Trong lĩnh vực kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cạnh tranh mỹ trung ở đông nam á giai đoạn 2001 2016 đến an ninh, quốc phòng của việt nam (Trang 67 - 69)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1. Thực trạng cạnh tranh của Mỹ và Trung Quốc đối với Việt Nam

2.1.2. Trong lĩnh vực kinh tế

Mỹ và Trung Quốc đều đẩy mạnh hợp tác kinh tế với Việt Nam, nhất là gia tăng quan hệ thương mại, thúc đẩy đầu tư nhằm chi phối nền kinh tế, làm cho nền kinh tế Việt Nam dần mất tự chủ, từ đó chi phối về chính trị, đối ngoại.

Về phía Trung Quốc, Trung Quốc thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại nhằm duy trì vị trí đối tác kinh tế “số 1” của Việt Nam, từng bước hướng Việt Nam phụ thuộc nhiều hơn vào nền kinh tế Trung Quốc. Trong khi kim ngạch thương mại Việt - Trung liên tục tăng, thì đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam vẫn ở mức thấp và không ổn định. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê/Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vốn FDI của Trung Quốc vào Việt Nam năm 2009 đạt 380 triệu USD, năm 2010 giảm xuống 360 triệu USD, năm 2011 tăng lên 750 triệu USD, năm 2012 giảm xuống 370 triệu USD, năm 2013 tăng lên 2,3 tỷ USD và 9 tháng đầu năm 2014 chỉ đạt 184 triệu USD. Tính lũy kế đến hết năm 2013, Trung Quốc có 992 dự án tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký đạt 7,551 tỷ USD, từ vị trí thứ 14 năm 2012 vươn lên thứ 9 trong tổng số hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam4.

Về phía Mỹ, năm 2009, kim ngạch thương mại Mỹ - Việt đạt 14,41 tỷ USD, năm 2010 đạt 17,97 tỷ USD, năm 2011 đạt 21,43 tỷ USD, năm 2012 đạt 24,53 tỷ USD và năm 2013 đạt 29,1 tỷ USD, tăng gấp đôi so với năm 2009.5

Về đầu tư của Mỹ tại Việt Nam, theo số liệu của Tổng cục Thống kê/Bộ Kế hoạch và Đầu tư, từ năm 2009 đến nay, vốn FDI của Mỹ vào Việt Nam không ổn định, thậm chí theo xu hướng giảm dần. Thương mại hàng hóa Việt - Mỹ giai đoạn 2000 đến 2016 đã tăng 43,5 lần đạt 47,15 tỷ USD6. Tuy nhiên, tổng vốn

4

Bích Diệp, “Trung Quốc đang có hơn 1.300 dự án tại Việt Nam”, 28/4/2016, dantri.com.vn

5

Cổng thông tin điện tử SSI, “Thương mại Việt - Mỹ: Từ 450 triệu đến hơn 60 tỷ USD”, 27/2/2019, ssi.com.vn

6

Đức Quỳnh, “Infographic: Thương mại Việt - Mỹ tăng 43,5 lần trong 16 năm”, 05/6/2017, ndh.vn

đầu tư của Mỹ vào Việt Nam vẫn cao hơn so với Trung Quốc. Tính lũy kế đến hết năm 2016, Mỹ là quốc gia đứng thứ 8 trong tổng số 114 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, Mỹ có 806 lượt dự án với tổng vốn đầu tư là hơn 11,73 tỷ USD và có mặt tại 42/63 địa phương của cả nước.7

Lĩnh vực đầu tư chủ yếu của Mỹ tại Việt Nam là công nghiệp và dịch vụ.

Gần đây, Chính phủ Mỹ chủ trương hỗ trợ các doanh nghiệp Mỹ trực tiếp đầu tư vào Việt Nam hoặc kêu gọi các đồng minh của Mỹ ở khu vực như Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc rút dần vốn đầu tư tại Trung Quốc để chuyển sang đầu tư vào Việt Nam. Mục tiêu của Mỹ là làm cho nền kinh tế Việt Nam ngày càng phụ thuộc vào Mỹ, từ đó gây sức ép đòi cải cách luật pháp và thể chế kinh tế của Việt Nam, nhằm từng bước thay đổi cơ sở hạ tầng dẫn đến thay đổi kiến trúc thượng tầng. Điều này thể hiện rõ khi Mỹ ủng hộ, hỗ trợ Việt Nam tham gia đàm phán ký kết TPP. Mỹ muốn thông qua TPP để từng bước chi phối kinh tế Việt Nam, giảm ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Việt Nam về kinh tế, hướng lái nền kinh tế Việt Nam vào tầm ảnh hưởng của Mỹ. Thông qua TPP, Mỹ đưa ra các điều kiện đàm phán với Việt Nam về kinh tế thị trường, đòi hỏi Việt Nam phải tái cấu trúc các doanh nghiệp Nhà nước theo hướng tư bản chủ nghĩa, từng bước chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam theo quỹ đạo của Mỹ, phục vụ cho mục đích thúc đẩy nâng tầm quan hệ đối tác chiến lược Mỹ - Việt. Mục tiêu lâu dài của Mỹ là hậu thuẫn cho thành phần kinh tế tư nhân phát triển, lợi dụng chủ trương cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, tái cơ cấu nền kinh tế của Việt Nam để từng bước phá vỡ vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, tiến tới xóa bỏ vai trị lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong nền kinh tế.

Như vậy, trong lĩnh vực kinh tế, ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Việt Nam lớn hơn nhiều so với Mỹ do sự ràng buộc giữa hai nền kinh tế Trung Quốc - Việt Nam hiện nay khá lớn, thể hiện rõ ở cán cân thương mại giữa hai nước.

7

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cạnh tranh mỹ trung ở đông nam á giai đoạn 2001 2016 đến an ninh, quốc phòng của việt nam (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)