Trong lĩnh vực quốc phòng an ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cạnh tranh mỹ trung ở đông nam á giai đoạn 2001 2016 đến an ninh, quốc phòng của việt nam (Trang 69 - 72)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1. Thực trạng cạnh tranh của Mỹ và Trung Quốc đối với Việt Nam

2.1.3. Trong lĩnh vực quốc phòng an ninh

Trung Quốc tận dụng thế mạnh của quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung - Việt để tăng cường quan hệ hợp tác quốc phòng, an ninh với Việt Nam. Tuy nhiên, do hai nước vẫn tồn tại bất đồng trong vấn đề Biển Đông, sự thiếu niềm tin chính trị của Việt Nam đối với Trung Quốc, nên hợp tác quốc phòng, an ninh chủ yếu vẫn dừng ở mức ngoại giao và giao lưu giữa Quân đội hai nước. Những năm gần đây, Trung Quốc duy trì các chuyến thăm, gặp gỡ, tiếp xúc và đối thoại giữa Quân đội hai nước, nổi bật là chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Lương Quang Liệt (10/2010), Phó Chủ tich Quân ủy Trung ương Quách Bá Hùng (4/2011), Phó Tổng Tham mưu trưởng Mã Hiểu Thiên (11/2011), cuộc gặp giữa Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh và Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc Thích Kiến Quốc tại Brunei (3/2013)... Trong các hội đàm, tiếp xúc, hai bên nhất trí: Tăng cường các chuyến thăm cấp cao, mở rộng hợp tác và phát huy hơn nữa vai trò, hiệu quả cơ chế đối thoại giữa hai Bộ Quốc phòng , nhằm tăng cường hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, thúc đẩy quan hệ hai nước; hợp tác tuần tra chung trên Vịnh Bắc Bộ và trên bộ giữa Hải quân, Biên phòng và Cảnh sát biển hai nước, bảo vệ trật tự trị an biên giới, phịng chống bn lậu và tội phạm xuyên quốc gia; phối hợp và hợp tác chặt chẽ trong khuôn khổ ADMM+, ARF... Hai bên đã nhất trí đưa “đường dây nóng” giữa hai Bộ Quốc phòng vào hoạt động trong chuyến thăm Trung Quốc của Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh (10/2014). Bên cạnh đó, từ năm 2010, Trung Quốc và Việt Nam tiến hành Đối thoại Chiến lược quốc phòng cấp Thứ trưởng nhằm củng cố lòng tin chiến lược và thúc đẩy hợp tác giữa quân đội hai nước. Ngoài ra, Trung Quốc còn thúc đẩy các chương trình đào tạo cho sỹ quan Quân đội Việt Nam, định kỳ tổ chức gặp gỡ, giao lưu giữa Thanh niên quân đội hai nước nhằm góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị, truyền thống Trung - Việt.

Về phía Mỹ, nhận thấy nhu cầu củng cố tiềm lực quốc phòng của Việt Nam để bảo vệ chủ quyền quốc gia, thông qua nhiều kênh, Mỹ thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ hợp tác quốc phòng, an ninh với Việt Nam nhằm gia tăng sự nghi kỵ của Trung Quốc, đồng thời tìm cách can dự sâu hơn vào tình hình Việt Nam, từng bước khiến Việt Nam lệ thuộc Mỹ về quân sự, lôi kéo Việt Nam tham gia vào “liên minh” chống Trung Quốc do Mỹ đứng đầu.

Mỹ tăng cường hợp tác quốc phòng, an ninh với Việt Nam thơng qua các biện pháp chính sau: Một là, đẩy mạnh hợp tác trong các vấn đề an ninh phi

truyền thống, như khắc phục hậu quả chiến tranh (tìm kiếm người Mỹ mất tích, rà phá bom mìn, khắc phục hậu quả chất độc màu da cam/dioxin, tẩy độc môi trường...), hợp tác chống khủng bố, buôn bán ma túy, tội phạm xuyên quốc gia.

Hai là, thúc đẩy các chuyến thăm Việt Nam của quan chức quân sự cấp cao và

tàu chiến Mỹ, trong đó nổi bật là chuyến thăm Việt Nam của Tư lệnh Hạm đội 7/Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương (01/2012), Bộ trưởng Quốc phịng Leon Panetta (6/2012), Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương (7/2012), Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Martin Dempsey (8/2014). Ngoài ra, Mỹ thường xuyên cử tàu chiến đến thăm Việt Nam, mời quan chức quốc phòng Việt Nam thăm quan tàu chiến Mỹ và tiến hành các hoạt động giao lưu hải quân giữa hai nước. Ngoài ra, Mỹ thường xuyên đưa tàu hải quân đến sửa chữa tại vịnh Cam Ranh, coi đây như một hành động thể hiện Mỹ duy trì hiện diện quân sự ở Việt Nam.

Ba là, lôi kéo Việt Nam tham gia các cơ chế hợp tác quốc phòng, an ninh khu

vực và quốc tế, như hợp tác và hỗ trợ Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hịa bình của LHQ; diễn tập đa phương trên biển; hợp tác trong các vấn đề an ninh đa phương, nhất là trong ARF và EAS; mời Việt Nam tham gia các cuộc diễn tập quân sự đa phương giữa Mỹ và các nước ĐNÁ. Bốn là, thiết lập và củng cố các cơ chế hợp tác quốc phòng, an ninh song phương. Bên cạnh tiếp tục duy trì cơ chế trao đổi chuyến thăm cấp Bộ trưởng Quốc phòng, hàng năm Mỹ và Việt Nam duy trì 3 cơ chế đối thoại liên quan đến quốc phòng, gồm: Đối thoại Quốc

phòng song phương (Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ chủ trì, bắt đầu từ năm 2005, đến nay đã tiến hành 11 cuộc); Đối thoại Chính trị, An ninh, Quốc phịng (do Bộ Ngoại giao hai bên chủ trì, bắt đầu từ năm 2008, đến 2016 đã tiến hành 7 cuộc); Đối thoại Chính sách quốc phịng cấp thứ trưởng thường niên từ năm 2010. Năm là, thúc đẩy hợp tác với Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam. Tại Đối thoại Chính sách quốc phịng lần thứ tư (10/2013), Mỹ ký với Việt Nam MOU về hợp tác giữa Cảnh sát biển Việt Nam và lực lượng Bảo vệ bờ biển Mỹ. Trong chuyến thăm Việt Nam của Ngoại trưởng John Kerry (12/2013), Mỹ cơng bố gói hỗ trợ 18,1 triệu USD giúp nâng cấp trang thiết bị cho lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam. Sáu là, dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí sát thương với Việt

Nam. Tháng 9/2014, Mỹ công bố quyết định dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam. Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, Mỹ đang thực hiện các bước đi để tiến tới cho phép chuyển giao các trang thiết bị quốc phòng liên quan đến an ninh biển cho Việt Nam trên cơ sở xem xét từng trường hợp. Việc Mỹ dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương đối với Việt Nam là nhằm củng cố lòng tin chiến lược và tạo cơ hội can dự sâu hơn vào Việt Nam; tạo sự nghi kỵ, ảnh hưởng tới lòng tin chiến lược trong quan hệ Việt - Trung. Bảy là, tìm cách gia tăng hiện diện quân sự tại Việt Nam và nâng cấp quan hệ hợp tác quốc phòng Mỹ - Việt. Bộ Qc phịng và Quốc hội Mỹ đều xác định: Mục tiêu lâu dài của Mỹ là thiết lập các cơ sở hậu cần, quân sự tại Việt Nam. Để đạt được mục tiêu này. Trong các cuộc gặp, tiếp xúc với lãnh đạo Bộ Quốc phòng Việt Nam gần đây, phía Mỹ nhiều lần bày tỏ mong muốn thuê cảng Cam Ranh; đề nghị Việt Nam cho phép sử dụng sân bay Đà Nẵng để phục vụ các hoạt động hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa ở khu vực ĐNÁ. Thực chất, đây là động thái nhằm cụ thể hóa chủ trương, ý đồ hiện diện quân sự của Mỹ ở khu vực miền Trung Việt Nam.

Như vậy, Trung Quốc có nhiều lợi thế hơn Mỹ trong hợp tác, cạnh tranh về quốc phòng, an ninh với Việt Nam. Tuy nhiên do còn thiếu niềm

tin chiến lược, nên hiệu quả hợp tác trong lĩnh vực này giữa Trung Quốc và Việt Nam chưa cao. Trong khi đó, Mỹ đang lợi dụng nhu cầu bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam để gia tăng hợp tác quốc phịng, an ninh, tìm cách hiện diện qn sự ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cạnh tranh mỹ trung ở đông nam á giai đoạn 2001 2016 đến an ninh, quốc phòng của việt nam (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)