Các xu hướng cạnh tranh Mỹ Trung thời gian tới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cạnh tranh mỹ trung ở đông nam á giai đoạn 2001 2016 đến an ninh, quốc phòng của việt nam (Trang 122 - 127)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2. Dự báo và khuyến nghị về đối sách của Việt Nam trước tác động của

3.2.1.2. Các xu hướng cạnh tranh Mỹ Trung thời gian tới

- Về chính trị - ngoại giao: Mỹ, Trung Quốc sẽ tiếp tục củng cố, mở rộng

vai trò ảnh hưởng đối với khu vực ĐNÁ nói chung và từng quốc gia nói riêng nhằm tạo vị thế có lợi nhất cho hai nước tại khu vực; đẩy mạnh quan hệ với các nước ĐNÁ để tiếp tục lôi kéo các nước về phía mình, ngăn chặn ảnh hưởng của nhau. Bên cạnh đó, Mỹ tiếp tục coi trọng áp đặt vấn đề “dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo”, phổ biến “giá trị Mỹ” vào khu vực ĐNÁ, nhất là các nước Đông Dương; can dự sâu vào các cơ chế hợp tác khu vực như ARF, EAS, ASEAN+, ADMM+; tăng cường chỉ trích Trung Quốc thông qua các Hội nghị, Diễn đàn để lôi kéo khu vực theo ý đồ của mình. Trong khi đó, Trung Quốc sẽ tăng cường ảnh hưởng tại các nước láng giềng; lôi kéo, chi phối các nước đồng minh của Mỹ tại khu vực; thúc đẩy chính sách “ngoại giao láng giềng”, chủ động tham gia các diễn đàn của ASEAN, sử dụng sức mạnh kinh tế để lôi kéo, hướng lái các nước trong khu vực theo mục tiêu của Trung Quốc. Trong xu hướng tồn cầu hóa, khu vực hóa với sự gia tăng cạnh tranh ảnh hưởng của Mỹ và Trung Quốc, trong những năm tới, khu vực ĐNÁ sẽ tiếp tục chịu tác động mạnh mẽ từ việc điều chỉnh, triển khai chiến lược hai nước này; vấn đề đồn kết, vai trị trung tâm của ASEAN sẽ bị tác động, chi phối, ảnh hưởng đến giải quyết các vấn đề chung của khu vực. Cạnh tranh ảnh hưởng, điều chỉnh, triển khai chính sách của Mỹ và Trung Quốc tại ĐNÁ sẽ tác động mạnh mẽ đến từng quốc gia thành viên, nhất là các nước đảm nhiệm

vai trò Chủ tịch luân phiên ASEAN nếu khơng độc lập, tự chủ trong đường lối, chính sách, trong cân bằng quan hệ, lợi ích với Mỹ và Trung Quốc, xem nhẹ lợi ích chung của khu vực.

- Về kinh tế: Mỹ và Trung Quốc tiếp tục tìm mọi cách để thúc đẩy tiến

trình hội nhập của ASEAN theo ý đồ của họ. Theo đó, Mỹ sẽ tập trung đẩy mạnh hội nhập kinh tế Mỹ vào chuỗi sản xuất và cung ứng khu vực, chủ động đàm phán và sớm kết thúc các thỏa thuận thương mại để mở rộng thị trường xuất khẩu của Mỹ; tăng cường thực thi các quy định, tiêu chuẩn về thương mại, hải quan nhằm bảo vệ sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn hóa lao động, mơi trường, thúc đẩy các hình thức tăng trưởng kinh tế cân đối, rộng mở và bền vững hơn, tăng cường kích cầu nội địa; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ, đầu tư và phát triển sản xuất, kinh doanh trong khu vực; lôi kéo thêm các nước ĐNÁ tham gia Hiệp định này để ngăn chặn, kiềm chế, đẩy lùi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc ra khỏi khu vực. Trong khi đó, Trung Quốc sẽ thúc đẩy Hiệp định RCEP, Hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng, AIIB, các Sáng kiến hợp tác... để hình thành các trục hợp tác kinh tế do Trung Quốc chi phối, tạo thị trường ổn định phục vụ chiến lược phát triển xuống phía Nam. Xu hướng cạnh tranh ảnh hưởng giữa Mỹ và Trung Quốc tại khu vực ĐNÁ ngày càng tăng, kéo theo nhiều hệ lụy, thách thức cho từng quốc gia trong lựa chọn đối tác, nhà đầu tư, tìm kiếm thị trường bảo đảm phát triển kinh tế một cách bền vững; nguy cơ lệ thuộc về kinh tế sẽ kéo theo những tác động, hướng lái về chính trị.

Riêng về cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, có thể nói đây là cuộc đối đầu về kinh tế khốc liệt nhất từ trước tới nay. Dự báo trong thời gian sắp tới cuộc chiến này sẽ còn tiếp tục tiếp diễn trên quy mô lớn và mở rộng ra nhiều khía cạnh khác, trong đó việc Mỹ tiếp tục ra các quyết định đánh thuế bổ sung và áp dụng lệnh trừng phạt với tập đoàn Hoa Vĩ (nhà cung cấp viễn

thông lớn nhất thế giới đến từ Trung Quốc) là một ví dụ điển hình... Mặc dù Mỹ và Trung Quốc đã có nhiều cuộc đàm phán, thương lượng để tìm ra thỏa thuận phù hợp cho cả hai bên nhưng việc tìm ra giải pháp thỏa mãn cả hai bên vào thời điểm này là rất khó khăn. Mỹ là bên chủ động, vì vậy Mỹ sẽ khơng dừng lại khi nào chưa đạt được mục tiêu của mình, Trung Quốc cũng khó có thể lùi bước, bởi Trung Quốc hiểu rằng đây là trị chơi có tổng bằng khơng, có nghĩa nếu Mỹ được lợi Trung Quốc sẽ thua.

- Về quốc phòng - an ninh: Mỹ tiếp tục tăng cường hiện diện quân sự tại ĐNÁ cả về số lượng và chất lượng; tiếp tục thông qua đồng minh truyền thống, phát triển thêm đồng minh và đối tác mới, tìm cách thiết lập các liên kết, liên minh quân sự tại khu vực do Mỹ hoặc đồng minh của Mỹ dẫn dắt; hiện thực hóa các Hiệp ước an ninh đã ký với các nước, coi trọng xây dựng và thiết lập các căn cứ quân sự tại Singapore, Philippines, Thái Lan, hướng tới hiện diện tại Cambodia nhằm hình thành cánh cung kiềm chế Trung Quốc phát triển xuống phía Nam; tăng cường can dự vào vấn đề Biển Đông, các vấn đề xung đột sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, biên giới... Trung Quốc tiếp tục thực hiện tham vọng trở thành cường quốc thế giới đủ sức cạnh tranh với Mỹ, trong đó xác định ĐNÁ là bước đệm vươn ra CA - TBD và toàn cầu; tăng cường các cuộc tập trận trên Biển Đông, đầu tư phát triển lực lượng hải quân, không quân theo hướng hiện đại, phục vụ tác chiến biển xa; từng bước xây dựng các căn cứ hậu cần, quân sự tại Hoàng Sa và Trường Sa; lôi kéo các nước tham gia hợp tác an ninh biển, tuần tra trên sông Mê Công để khẳng định và phô trương sức mạnh quân sự. Xu hướng này tác động trực tiếp đến an ninh quốc phịng của các nước ĐNÁ, vấn đề sắc tộc, tơn giáo, tranh chấp chủ quyền lãnh thổ sẽ là cớ để Mỹ, Trung Quốc can dự sâu vào nội Khối ASEAN nói chung và từng quốc gia nói riêng; nguy cơ va chạm, xung đột cục bộ, chạy đua vũ trang có thể xảy ra.

- Về văn hóa - xã hội: Mỹ, Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng cường ảnh hưởng tại

ĐNÁ theo thế mạnh và bước đi của mỗi nước. Mỹ tiếp tục thúc đẩy “giá trị Mỹ”, vấn đề “dân chủ, nhân quyền” thông qua các diễn đàn song phương và đa phương, hệ thống phim ảnh, hàng hóa, mạng Internet, mạng xã hội...; thúc đẩy các chương trình du học, đào tạo từ xa, cấp học bổng, lựa chọn con em lãnh đạo các nước ĐNÁ đưa sang Mỹ đào tạo nhằm tạo ra một thế hệ lãnh đạo “thân Mỹ” trong tương lai; chủ động liên kết hình thành các trường Đại học, Trung tâm giáo dục của Mỹ tại từng quốc gia ĐNÁ để thuận lợi cho việc gia tăng ảnh hưởng. Trung Quốc tiếp tục phát huy thế mạnh về vị trí địa lý, tăng cường xuất khẩu phim ảnh, hàng hóa vào khu vực; tích cực quảng bá, tuyên truyền văn hóa Trung Hoa vào khu vực; đẩy mạnh giao lưu nhân dân, văn hóa truyền thống, xây dựng các trường, Học viện Khổng Tử tại các nước ĐNÁ; chú trọng lôi kéo, thu hút học sinh, sinh viên các nước khu vực sang Trung Quốc học tập, đào tạo trên mọi lĩnh vực phục vụ cho mục đích gia tăng ảnh hưởng lâu dài. Hệ thống mạng xã hội, truyền thơng, các kênh truyền hình sẽ là phương tiện truyền bá văn hóa xã hội hiệu quả cho Mỹ, Trung Quốc tại ĐNÁ. Quá trình gia tăng ảnh hưởng của Mỹ, Trung Quốc tại ĐNÁ sẽ có những tác động mạnh đến từng quốc gia trong khu vực trên lĩnh vực văn hóa - xã hội, nếu các nước khơng giữ được độc lập, tự chủ, tiếp thu có chọn lọc thì văn hóa bản địa sẽ bị lấn át, lai căng làm đảo lộn nếp sống sinh hoạt, thuần phong mỹ tục bản địa, tiềm ẩn bất ổn chính trị, kinh tế, xã hội.

- Về vấn đề Biển Đông: Cạnh tranh ảnh hưởng giữa Mỹ và Trung Quốc

trong vấn đề Biển Đông tiếp tục diễn ra mạnh mẽ trong những năm tới. Trong khi Trung Quốc sử dụng mọi biện pháp, kể cả sẵn sàng dùng vũ lực nhằm thực hiện tham vọng “độc chiếm Biển Đơng”, khẳng định vai trị “thống trị” đối với khu vực, trở thành cường quốc đại dương, thì Mỹ sẽ tìm mọi cách ngăn cản, kiềm chế các hành động đơn phương, leo thang của Trung Quốc; lôi kéo các nước ASEAN, cộng đồng quốc tế phản đối Trung Quốc, tích cực hỗ trợ ASEAN, nhất là các nước đồng minh trong giải quyết tranh chấp chủ

quyền với Trung Quốc theo ý đồ của Mỹ; đồng thời kích động, kht sâu mâu thuẫn giữa các nước có tranh chấp với Trung Quốc... Trong những năm tới, can dự vào Biển Đông tiếp tục là ưu tiên trong chiến lược “tái cân bằng” tại CA - TBD của Mỹ. Việc vừa kiềm chế, vừa hợp tác với Trung Quốc và các nước ĐNÁ trên Biển Đơng giúp Mỹ có điều kiện duy trì can dự lâu dài tại khu vực và tập hợp lực lượng đối phó với Trung Quốc. Do đó, tình hình an ninh Biển Đông cũng như vấn đề giải quyết tranh chấp chủ quyền sẽ phức tạp, khó lường hơn trước sự can dự, lôi kéo của Mỹ và tham vọng chủ quyền không thay đổi của Trung Quốc. Xu hướng hình thành các nhóm nước có quan điểm lập trường khác nhau trong vấn đề Biển Đông tiếp tục làm cho việc giải quyết tranh chấp Biển Đơng khó khăn hơn, ảnh hưởng đến đồn kết nội khối ASEAN, xây dựng lịng tin chính trị giữa các quốc gia ĐNÁ.

