Rào cản về pháp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận diện rào cản trong hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu tại viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam (Trang 57 - 58)

9. Kết cấu luận văn

2.4. Một số rào cản trong hoạt động thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu tại Viện Hàn

2.4.1. Rào cản về pháp lý

Từ trước đến nay, kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được hình thành từ nguồn NSNN được coi là thuộc quyền sở hữu nhà nước, đại diện là các cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN. Do đó, việc thực hiện đăng ký bảo hộ TSTT cũng như thương mại hóa các kết quả này gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ hầu hết nằm lại ở viện nghiên cứu mà t được chuyển giao để ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh. Trong một số trường hợp, những kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ có khả năng ứng dụng được tác giả thực tế chuyển giao cho doanh nghiệp chưa được thừa nhận bằng các văn bản pháp luật hoặc các quyết định giao quyền ch nh thức, dẫn đến quyền lợi của tác giả cũng như các tổ chức chủ trì không được đảm bảo. Các nhà khoa học cũng như các viện nghiên cứu còn nhiều rụt rè trong việc thương mại hóa kết quả nghiên cứu của mình do chưa có quyền sở hữu hợp pháp.

Việc giao quyền sở hữu, quyền sử dụng một tài sản sở hữu nhà nước – kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ – cho tổ chức, đơn vị nào đó nhằm mục đ ch thương mại hóa là chưa từng có trong những văn bản pháp luật trước khi Luật KH&CN 2013 ra đời.

56

Do đó, việc giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được hình thành từ nguồn NSNN cho tổ chức chủ trì và các tổ chức khác có khả năng ứng dụng kết quả đó theo quy định của Điều 41, Luật KH&CN 2013 được coi là bước đột phá về cơ sở pháp lý. Ở các nước phát triển như Anh, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc và các nước châu u, những quy định tương tự về giao quyền đối với kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sử dụng NSNN trong vòng 30 năm trở lại đây đã đạt được nhiều thành công đáng kể trong việc thúc đẩy sự phát triển của thị trường công nghệ ở các nước đó.

Theo phỏng vấn của tác giả với các lãnh đạo Viện được khảo sát, nhìn chung đều có ý kiến cho rằng, do chưa được luật cho phép về giao quyền sở hữu nên từ trước đến nay, hoạt động của Viện chủ yếu là thực hiện nghiên cứu, quản lý chung, đến khi có kết quả có khả năng ứng dụng thì Viện để cho tự các nhóm nghiên cứu, tác giả thực hiện việc chuyển giao, liên kết với các đơn vị/ doanh nghiệp để sản xuất và phát triển.

Một nhà lãnh đạo của Viện nghiên cứu thuộc Viện Hàn lâm khi được hỏi đã trả lời: “Chủ yếu kết quả nghiên cứu của Viện sẽ được đưa vào các đề tài sản xuất

thử nghiệm, ứng dụng tại địa điểm cụ thể. Các nhà khoa học tự chịu trách nhiệm thực hiện và phát triển sản phẩm. Viện không có bộ phận hay cán bộ chuyên trách để phụ trách riêng về thương mại hóa kết quả nghiên cứu. Do chưa có cơ sở giao quyền chủ sở hữu với TSTT nên Viện không quản lý việc triển khai, thương mại hóa kết quả nghiên cứu, mà do nhóm thực hiện đề tài chịu trách nhiệm, điều này mang lại lợi ích hơn là để kết quả nghiên cứu trong ngăn kéo. Viện chỉ thực hiện việc thu quản lý phí như các đề tài/ dự án khác”.

(Nam, Tiến sĩ, cán bộ quản lý Viện nghiên cứu)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận diện rào cản trong hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu tại viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)