vụ chính sau: (i) Quản lý, khai thác, tổ chức triển khai quy hoạch các Khu Sản xuất thử nghiệm công nghệ của Viện Hàn lâm KHCNVN (trong đó bao gồm Khu Sản xuất thử nghiệm công nghệ Nghĩa Đô). (ii) Tổ chức công tác ươm tạo, hỗ trợ các hoạt động thử nghiệm, hoàn thiện công nghệ tại các Khu thử nghiệm công nghệ; nghiên cứu phát triển và triển khai công nghệ tại các Khu thử nghiệm công nghệ. (iii) Tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hợp tác trong và ngoài nước nhằm khai thác, phát triển công nghệ.
Tháng 12/2013, Chủ tịch Viện ra Quyết định thành lập Trung tâm Phát triển và ứng dụng công nghệ môi trường trực thuộc Trung tâm Phát triển công nghệ cao, nâng tổng số đơn vị (gồm các Phòng, Xưởng, Trung tâm) là 13 đơn vị trực thuộc Trung tâm Phát triển công nghệ cao. Viện Hàn lâm cần duy trì kinh ph đầu tư để hoạt động của Trung tâm đáp ứng nhu cầu của các Viện nghiên cứu.
82
Ngoài ra, Viện Hàn lâm KHCNVN cần thúc đẩy hỗ trợ các chương trình ươm tạo doanh nghiệp, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp KH&CN (spin-off).
Theo TS. Nguyễn Hải An - Giám đốc Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao, Vườn ươm doanh nghiệp KHCN có vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển doanh nghiệp thông qua chương trình ươm tạo doanh nghiệp, đây ch nh là cầu nối giúp tăng cường mối liên kết giữa đào tạo - nghiên cứu và sản xuất kinh doanh, tạo thành mô hình sản xuất tiên tiến, gắn kết quả nghiên cứu với thị trường.
Mô hình spin-off là một trong những giải pháp tốt để thúc đẩy quá trình chuyển giao kết quả nghiên cứu ứng dụng vào thực tiễn. Tuy nhiên, để có thể phát triển được mô hình này, ngoài những yếu tố cơ bản gồm: kết quả có tính ứng dụng; hệ thống pháp luật về bảo vệ quyền SHTT chặt chẽ; các quỹ đầu tư khởi nghiệp từ chính phủ trực tiếp cho các cơ quan nghiên cứu cho mục đ ch spin-off, cùng với hệ thống pháp lý chặt chẽ, rõ ràng quy định về quyền lợi các bên (nhà nghiên cứu, cơ quan sở hữu,...), và cơ chế thông thoáng, thủ tục hành chính gọn nhẹ; cơ chế quản lý độc lập (theo đúng mô hình spin-off) của các công ty khởi nghiệp khỏi hệ thống hành chính và học thuật của viện nghiên cứu nhằm để các công ty này vận hành theo đúng cơ chế thị trường thì điều quan trọng nhất là năng lực tài chính, nguồn kinh ph để spin-off hoạt động và phát triển.
Doanh nghiệp spin-off cần có nguồn tài ch nh để hoạt động, trong điều kiện thị trường vốn mạo hiểm còn dè dặt như hiện nay. Chính phủ cần có vai trò định hướng và phát triển thị trường vốn mạo hiểm, đầu tư mạo hiểm. Vốn mạo hiểm là rất cần thiết bởi vì nguồn vốn mạo hiểm được thực hiện đầu tư vào hoạt động đổi mới công nghệ của một doanh nghiệp hoặc đầu tư để lập ra một doanh nghiệp mới, mà đặc trưng cơ bản của nó là còn thiếu độ tin cậy về kết quả kinh doanh, chưa tỏ rõ khả năng sinh lợi của mình, những nơi mà các thể chế tài chính truyền thống (tín dụng, ngân hàng...) không để ý đến. Thay vì cho vay, họ đầu tư vốn để một công ty có thể phát triển, đồng thời có thể nhận lấy một tỷ lệ cổ phần không có lãi cố định hoặc quyền sở hữu cổ phần trong công ty mà họ đầu tư. Xét về bản chất, hệ thống tín dụng thông thường không thể thúc đẩy đổi mới công nghệ khi mà khả năng
83
thành công về kỹ thuật và thương mại còn chưa rõ ràng29. Nguyên nhân: Do bản chất kinh doanh của hoạt động ngân hàng, không thể thực hiện chế độ tín dụng dài hạn, lãi suất thấp, có rủi ro về khả năng thương mại, phù hợp với quy luật đổi mới công nghệ, trừ trường hợp Nhà nước có một chính sách hết sức ưu đãi cho việc này. Một công nghệ muốn đi vào sản xuất phải qua giai đoạn thử nghiệm, giai đoạn làm quen với thị trường. Thử nghiệm hoàn toàn có thể bị thất bại. Chế độ tín dụng ngắn hạn, lãi suất cao không thể thoả mãn những điều kiện của đổi mới công nghệ.
Giải pháp đề xuất, Viện Hàn lâm cần trích một phần kinh phí từ NSNN cho hoạt động phát triển doanh nghiệp KH&CN. Cần thành lập Hội đồng gồm các chuyên gia về KH&CN, các chuyên gia về đánh giá công nghệ và các doanh nghiệp liên quan nhằm đánh giá, lựa chọn công nghệ tiềm năng nhất để thành lập doanh nghiệp KH&CN. Đồng thời, là đầu mối hỗ trợ các đơn vị tiếp cận nguồn kinh phí từ các loại Quỹ của Nhà nước, cũng như hỗ trợ huy động vốn đầu tư từ các doanh nghiệp, tạo mối liên kết hợp tác theo cơ chế hợp tác win – win (hai bên cùng có lợi). Theo kết quả điều tra khảo sát của tác giả, 83% ý kiến cho rằng Nhà nước cần đầu tư kinh ph hơn nữa cho hoạt động triển khai là yếu tố cần được ưu tiên hàng đầu, 66% cho rằng dịch vụ đáp ứng nhu cầu thông tin về nguồn cung/ cầu công nghệ là yếu tố cần được hỗ trợ thứ hai.