Những nhân tố thúc đẩy cạnh tranh Mỹ Trung ở ĐNÁ những năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cạnh tranh mỹ trung ở đông nam á giai đoạn 2001 2016 đến an ninh, quốc phòng của việt nam (Trang 25)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2. Những nhân tố thúc đẩy cạnh tranh Mỹ Trung ở ĐNÁ những năm

năm đầu thế kỷ XXI

1.2.1. Sự trỗi dậy của Trung Quốc

Thứ nhất, bước sang thế kỷ XXI, sức mạnh và ảnh hưởng của Trung

Quốc tiếp tục được gia tăng và trên nhiều góc độ, Trung Quốc đã hồn thành việc thay đổi cán cân quyền lực trong khu vực với sự gia tăng nhanh chóng về năng lực và tài sản của nước này thời gian qua. Với sức mạnh kinh tế, chính trị và quân sự không ngừng gia tăng, Trung Quốc đã và đang thực hiện mục tiêu phát huy ảnh hưởng quốc tế của mình là: sớm trở thành một cường quốc khu vực và thế giới trong một thế giới đa cực, đa trung tâm; phải đóng vai trị lãnh đạo ở khu vực CÁ - TBD và trên thế giới trong tương lai không xa. Trong nhiều thập niên, Trung Quốc cố gắng vục dậy trở thành “con hổ” của thế giới trên hai cơ sở, tích lũy sức mạnh kinh tế và quân sự [8].

Thứ hai, trên cơ sở sức mạnh tổng hợp ngày càng tăng, Trung Quốc ra

sức phát huy vai trò cường quốc mới nổi của mình tham gia ngày càng tích cực vào các vấn đề khu vực và thế giới như: tận dụng quyền phủ quyết ở Liên hợp quốc; đẩy mạnh thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với rất nhiều quóc gia, kể cả các quốc gia đồng minh với Mỹ và các tổ chức khu vực, tạo điều kiện cho Trung Quốc hiện diện khắp nơi trên thế giới, cả ở sân sau của Mỹ. Trong quan hệ với các nước đang phát triển, Trung Quốc đưa ra quan điểm hợp tác cùng thắng; đóng vai trị dẫn dắt trong vấn đề hạt nhân Triều Tiên, lập Diễn đàn Bắc Ngao, tăng cường quan hệ với Nga và các nước Trung Á, thách

thức NATO và gần đây là triển khai Sáng kiến BRI nhằm định hình lại trật tự thế giới phù hợp với lợi ích của Trung Quốc. Trong quan hệ với các nước lớn, trước hết Mỹ đặt luật chơi thông qua việc đưa ra lý luận về quan hệ nước lớn kiểu mới và buộc Mỹ phải chấp nhận. Trong khi Mỹ vẫn coi trọng các liên kết kinh tế song phương, Trung Quốc tích cực tham gia vào tất cả các hình thức khác nhau của FTA nhằm mở rộng cơ hội đầu tư và mậu dịch ra toàn khu vực và thế giới.

Thứ ba, vào năm 2010, Trung Quốc đã chính thức trở thành nền kinh

tế lớn thứ 2 trên thế giới chỉ sau Mỹ sau khi đã chính thức vượt qua Nhật Bản về chỉ số GDP. Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc (tháng 11/2012) được coi là cuộc chuyển giao thế hệ lãnh đạo lớn nhất trong 30 năm qua. Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình giữ vai trị lãnh đạo Trung Quốc trong giai đoạn mới. Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình, Trung Quốc thực hiện một loạt cải cách quan trọng, trong đó chuyển từ “giấu mình chờ thời” sang “trỗi dậy hịa bình”, thực hiện “Giấc mơng Trung Hoa”, triển khai sáng kiến BRI, thành lập AIIB… [14][46]

