Về hoạt động đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận diện rào cản trong hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu tại viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam (Trang 55 - 57)

9. Kết cấu luận văn

2.3. Thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ

2.3.2.3. Về hoạt động đào tạo

Với đội ngũ giảng viên nhiều kinh nghiệm gồm 41 GS, 152 PGS, 31 TSKH, 707 TS, Viện Hàn lâm KHCNVN đã thu hút số lượng lớn học viên theo học các ngành đòi hỏi trình độ nghiên cứu cao. Năm 2013 tổng số nghiên cứu sinh là 454 tăng 16% so với năm 2012, học viên cao học là 353 tăng 31% so với năm 2012.

Theo kết quả điều tra khảo sát của tác giả, năm 2013, Viện Hóa học là đơn vị dẫn đầu về số lượng Nghiên cứu sinh trong nhóm các Viện khảo sát. Riêng Viện Khoa học năng lượng không có chức năng đào tạo Sau đại học.

Bảng 2.3. Số lƣợng nghiên cứu sinh và học viên cao học năm 2013

TT Tên đơn vị Số lƣợng

NCS Cao học

1 Viện Hóa học 67 16

2 Viện Công nghệ thông tin 57

3 Viện Công nghệ sinh học 45

54

TT Tên đơn vị Số lƣợng

NCS Cao học

5 Viện Công nghệ môi trường 11

(Nguồn: Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam)

Hằng năm các đơn vị tổ chức hai đợt thi tuyển vào tháng 3 và tháng 8 với chỉ mỗi năm là từ 10 – 25 nghiên cứu sinh.

2.3.2.4. Về hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực KHCN

T nh đến ngày 01/11/2013, Viện Hàn lâm KHCNVN còn 08 doanh nghiệp, trong đó có 01 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước là công ty TNHH một thành viên: 01 doanh nghiệp (Công ty TNHH một thành viên Ứng dụng công nghệ mới và Du lịch – Newtatco). Đã sắp xếp được 07 doanh nghiệp, trong đó:

a) Giao doanh nghiệp cho tập thể người lao động có 04 doanh nghiệp: - Công ty Hoá sinh và Phát triển công nghệ mới (VIHITESCO). - Công ty Giám định và CGCN (ICT).

- Công ty Xây dựng và Triển khai công nghệ mới.

- Công ty Phát triển công nghệ (IMTECH) trực thuộc Viện Cơ học. b) Phá sản có 03 doanh nghiệp:

- Công ty Điện tử ELECO.

- Công ty Ứng dụng khoa học kỹ thuật và CGCN mới. - Công ty Điện tử và Quang học ELOPY.

Do có sự thay đổi về việc đổi tên Viện KHCNVN sang Viện Hàn lâm KHCNVN nên có liên quan đến việc chuyển đổi con dấu của các doanh nghiệp nhà nước trực thuộc (các DN phải đổi con dấu và đăng ký kinh doanh theo quy định), đã ảnh hưởng đến việc sắp xếp, chuyển đổi các đơn vị này. Sau khi có ý kiến chính thức của Chính phủ (Công văn số 3895/VPCP-ĐMDN ngày 16/5/2013) Viện Hàn lâm KHCNVN tiếp tục tiến hành sắp xếp theo kế hoạch. Song do các doanh nghiệp nhà nước thuộc Viện Hàn lâm KHCNVN được thành lập từ năm 1993 trên cơ sở các đơn vị làm công tác triển khai ứng dụng và CGCN, dịch vụ kỹ thuật; vốn điều lệ đăng ký hoạt động hầu hết là nguồn tự bổ sung, tự huy động, không được nhà nước

55

cấp vốn, cấp trụ sở làm việc và nhà xưởng. Các doanh nghiệp này thuộc loại doanh nghiệp nhỏ, vốn điều lệ ít, không có tài sản để thế chấp vay ngân hàng nên không có các dự án đầu tư lớn, hoạt động chủ yếu của các doanh nghiệp là ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, CGCN, tư vấn, dịch vụ thương mại nên doanh thu không lớn, lợi nhuận ít. Một số doanh nghiệp thực hiện các dự án đầu tư, tổ chức sản xuất kinh doanh, giao dịch thương mại thiếu kinh nghiệm về đầu tư, kinh doanh vì thế việc huy động vốn và sử dụng các nguồn vốn không hợp lý dẫn tới các khoản nợ đọng không có khả năng chi trả, việc đổi mới công nghệ cũng như công tác quản trị doanh nghiệp không được cập nhật đổi mới thường xuyên, liên tục nên không đáp ứng được nhu cầu phát triển của toàn xã hội. Kết quả hoạt động trên của các doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận diện rào cản trong hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu tại viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam (Trang 55 - 57)