- Dự báo khả năng chuyển từ cạnh tranh sang thỏa hiệp: Thỏa hiệp là

bước tiếp theo của cạnh tranh. Mỗi khi Mỹ và Trung Quốc ra sức cạnh tranh ảnh hưởng tại ĐNÁ nhưng không bên nào giành được phần thắng, mặt khác làm cho mơi trường an ninh - chính trị khu vực bất ổn, phức tạp hơn, gây khó khăn cho triển khai chiến lược của mỗi nước, thì Mỹ và Trung Quốc có thể đi đến thỏa hiệp, phân chia lợi ích, ảnh hưởng như đã từng xảy ra trong lịch sử. Có thể xuất hiện một số khả năng sau:

Thứ nhất, thỏa hiệp tại khu vực ảnh hưởng ĐNÁ. Trong trường hợp Mỹ và

Trung Quốc cùng gia tăng ảnh hưởng tại ĐNÁ nhưng không bên nào chiếm ưu thế, cùng với mơi trường an ninh chính trị khu vực và quốc tế xuất hiện những yếu tố bất lợi cho cả hai nước hoặc nguy cơ va chạm lợi ích chiến lược của nhau tại khu vực, thì có thể Mỹ và Trung Quốc đi đến thỏa hiệp. Theo đó, Mỹ và Trung Quốc phân chia ảnh hưởng tại khu vực ĐNÁ, trong đó, Mỹ chấp nhận để Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng trong khu cực bán đảo Ấn Trung (gồm 4 nước Lào, Cambodia, Việt Nam và Myanmar); đổi lại Trung Quốc chấp nhận để Mỹ triển khai chiến lược, gia tăng ảnh hưởng tại các nước ĐNÁ

quần đảo. Tuy nhiên, mỗi khi hai nước này giành được lợi thế chiến lược, thì sẽ tiếp tục diễn ra cạnh tranh ảnh hưởng quyết liệt tại khu vực, vì mục tiêu lâu dài của Mỹ và Trung Quốc đều nhằm đưa khu vực ĐNÁ vào vịng ảnh hưởng của mình để triển khai chiến lược kiềm chế, ngăn chặn lẫn nhau.

Thứ hai, thỏa hiệp trong vấn đề Biển Đông. Biển Đông là một phần quan

trọng trong chiến lược “tái cân bằng” tại CÁ - TBD của Mỹ, là nơi để Mỹ hiện diện quân sự, triển khai chiến lược bao vây, kiềm chế Trung Quốc; gia tăng ảnh hưởng, can dự vào ĐNÁ. Đối với Trung Quốc, Biển Đơng khơng chỉ có giá trị về kinh tế, mà còn giúp Trung Quốc hiện thực hóa tham vọng trở thành cường quốc biển, cường quốc toàn cầu; là cửa ngõ tiến xuống phía Nam, kết nối Ấn Độ Dương với TBD. Trong quá trình Mỹ và Trung Quốc cạnh tranh ảnh hưởng tại ĐNÁ, vấn đề Biển Đơng sẽ là nhân tố có thể dẫn đến thỏa hiệp. Theo đó, có thể xảy ra các khả năng sau: (i) Mỹ làm ngơ để Trung Quốc chiếm một số đảo hay bãi cạn không người và củng cố chủ quyền, thế đứng ở các đảo Trung Quốc đã chiếm đóng, nếu những hành động đó khơng ảnh hưởng đến việc đi lại của tàu thuyền Mỹ, không làm thay đổi tương quan sức mạnh giữa Mỹ và Trung Quốc ở khu vực. (ii) Mỹ làm ngơ cho Trung Quốc tổ chức thăm dò, khai thác tài nguyên ở khu vực tranh chấp chủ quyền với Việt Nam. (iii) Mỹ phối hợp với Trung Quốc hoặc bật đèn xanh cho các nước khác phối hợp thăm dò, khai thác tài nguyên ở Biển Đông, vi phạm chủ quyền, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cạnh tranh mỹ trung ở đông nam á giai đoạn 2001 2016 đến an ninh, quốc phòng của việt nam (Trang 122 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)