1.2.2. Chiến lược xoay trục sang CÁ - TBD của Mỹ

Tháng 10/2011, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Ngoại trưởng Mỹ khi đó là bà Hillary Clinton lần lượt tuyên bố chiến lược “xoay trục” sang CÁ - TBD là để đảm bảo và duy trì vai trị lãnh đạo thế giới của nước Mỹ. Những mục tiêu của kế hoạch được giới chức Mỹ mô tả là can dự về kinh tế và quan tâm thường xuyên tới các thể chế khu vực và bảo vệ các nguyên tắc và luật pháp quốc tế. Về chính trị, Mỹ muốn có tiếng nói quyết định tại các diễn đàn, các tổ chức, các liên kết trong khu vực, trên cơ sở đó tiếp tục khẳng định vị thế, vai trị là trung tâm lãnh đạo thế giới. Khía cạnh quân sự của “chiến lược xoay trục” được chú trọng với những động thái gây chú ý là phát triển năng lực để đối phó với sự quyết đốn ngày một tăng của Trung Quốc ở Hoa Đông và Biển Đông và siết chặt hợp tác quân sự với các đồng minh chủ chốt trong

khu vực. Về ngoại giao là tăng cường củng cố quan hệ với các đồng minh để tạo sự cân bằng chiến lược giữa Đông và Tây, giữa châu Âu, châu Á, châu Mỹ, giữa nước Mỹ với các trung tâm quyền lực chính trị, sức mạnh kinh tế, quân sự trên thế giới; thu hút các nước khác đi theo Mỹ làm đối trọng với các nước trong khu vực, trước hết là hình thành các liên minh mới để bao vây, làm đối trọng với Trung Quốc. Việc thực hiện chiến lược xoay trục của Mỹ là một trong những nhân tố chính thúc đẩy cạnh tranh Mỹ - Trung tại ĐNÁ trong giai đoạn cầm quyền của Tổng thống Obama [18].

1.2.3. Tầm quan trọng địa chiến lược, địa chính trị của ĐNÁ

1.2.3.1. Vị trí, vai trị của khu vực ĐNÁ, Biển Đơng trong chiến lược của Mỹ

Vị trí, vai trị của ĐNÁ được giới cầm quyền Mỹ gọi là “bản lề” cho cấu trúc khu vực đang nổi lên của châu Á. Mỹ coi ASEAN là trung tâm của cấu trúc khu vực CÁ - TBD và là trung tâm của chiến lược “tái cân bằng” của Mỹ.

Về chính trị, an ninh - quân sự, ĐNÁ là khu vực Mỹ đã có hai nước

đồng minh quan trọng ngoài NATO là Philippines và Thái Lan. Tuy nhiên, để đối phó với tình hình an ninh - chính trị cịn tiềm ẩn nhiều phức tạp ở ĐNÁ, Mỹ đã và đang tăng cường hợp tác nhiều mặt với các nước ASEAN khác như Singapore, Indonesia, Malaysia, Cambodia và Việt Nam. Thông qua các cơ chế an ninh tại khu vực, một mặt giúp Mỹ tăng khả năng đối phó với các mối đe dọa về an ninh ở châu Á liên quan đến chủ nghĩa khủng bố ở các nước Hồi giáo, các “điểm nóng” như Bắc Triều Tiên, Đài Loan, Biển Đơng… Mặt khác, cịn giúp Mỹ phần nào kiềm chế được ảnh hưởng của các nước lớn ở khu vực như Trung Quốc, Nga và Ấn Độ, nhất là Trung Quốc. Khu vực ĐNÁ là bàn đạp quan trọng để Mỹ đối phó với sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc, đảm bảo cho Mỹ giữ địa vị bá quyền trong khu vực cũng như trên phạm vi toàn cầu.

