Thực trạng về thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu tại các tổ chức KH&CN ở Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận diện rào cản trong hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu tại viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam (Trang 42 - 45)

9. Kết cấu luận văn

2.2. Thực trạng về thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu tại các tổ chức KH&CN ở Việt

ở Việt Nam

Tại các tổ chức KH&CN, hoạt động KH&CN gồm 03 hoạt động chính: CGCN, dịch vụ KH&CN và hoạt động nghiên cứu & triển khai20.

Hoạt động nghiên cứu khoa học và triển khai gồm có nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, triển khai công nghệ. Trong đó, nghiên cứu cơ bản là những nghiên cứu nhằm phát hiện thuộc tính, cấu trúc, động thái các sự vật, tương tác trong nội bộ sự vật và mối liên hệ giữa sự vật với sự vật khác. Sản phẩm của hoạt động nghiên cứu cơ bản là các khám phá, phát hiện, phát minh dẫn đến việc hình thành một hệ thống lý thuyết có giá trị tổng quát, ảnh hưởng đến một hoặc nhiều lĩnh vực khoa học. Sản phẩm của hoạt động này không thể thương mại hóa được.

41

Hình 2.1. Sơ đồ hoạt động KH&CN

Nghiên cứu ứng dụng là sự vận dụng các kết quả của nghiên cứu cơ bản để giải thích một sự vật, tạo ra những nguyên lý mới về các giải pháp và áp dụng chúng vào sản xuất, đời sống. Giải pháp được hiểu theo nghĩa rộng nhất của thuật ngữ này, có thể là: giải pháp về công nghệ, vật liệu, v.v. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng kết quả của nghiên cứu ứng dụng chưa thể ứng dụng ngay được, mà cần trải qua bước triển khai công nghệ. Đây là giai đoạn triển khai thực nghiệm, là sự vận dụng các quy luật (thu được từ nghiên cứu cơ bản) và các nguyên lý (thu được từ nghiên cứu ứng dụng) để đưa ra các hình mẫu với những tham số khả thi về mặt kỹ thuật. Sản phẩm của triển khai mới chỉ là dạng mẫu khả thi về mặt kỹ thuật, để áp dụng vào sản xuất thực tiễn quy mô công nghiệp thì còn tồn tại nhiều rủi ro về mặt kỹ thuật. Do đó, cần có các nghiên cứu về tính khả thi của nó, ví dụ: tính khả thi về mặt tài chính, khả thi kinh tế, môi trường,v.v.

Qua phân t ch sơ đồ hoạt động KH&CN ở Hình 2.1. ta có thể thấy thực tế để đưa một kết quả nghiên cứu và thực tiễn còn rất nhiều bước khó khăn. Do đó, thực sự kết quả nghiên cứu tại các tổ chức KH&CN ở Việt Nam hiện nay được thương mại hóa thành công không nhiều.

Hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu tại các tổ chức KH&CN Việt Nam hiện nay khá đa dạng, dưới những hình thức khác nhau. Có thể điểm qua một số hình thức như sau:

42

- Hợp đồng nghiên cứu giữa cơ quan hoạt động trong lĩnh vực KH&CN với các cơ quan hoạt động trong lĩnh vực kinh tế, xã hội; Hợp đồng nghiên cứu giữa các cơ quan hoạt động trong lĩnh vực KH&CN với nhau (Bao gồm cả hình thức đơn đặt hàng và hình thức phối hợp cùng nghiên cứu).

- Các loại dịch vụ KH&CN về tư vấn KH&CN; đào tạo bồi dưỡng về nguyên lý công nghệ, đào tạo kỹ năng vận hành, đào tạo nâng cao tay nghề...; cung cấp thông tin KH&CN

- Mua bán quyền sở hữu công nghiệp - Thành lập các doanh nghiệp KH&CN

- Chuyển giao chất xám qua nhân lực KH&CN - Một số loại hình khác

Trong đó, hai loại hình phổ biến nhất là Hợp đồng nghiên cứu giữa các cơ quan với nhau và các loại dịch vụ KH&CN về tư vấn KH&CN; đào tạo bồi dưỡng về nguyên lý công nghệ, đào tạo kỹ năng vận hành, đào tạo nâng cao tay nghề...; cung cấp thông tin KH&CN.

Nhân tố cơ sở quan trọng nhất của hoạt động thương mại hoá kết quả nghiên cứu KH&CN chính là các chủ thể của thị trường, đó là tổ chức KH&CN và doanh nghiệp.

Ở nước ta, từ lâu các tổ chức KH&CN và doanh nghiệp đã được thừa nhận tư cách pháp nhân là chủ thể của thị trường công nghệ với Quyết định số 175/CP ngày 29/4/1981, Quyết định số 268/CT ngày 30/7/1990, Nghị định 35/HĐBT ngày 28/01/1992, Quyết định số 161/CT ngày 13/6/1983... Bản thân các tổ chức KH&CN cũng đã t ch cực tự đổi mới tổ chức, thay đổi chức năng hoạt động để phù hợp với cơ chế thị trường (Bùi Mạnh Hải và Nguyễn Trọng Bá, 1998). Biểu hiện tư cách chủ thể của thị trường của các tổ chức KH&CN còn thể hiện ở những nỗ lực tiếp thị dưới các hình thức: làm tờ rơi giới thiệu về cơ quan, xây dựng trang Web của cơ quan trên Internet, quảng cáo trên báo chí, tham gia triển lãm, tiếp xúc với các doanh nghiệp.

43

Sự hiện diện của chủ thể thị trường hoạt động KH&CN là rõ ràng, tuy nhiên, vẫn tồn tại mặt hạn chế của các tổ chức KH&CN và doanh nghiệp trong vai trò mới, đó là:

- Một số bộ phận tổ chức KH&CN và doanh nghiệp chưa khẳng định được chỗ đứng của mình trong thị trường hoạt động KH&CN.

Đặc biệt, khi buộc phải t nh đến tiến bộ KH&CN hay đổi mới công nghệ, các doanh nghiệp nước ta thường chọn phương án mua công nghệ mới từ nước ngoài chứ không đầu tư nghiên cứu tạo ra công nghệ mới.

- Thiếu các tổ chức hoạt động môi giới thương mại, các định chế trung gian có hiệu quả trong lĩnh vực KH&CN.

Tình hình áp dụng các hình thức giới thiệu của tổ chức KH&CN nêu trên cho thấy thông tin phục vụ hoạt động thương mại hoá kết quả nghiên cứu KH&CN ở Việt Nam hiện nay chưa được hệ thống tốt, công khai, rõ ràng. Điều này gây ra sự hạn chế và bất đối xứng thông tin cho các chủ thể tham gia thị trường. Ngoài ra, hạn chế khác của hệ thống thông tin là còn thiếu các định chế trung gian hoạt động chuyên trách trong lĩnh vực KH&CN.

Ngoài ra, thuộc về cơ chế còn phải kể đến các biện pháp, chính sách của Nhà nước nhằm khuyến kh ch, thúc đẩy hoạt động KH&CN theo hướng thương mại hoá như: ch nh sách tài chính trong nghiên cứu, chính sách SHTT; vốn đầu tư mạo hiểm; tài chính hỗ trợ doanh nghiệp mới, spin-off; các biện pháp tổ chức các tổ chức KH&CN; liên kết, liên doanh, hợp đồng; nhận thức của bản thân các nhà khoa học hoặc của tổ chức về thương mại hoá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận diện rào cản trong hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu tại viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)