Các dự án liên quan (IPP, FIRST, BIPP)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận diện rào cản trong hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu tại viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam (Trang 38 - 39)

9. Kết cấu luận văn

2.1. Các quy định pháp luật và chính sách hỗ trợ thúc đẩy thƣơng mại hóa kết quả

2.1.2.4. Các dự án liên quan (IPP, FIRST, BIPP)

Dự án IPP (Chương trình Đối tác Sáng tạo - Innovation Partnership Program) là Chương trình Hỗ trợ Phát triển chính thức (ODA) được đồng tài trợ bởi Chính phủ Việt Nam và Phần Lan. IPP giai đoạn một từ năm 2009 – 2013, giai đoạn hai kéo dài từ năm 2014 – 2018. IPP hỗ trợ mục tiêu chung hướng đến năm 2020 Việt Nam trở thành nước công nghiệp hóa có thu nhập trung bình với nền kinh tế tri thức đồng thời thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững thông qua việc gia tăng sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm và dịch vụ mang t nh đổi mới sáng tạo. Chương trình Phối hợp chặt chẽ với các đối tác quan trọng trong nước và quốc tế nhằm mở rộng quy mô đào tạo đổi mới sáng tạo ở Việt Nam và cải thiện các cơ chế hỗ trợ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hướng tới thị trường quốc tế. Ngoài việc hỗ trợ cung cấp vốn đầu tư giai đoạn đầu cho các dự án đổi mới thực hiện bởi các doanh nghiệp mới thành lập và các nhóm phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo, IPP còn xây dựng năng lực cho các đối tác công-tư thông qua các chương trình đào tạo khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo. Hoạt động của Quỹ tập trung vào: Dịch vụ hỗ trợ; Tài trợ các dự án đổi mới sáng tạo cho doanh nghiệp mới thành lập; Tài trợ phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo; Đào tạo khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo; Chương trình học bổng Đổi mới sáng tạo.

Dự án FIRST là dự án “Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo thông qua nghiên cứu

khoa học và công nghệ - Fostering innovation through Research, Science, and Technology” do Ngân hàng thế giới (World Bank) thực hiện với Bộ KH&CN, nhằm

giúp Việt Nam xây dựng một số Viện nghiên cứu được xếp hạng trong khu vực và thế giới; góp phần chuyển toàn bộ cơ chế hoạt động KH&CN Việt Nam sang cơ chế hoạt động theo thông lệ quốc tế; tạo ra được một hệ thống doanh nghiệp KH&CN mạnh xuất phát từ các Viện, trường tạo nên một lực lượng sản xuất mới cho xã hội.

37

Dự án có tổng mức đầu tư là 100 triệu USD là nguồn tín dụng ưu đãi của Ngân hàng thế giới nhằm hỗ trợ nâng cao năng lực hệ thống đổi mới sáng tạo Quốc gia của Việt Nam. Dự án tập trung vào ba đối tượng: thể chế, tổ chức KH&CN, doanh nghiệp và được chia thành ba hợp phần chính: (1) Hỗ trợ cơ sở để hoạch định chính sách và th điểm chính sách KH&CN; (2) Hỗ trợ chuyển đổi các tổ chức KH&CN công lập và tăng cường liên kết doanh nghiệp với KH&CN; (3) Quản lý dự án và nghiên cứu các chính sách liên quan đến hoạt động của dự án.

Dự án BIPP là dự án “Hỗ trợ xây dựng chính sách đổi mới và phát triển các

cơ sở ươm tạo doanh nghiệp” giữa Chính phủ Bỉ và Việt Nam với tổng vốn đầu tư

là 04 triệu euro. Dự án sẽ giúp Việt Nam tạo lập khung pháp lý hỗ trợ quá trình phát triển của các doanh nghiệp KH&CN nhằm thúc đẩy các hoạt động đổi mới sáng tạo. BIPP bao gồm bốn hợp phần: (i) Củng cố khung pháp lý hỗ trợ ươm tạo Doanh nghiệp KH&CN, Vườn ươm doanh nghiệp KH&CN tại Việt Nam; (ii) Hỗ trợ thí điểm hai vườn ươm Doanh nghiệp KH&CN ở Hà Nội và TP. HCM; (iii) Vận hành Quỹ Innofund hỗ trợ trực tiếp các hoạt động, dự án ươm tạo doanh nghiệp KH&CN; (iv) Thiết lập và vận hành khung theo dõi và đánh giá các kết quả dự án. Theo thỏa thuận, BIPP sẽ hỗ trợ các vườn ươm doanh nghiệp KH&CN và doanh nghiệp KH&CN theo ba nội dung: (i) Hỗ trợ xây dựng chính sách phát triển hoạt động ươm tạo doanh nghiệp KH&CN ở Việt Nam; (ii) Hỗ trợ các hoạt động của hai vườn ươm th điểm tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh; (iii) Vận hành Quỹ Innofund để hỗ trợ, tài trợ trực tiếp cho các vườn ươm và doanh nghiệp KH&CN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận diện rào cản trong hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu tại viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)