Về kinh tế, ĐNÁ là thị trường quan trọng của Mỹ, bởi đây là khu vực có

GDP trong nhiều năm luôn ở mức cao, sau những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu 2008 - 2009, kinh tế ASEAN vẫn đạt mức tăng trưởng và nhanh chóng lấy lại đà tăng trưởng kinh tế cao (năm 2009 đạt 1,7%, nhưng năm 2010 lên mức 7,8% và duy trì ở mức 5% ở những năm tiếp theo)1. Thêm vào đó, khu vực này cịn sở hữu một vùng biển với trữ lượng năng lượng dồi dào và nhiều tuyến đường biển “huyết mạch” nên tiềm năng về kinh tế - thương mại của các quốc gia trong khu vực là rất lớn. Đặc biệt, với những nỗ lực thúc đẩy Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA) và hình thành Cộng đồng vào năm 2015, ASEAN ngày càng khẳng định vai trị khơng thể thiếu đối với các đối tác thương mại.

Về văn hoá - xã hội, ĐNÁ là khu vực đang phát triển, dân số đông, đa

tôn giáo và đa sắc tộc, nên lĩnh vực văn hố - xã hội cịn tiềm ẩn nhiều phức tạp. Tự cho mình là một nước lớn, có vai trị như một “cảnh sát tồn cầu”, nên việc quan tâm đến vấn đề văn hoá - xã hội của các nước ASEAN để duy trì tương đối sự ổn định trong khu vực là một phần khơng thể khơng tính đến trong chiến lược “tái cân bằng” của Mỹ. Mặt khác, dân số khu vực ĐNÁ theo Hồi giáo khá lớn (tập trung chủ yếu ở Indonesia, Malaysia, Brunei và nam Philippines). Vì vậy, sau sự kiện 11/09/2001, bên cạnh sự hiện diện về quân sự núp dưới chiêu bài “ngăn chặn chủ nghĩa khủng bố”, các vấn đề về tôn giáo, hệ tư tưởng mà trước hết là Hồi giáo ở ĐNÁ cũng là một trong những vấn đề quan tâm của Mỹ. Bên cạnh đó, ĐNÁ là khu vực có dân số trẻ cao phần nào giúp Mỹ thuận lợi hơn trong việc truyền bá các tư tưởng, lối sống và “giá trị” Mỹ.

2

Trung tâm phát triển OECD,”Tăng trưởng ngắn hạn ở ASEAN giữ ở mức trung bình, báo cáo cập nhật triển vọng kinh tế khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Ấn Độ 2016”, oecd.org

Vị trí, vai trị của Biển Đơng, Biển Đơng có vai trị hết sức quan trọng

trong chiến lược của Mỹ ở ĐNÁ nói riêng và CÁ - TBD nói chung, nhất là thúc đẩy các mục tiêu tự do hàng hải và quân sự. Về tự do hàng hải, Biển Đông là nơi giao thoa của hai trong những tuyến đường biển nhộn nhịp nhất thế giới. Bên cạnh đó, do nhiều nước ĐNÁ là các quốc gia ven biển, nên giao thương hàng hóa với bên ngoài chủ yếu phụ thuộc vào tuyến đường biển. Ngồi ra, Biển Đơng có ba eo biển quan trọng liên quan đến hầu hết hoạt động giao thương hàng hải ở khu vực, gồm: Malacca, Sunda và Lombok. Bộ Năng lượng Mỹ đánh giá: “Lượng dầu chuyên chở qua eo biển Malacca tới Biển Đông lớn gấp 3 lần lượng dầu đi qua kênh đào Suez và lớn gấp 15 lần lượng dầu đi qua kênh đào Panama”2. Với vị trí địa chiến lược quan trọng đó, nếu các tuyến đường biển này bị cản trở do bị một nước khống chế hoặc xảy ra xung đột vũ trang khiến tuyến đường biển này bị cắt đứt thì lợi ích của hầu hết các nước trong khu vực CÁ - TBD, gồm cả Mỹ, cũng sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.

