Cạnh tranh Mỹ Trung ở ĐNÁ từ 2009 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cạnh tranh mỹ trung ở đông nam á giai đoạn 2001 2016 đến an ninh, quốc phòng của việt nam (Trang 37 - 51)

7. Cấu trúc của luận văn

1.3. Q trình cạnh tranh Mỹ Trung ở Đơng Na mÁ từ 2001 2016

1.3.2. Cạnh tranh Mỹ Trung ở ĐNÁ từ 2009 2016

1.3.2.1. Cạnh tranh về chính trị - ngoại giao

Có thể nói đây là giai đoạn mà cạnh tranh Mỹ - Trung tại ĐNÁ gay gắt nhất và sôi động nhất khi Trung Quốc vươn lên mạnh mẽ và Mỹ chuyển trọng tâm chiến lược sang CÁ - TBD.

Tại Mỹ, B.Obama đắc cử Tổng thống Mỹ trong cả hai nhiệm kỳ. Trong thời gian cầm quyền của mình, ơng Obama thực hiện chiến lược “xoay trục” - “tái cân bằng” đối với khu vực CÁ - TBD với các mục tiêu, biện pháp và nội dung tổng thể, tồn diện (cả chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự và ngoại giao), có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, việc triển khai được thực hiện với các mục tiêu rõ ràng, có trọng tâm, trọng điểm.

Cạnh tranh Mỹ - Trung tại ĐNÁ trong lĩnh vực chính trị - ngoại giao thể hiện trên 3 khía cạnh: (1) Đẩy mạnh ký kết các văn kiện hợp tác, thúc đẩy hình thành các định chế hợp tác với ASEAN; (2) Tích cực tham gia vào các định chế đa phương và tăng cường các chuyến thăm cấp cao đến khu vực; (3) Tăng cường hợp tác song phương với các nước trong khu vực.

Thứ nhất, đẩy mạnh ký kết các văn kiện hợp tác, thúc đẩy hình thành

các định chế hợp tác với ASEAN.

Đối với Trung Quốc, cuối nhiệm kỳ của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào, Trung Quốc nhấn mạnh đến chính sách “ngoại giao nước lớn” và “ngoại giao láng giềng” trong quan hệ với ASEAN.

Với chủ trương đẩy mạnh chính sách “ngoại giao láng giềng” mà khu vực ĐNÁ là một ưu tiên, Trung Quốc tiếp tục thúc đẩy ký kết các văn kiện hợp tác giữa hai bên. Năm 2010, trên cơ sở hoàn thành “Kế hoạch hành động thực hiện tuyên bố chung quan hệ đối tác chiến lược Trung Quốc - ASEAN hướng đến hịa bình, phồn vinh” (2005 - 2010), Trung Quốc thúc đẩy xây dựng “Kế hoạch hành động quan hệ đối tác chiến lược thứ hai” (2011 - 2015). Trong các chuyến thăm ASEAN của lãnh đạo Trung Quốc (10/2013), Trung

Quốc đề xuất nhiều sáng kiến như: xây dựng “Cộng đồng chung vận mệnh Trung Quốc - ASEAN”, “Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ XXI”; Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đề xuất “Khn khổ hợp tác 2+7”, trong đó về chính trị: Triển khai tiếp xúc mật thiết giữa các lãnh đạo cấp cao, kết hợp triển lãm Trung Quốc - ASEAN và Diễn đàn thường niên Bác Ngao để tổ chức các hội nghị khơng chính thức lãnh đạo Trung Quốc - ASEAN; thúc đẩy ký kết “Hiệp ước láng giềng hữu nghị và hợp tác Trung Quốc - ASEAN”, tạo nền tảng pháp lý để ổn định quan hệ hai bên; thúc đẩy ký kết Nghị định thư “Điều ước khu vực khơng có vũ khí hạt nhân ĐNÁ”; khởi động xây dựng kế hoạch hành động thứ 3 giai đoạn 2016 - 2020 “Tuyên bố chung hướng tới mối quan hệ đối tác chiến lược Trung Quốc - ASEAN hịa bình, phồn vinh”.

Đối với Mỹ, trước những bước tiến trong quan hệ chính trị - ngoại giao giữa Trung Quốc và ASEAN, với tư cách là “một sen đầm quốc tế”, Mỹ khơng thể đứng ngồi “cuộc chơi”, nhìn khu vực phát triển năng động như ĐNÁ rơi vào vòng ảnh hưởng của Trung Quốc.

Từ năm 2009, quan hệ chính trị - ngoại giao Mỹ - ASEAN bắt đầu có sự chuyển biến và từng bước được đưa lên tầm cao mới sau khi Tổng thống B. Obama lên cầm quyền. Dấu ấn đầu tiên là Ngoại trưởng Mỹ Hillary Cliton thăm một số nước ĐNÁ và Ban Thư ký ASEAN tháng 02/2009; tham dự ARF tại Bangkok, Thái Lan với tuyên bố “Mỹ đã trở lại ĐNÁ” và ký TAC với ASEAN. Với việc ký TAC với ASEAN, Mỹ chính thức lên tiếng trước dư luận quốc tế về quyết tâm tăng cường quan hệ với khu vực ĐNÁ, nơi mà Trung Quốc đang lặng lẽ thách thức Mỹ, đồng thời đánh tan mối nghi ngại bị “bỏ rơi” từ các đồng minh thân cận trong ASEAN. Có thể nói, tham gia TAC, Mỹ không những được các nước ASEAN nhìn nhận như một đối tác thân thiện, mà còn là điều kiện cần thiết để Mỹ có thể tham gia EAS. Ngồi ra, Mỹ đã đề xuất và tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ với 4 nước Hạ nguồn sông Mê Công (CLTV) lần đầu tiên vào tháng 7/2009. Hội nghị

Thượng đỉnh ASEAN - Mỹ lần thứ nhất được tổ chức tại tại Singapore (tháng 11/2009). Tại Hội nghị, các nhà lãnh đạo đã thông qua Tuyên bố chung ASEAN - Mỹ về Tăng cường quan hệ đối tác vì Hịa bình bền vững và Thịnh vượng. Nhân dịp này, Tổng thống Obama tuyên bố chính sách của Mỹ, cam kết tăng cường quan hệ với ASEAN, coi đây là một đối tác quan trọng trong thúc đẩy hịa bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực CÁ - TBD. Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN - Mỹ đã trở thành hội nghị thường niên của lãnh đạo Mỹ và các nước ASEAN [30].

Nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác Mỹ - ASEAN, đầu năm 2010, phái đoàn thường trực của Mỹ tại ASEAN được thành lập và đến tháng 9/2010, Mỹ chính thức bổ nhiệm Đại sứ bên cạnh ASEAN. EAS lần thứ 5 đã nhất trí mời Mỹ và Liên bang Nga tham gia EAS, bắt đầu từ năm 2011. Tháng 11/2011, B. Obama trở thành Tổng thống Mỹ đầu tiên tham dự EAS (diễn ra tại Bali, Indonesia).

Thứ hai, tích cực tham gia vào các định chế đa phương và tăng cường các chuyến thăm cấp cao đến khu vực.

Để tranh thủ sự ủng hộ của các nước ASEAN và khẳng định vai trò, ảnh hưởng tại khu vực, Mỹ và Trung Quốc đều tích cực tham gia vào các cơ chế hợp tác đa phương trong khu vực, như Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+), Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN mở rộng (AMM+), ARF, EAS… Bên cạnh đó, cạnh tranh ảnh hưởng giữa Trung Quốc và Mỹ cịn biểu hiện thơng qua hàng loạt chuyến thăm của lãnh đạo, quan chức cấp cao hai quốc gia này đến khu vực ĐNÁ trong những năm qua.

Về phía Mỹ, ngay sau khi Chính quyền Obama bước vào nhiệm kỳ đầu tiên, Ngoại trưởng Hillary Cliton đã lựa chọn châu Á, trong đó có Indonesia làm điểm đến trong chuyến cơng du nước ngồi đầu tiên (2009), phá vỡ truyền thống chọn châu Âu hoặc Trung Đông cho chuyến công du đầu tiên của các Ngoại trưởng Mỹ trước đó. Trong chuyến thăm Indonesia và

Philippines (9/2012), Ngoại trưởng Hillary Cliton nhấn mạnh, Mỹ coi ASEAN là trung tâm đối với sự ổn định khu vực và phát triển kinh tế ở CÁ - TBD. Tháng 11/2012, sau khi tái đắc cử nhiệm kỳ 2, Tổng thống B. Obama đã chọn ĐNÁ là điểm đến đầu tiên, thực hiện chuyến tăm Thái Lan, Myanmar và Cambodia nhằm tăng cường quan hệ về chính trị, an ninh và kinh tế, khởi động một giai đoạn mới đưa quan hệ Mỹ - ASEAN lên tầm Đối tác chiến lược. Tháng 4/2014, Tổng thống Obama thăm Malaysia và Philippines, trong đó chuyến thăm Malaysia là chuyến thăm đầu tiên của một Tổng thống Mỹ kể từ năm 1966 [49].

Về phía Trung Quốc, nhằm thúc đẩy chính sách “ngoại giao láng giềng”, điều chỉnh quan điểm “an lân, mục lân, phú lân” (yên ổn với láng giềng, hòa thuận với láng giềng, làm giàu cùng láng giềng) lên mức cao hơn “thân, thành, huệ, dung” (thân thiện, chân thành, cùng có lợi, bao dung với láng giềng), từ năm 2009 đến 2016, lãnh đạo cấp cao Trung Quốc đã tiến hành hàng chục chuyến thăm tới các quốc gia ĐNÁ [31].

Thứ ba, tăng cường hợp tác song phương với các nước trong khu vực.

Về phía Mỹ, trong Báo cáo quốc phòng bốn năm một lần (QDR - 2010), Mỹ xác định tăng cường thúc đẩy quan hệ đồng minh, ổn định và lâu dài với Thái Lan, Philippines, làm sâu sắc thêm quan hệ “đối tác đặc biệt”

với Singapore và thúc đẩy quan hệ với Indonesia, Malaysia và Việt Nam. Với Thái Lan, Mỹ ra sức củng cố lại mối quan hệ với nước đồng minh ngồi NATO này thơng qua tổ chức các cuộc tập trận chung cả song phương và đa phương; duy trì chương trình trao đổi các chuyến thăm quân sự để thúc đẩy quan hệ giữa các lực lượng, quân binh chủng.

Với Myanmar, Mỹ đề ra lộ trình bình thường hóa quan hệ và đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao cấp cao, như thực hiện các chuyến thăm, bày tỏ sự ủng hộ tiến trình cải cách, hội nhập quốc tế của Myanmar, từng bước dỡ bỏ cấm vận và thúc đẩy đầu tư sang Myanmar. Ngồi ra, Mỹ cịn khuyến khích

các nước đồng minh xoá bