Rào cản về thị trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận diện rào cản trong hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu tại viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam (Trang 63 - 65)

9. Kết cấu luận văn

2.4. Một số rào cản trong hoạt động thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu tại Viện Hàn

2.4.4. Rào cản về thị trường

Thị trường công nghệ ở nước ta mới được hình thành, chậm phát triển và còn ở trình độ sơ khai; giao dịch trên thị trường chủ yếu vẫn là các trang thiết bị, máy móc, dây truyền sản xuất toàn bộ, các giao dịch mua bán công nghệ ở dạng văn bằng sáng chế, bí quyết công nghệ, giải pháp hữu ích còn rất ít. Chất lượng đầu ra của các đơn vị nghiên cứu chưa đáp ứng được ngay nhu cầu của thị trường, nên làm giảm độ tin cậy với các doanh nghiệp.

62

Gần 90% các doanh nghiệp trong nước ta hiện nay là doanh nghiệp ở quy mô vừa và nhỏ, vốn đầu tư nhỏ. Do đó, việc đầu tư để khai thác các kết quả nghiên cứu của các tổ chức KH&CN sẽ gặp nhiều khó khăn do thiếu kinh phí và rủi ro cao so với việc mua sẵn công nghệ từ nước ngoài (chủ yếu là Trung Quốc với chi phí rẻ).

Doanh nghiệp KH&CN chưa phát triển, số lượng còn quá t nên chưa thúc đẩy gia tăng nhu cầu công nghệ trên thị trường.

Hoạt động của các tổ chức, định chế trung gian còn yếu kém. Điều này dẫn đến hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu khó có thể phát triển thuận lợi.

* Kết luận Chƣơng 2

Trong chương 2 tác giả nghiên cứu những văn bản, quy định pháp luật của Nhà nước, các chương trình, đề án, dự án liên quan và các mô hình, định chế hỗ trợ hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu để hiểu rõ thực tiễn của hoạt động này. Từ đó, tác giả đi vào phân t ch thực trạng hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu tại Viện Hàn lâm KHCNVN, đồng thời chỉ ra những rào cản trong hoạt động này. Đây là những cơ sở cho việc đề xuất giải pháp khắc phục rào cản nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu của tác giả trong chương 3.

63

CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÁO GỠ RÀO CẢN TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TẠI VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

Vai trò, tầm quan trọng của hoạt động thương mại hóa kết quả R&D đã được nghiên cứu và khẳng định trong một quá trình phát triển lâu dài với những bài học kinh nghiệm thành công lớn từ nhiều nước trên thế giới. Do đó, việc làm thế nào để ngày càng thúc đẩy được hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu, CGCN từ môi trường hàn lâm ra hiện thực cuộc sống, đem lại lợi ích cho con người và xã hội là rất cần thiết, phù hợp với xu thế phát triển. Đây là con đường ngắn nhất để thực hiện nhiều mục tiêu: gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo, nghiên cứu và triển khai với sản xuất, tham gia vào tiến trình của hệ thống đổi mới, là động lực cho sáng tạo của nhà khoa học, đem lại giá trị kinh tế thông qua sản phẩm có hàm lượng chất xám cao, thay đổi tư duy xã hội và nâng tầm vị trí của nghiên cứu KH&CN. Tuy nhiên để có thể tạo ra hiệu quả và sự đột phá mạnh mẽ cần đến nhiều yếu tố, trong đó sự cần thiết phải hoàn thiện cơ sở về mặt pháp lý, chính sách và đảm bảo tính thực thi của những quy định pháp lý này. Đồng thời, đảm bảo nguồn lực tài chính dồi dào, dễ tiếp cận, thay đổi cơ chế quản lý tài chính cũng là một yếu tố quan trọng để thúc đẩy hoạt động thương mại hóa kết quả R&D.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận diện rào cản trong hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu tại viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)