Về quân sự, Biển Đông là khu vực lý tưởng để Mỹ triển khai các tàu

chiến, bố trí lực lượng quân sự, đồng thời là một mắt xích quan trọng trong chiến lược ngăn chặn, kiềm chế Trung Quốc. Bên cạnh đó, thơng qua Biển Đông, các căn cứ quân sự của Mỹ tại Nhật Bản, Hàn Quốc có thể liên kết với các căn cứ lớn của Mỹ ở quần đảo Guam, sẵn sàng can dự theo Hiệp ước An ninh đã ký với các nước đồng minh trong khu vực.

1.2.3.2. Vị trí, vai trị của khu vực ĐNÁ, Biển Đông trong chiến lược trỗi dậy của Trung Quốc hai thập niên đầu thế kỷ XXI

Vị trí, vai trị của ĐNÁ, Khu vực ĐNÁ là cửa ngõ phía Nam của Trung

Quốc, là hướng Trung Quốc tiến ra Thái Bình Dương, kết nối với Ấn Độ

2 Chritopher C.Joyner, “Toward a Spraly Resource Development Authority: Procursor

Agreement and Confident Building Measures, ed. Myron H. Norquist and John Norton Moroe, Security Flaspoints: Oil, Island, Sea Access and Military Confrontation (1997)

Dương và đi ra thế giới; đồng thời, đây cũng là thị trường tiêu thụ hàng hóa đầy tiềm năng và là nguồn cung cấp nguyên, nhiên liệu phong phú, giá rẻ cho Trung Quốc. Vì vậy, ĐNÁ từ lâu đã có vị trí quan trọng trong chiến lược của Trung Quốc.

Về an ninh - chính trị, các nước ĐNÁ là lá chắn trực tiếp bảo vệ an ninh

quốc gia của Trung Quốc và là điểm tựa quan trọng hàng đầu để Trung Quốc vươn ra thế giới. Việc Trung Quốc lấy ĐNÁ làm điểm tựa là một lựa chọn hợp lý, bởi vì nếu tiến sang phía Trung Á, Trung Quốc sẽ phải cạnh tranh với Nga; tiến sang phía Đơng Bắc, Trung Quốc sẽ “vướng” phải Nhật Bản và sự phức tạp của vấn đề bán đảo Triều Tiên; phát triển sang phía Tây sẽ vấp phải Ấn Độ. Trong khi đó, các nước ĐNÁ đều là nước vừa và nhỏ, không đủ sức mạnh để tạo ra mối nguy hiểm đối với Trung Quốc.

Về kinh tế, ASEAN là một thị trường hấp dẫn cho hàng hóa giá rẻ của

Trung Quốc. Với những lợi thế sẵn có về tài nguyên thiên nhiên, ASEAN cũng là nguồn cung cấp nguyên vật liệu, nhiên liệu dồi dào cho nền kinh tế đang phát triển nhanh và mạnh của Trung Quốc.

Về văn hóa - xã hội, đa số các nước ĐNÁ đều gần gũi với Trung Quốc

về vị trí địa lý và có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa. Ngồi ra, Trung Quốc cịn có một lực lượng Hoa kiều đông đảo trong khu vực. Sự gần gũi về văn hố và lực lượng đơng đảo người Hoa ở khu vực chính là điều kiện thuận lợi giúp Trung Quốc có được lợi thế quan trọng so với các cường quốc khác trong việc truyền bá các giá trị văn hoá cũng như phát huy “sức mạnh mềm” ở ĐNÁ. Các học giả Trung Quốc coi các thành tố “mềm” là một lựa chọn khôn ngoan phục vụ cho chiến lược “phát triển hịa bình” của nước này [34].

Về vị trí, vai trị của Biển Đơng, đối với Trung Quốc, Biển Đơng có lợi

ích quan trọng đối với chiến lược mở rộng ảnh hưởng và trở thành cường quốc thế giới của Trung Quốc. Biển Đông là nơi để Trung Quốc triển khai

học thuyết “biên giới mềm” và chính sách “Hướng Nam” của mình. Hơn nữa, Biển Đơng cịn có nguồn tài ngun phong phú, nhất là dầu lửa, nên Trung Quốc cho rằng, ai nắm được Biển Đơng thì người đó sẽ nắm được huyết mạch kinh tế Đơng Á.

Biển Đơng có vai trị đặc biệt quan trọng đối với chiến lược phát triển của Trung Quốc. Về kinh tế, sự phát triển nhanh về kinh tế làm cho Trung Quốc thiếu tài nguyên nghiêm trọng, nhất là dầu mỏ. Bên cạnh đó, Biển Đơng cịn là tuyến vận tải hàng hóa chiến lược đối với Trung Quốc. Nếu một nước nào đó kiểm sốt Biển Đơng, nền kinh tế của Trung Quốc sẽ bị đe doạ, đặc biệt là khu vực Đông Nam của Trung Quốc.

Về quân sự, Biển Đông là khu vực án ngữ lối ra vào lục địa châu Á của

hải quân Mỹ và Nhật Bản, là tuyến đường qua lại của các tàu chiến từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương. Trên Biển Đơng cịn có các quần đảo quan trọng có ý nghĩa chiến lược, nằm án ngữ trung tâm biển, khống chế các tuyến giao thông và các hoạt động khác trên biển. Nếu khống chế được Biển Đông, Trung Quốc sẽ mở rộng được khơng gian phịng thủ, đẩy chiến trường ra xa đất liền. Nhất là khi chiếm giữ và xây dựng được các căn cứ quân sự ở các quần đảo, cho phép Trung Quốc theo dõi và có thể đe doạ các hoạt động quân sự của các nước trong khu vực ĐNÁ, thậm chí sẽ khống chế được các hoạt động quân sự của Mỹ ở khu vực [42].

1.2.4. Xu hướng của các nước ASEAN trong quan hệ với Mỹ và Trung Quốc Trung Quốc

Trong các thập kỷ trở lại đây, ở khu vực ĐNÁ, có 4 điểm đáng chú ý trong quan hệ giữa các nước ASEAN với Mỹ và Trung Quốc. Một là, hình

thành 2 nhóm nước là các nước đồng minh của Mỹ và các nước bị Trung Quốc kiềm chế. Hai là, xu hướng hình thành các nước có “chính sách nước đơi” (hedging - không đứng về bên nào trong quan hệ với Mỹ và Trung Quốc). Ba là, các quốc gia có chính sách “nước đơi” đã ln thể hiện sự e

ngại đối với sự hung hăng của Trung Quốc, do đó đã tăng cường các yếu tố trong chính sách đảm bảo an tồn của họ, trong đó có hợp tác an ninh với Mỹ nhằm đối phó với Trung Quốc [28].

Tuy nhiên, khu vực ĐNÁ cố gắng không quay trở lại với mối quan hệ “một bên được, một bên mất” với Mỹ hay Trung Quốc. Ngay cả hai nước đồng minh của Mỹ tại ĐNÁ cũng không hào hứng với việc duy trì một mối quan hệ đặc biệt với Mỹ. Sau Chiến tranh Lạnh, tính chất bất ổn của nền chính trị trong nước đã khiến Philippines có những hành động khiến cho mối quan hệ đồng minh với Mỹ dao động thất thường, đặc biệt là những động thái gần đây của Chính quyền Tổng thống Duterte. Thái Lan có xu hướng nới lỏng quan hệ đồng minh với Mỹ khi phải cân bằng với Trung Quốc và Chính quyền quân sự hiện tại của nước này đang bị chính phía Mỹ phản đối. Chế độ hà khắc dưới thời chính quyền quân sự sẽ chỉ khiến cho chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cạnh tranh mỹ trung ở đông nam á giai đoạn 2001 2016 đến an ninh, quốc phòng của việt nam (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)