Tổng quan về Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận diện rào cản trong hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu tại viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam (Trang 45 - 49)

9. Kết cấu luận văn

2.3. Thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ

2.3.1. Tổng quan về Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Ngày 25/12/2012, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Nghị định số 108/2012/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Hàn lâm KHCNVN. Theo đó, Viện Hàn lâm KHCNVN là cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng nghiên cứu cơ bản về khoa học tự nhiên và phát triển công nghệ; cung cấp luận cứ khoa học cho công tác quản lý KHCN và xây

44

dựng chính sách, chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội; đào tạo nhân lực khoa học, công nghệ có trình độ cao theo quy định của pháp luật.

Về nghiên cứu KH&CN:

Nghiên cứu cơ bản về khoa học tự nhiên và phát triển công nghệ trong các lĩnh vực: Toán học; vật lý; hóa học; sinh học; công nghệ sinh học; công nghệ thông tin; điện tử; tự động hóa; công nghệ vũ trụ; khoa học vật liệu; đa dạng sinh học và các chất có hoạt tính sinh học; khoa học trái đất; KH&CN biển; môi trường và năng lượng; dự báo, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai;

Nghiên cứu tổng hợp các nguồn tài nguyên thiên nhiên, điều kiện tự nhiên và môi trường;

Triển khai, ứng dụng và chuyển giao các kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ;

Đề xuất và chủ trì thực hiện các chương trình KH&CN trọng điểm cấp nhà nước theo sự phân công của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển thị trường khoa học, công nghệ.

Về cơ cấu tổ chức

Viện Hàn lâm KHCNVN có 51 đơn vị trực thuộc bao gồm: 06 đơn vị giúp việc Chủ tịch Viện do Thủ tướng Chính phủ thành lập; 34 đơn vị sự nghiệp nghiên cứu khoa học (27 đơn vị do Thủ tướng Chính phủ thành lập và 07 đơn vị do Chủ tịch Viện thành lập); 06 đơn vị sự nghiệp khác (05 đơn vị do Thủ tướng Chính phủ thành lập và 01 đơn vị do Chủ tịch Viện thành lập); 04 đơn vị tự trang trải kinh phí và 01 doanh nghiệp Nhà nước. Ngoài ra, Viện còn có hệ thống trên 100 đài trạm trại thuộc 17 Viện nghiên cứu chuyên ngành, phân bố tại 35 tỉnh, thành phố đặc trưng cho hầu hết các vùng địa lý của Việt Nam (đồng bằng, ven biển, trung du, miền núi và hải đảo) để khảo sát, điều tra, thu thập số liệu, triển khai thực nghiệm về địa chất, địa từ, địa động lực, địa lý, môi trường, tài nguyên và thử nghiệm vật liệu, v.v.

45

Hình 2.2 Sơ đồ tổ chức của Viện Hàn lâm KHCNVN

Lãnh đạo Viện Chủ tịch Các Phó Chủ tịch Các Hội đồng Khoa học ngành NXB Khoa học tự nhiên và CN Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam Trung tâm Thông tin - Tư liệu

Viện Nghiên cứu khoa học Tây Nguyên Viện Hoá sinh biển

Viện NC và UD CN Nha Trang Viện Khoa học vật liệu ứng dụng

Viện Kỹ thuật nhiệt đới Viện Sinh học nhiệt đới Viện Cơ học và Tin học ứng dụng

Viện Công nghệ vũ trụ Viện Công nghệ hóa học Viện Công nghệ môi trường

Viện Công nghệ sinh học Viện Công nghệ thông tin Viện Khoa học vật liệu Viện Khoa học năng lượng Viện Địa chất và Địa vật lý biển Viện Tài nguyên và Môi trường biển

Viện Hải dương học Viện Vật lý địa cầu

Viện Địa chất Viện Địa lý

Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật Viện Cơ học Viện Hóa học các hợp chất TN Viện Hóa học Viện Vật lý Viện Toán học Văn phòng

(có Văn phòng đại diện tại TP. HCM) Ban Kiểm tra

Ban Hợp tác quốc tế Ban Ứng dụng và Triển khai CN

Ban Kế hoạch – Tài chính Ban Tổ chức – Cán bộ

Viện Nghiên cứu hệ gen Viện TNMT và PTBV tại TP. Huế

Viện Địa lý tài nguyên TP.HCM Viện Vật lý TP.HCM

Viện Vật lý ứng dụng và Thiết bị KH Trung tâm Tin học và Tính toán Trung tâm Phát triển công nghệ cao

Trung tâm Vệ tinh quốc gia

Các đơn vị tự trang trải kinh phí Trung tâm Đào tạo, Tư vấn và CGCN

Viện Sinh thái học Miền Nam Học viện Khoa học và Công nghệ

46

(Nguồn: Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam)

Về cơ sở vật chất

Trong nhiều năm qua Viện Hàn lâm KHCNVN được Nhà nước từng bước đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ trong đó có 04 phòng thí nghiệm trọng điểm Quốc gia (PTNTĐ) về Công nghệ Gen; Công nghệ mạng; Vật liệu và linh kiện điện tử; Công nghệ tế bào thực vật, cùng nhiều phòng thí nghiệm nghiên cứu cấp viện khác. Nhiều Phòng thí nghiệm của Viện được trang bị các thiết bị nghiên cứu hiện đại đáp ứng yêu cầu nghiên cứu khoa học và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của Viện.

Viện có các khu sản xuất thử nghiệm nhằm trực tiếp phục vụ công tác phát triển công nghệ, đưa kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tế. Viện đang t ch cực trình Chính phủ xây dựng Khu Công nghệ cao của Viện tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc.

Về nguồn nhân lực

Hình 2.3. Biểu đồ cơ cấu nhân lực Viện Hàn lâm KHCNVN

(Nguồn: Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam)

T nh đến tháng 12/2014, Viện Hàn lâm KHCNVN có tổng số trên 4000 cán bộ, trong đó có 2419 là biên chế (2642 cán bộ trong chỉ tiêu biên chế được giao); 41 GS, 152 PGS, 31 TSKH, 707 TS, 846 ThS và 718 cán bộ, viên chức có trình độ đại học.

47

Hình 2.4. Biểu đồ phân bố lực lƣợng cán bộ khoa học của Viện Hàn lâm KHCNVN trong giai đoạn khảo sát 2009 – 2013

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận diện rào cản trong hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu tại viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)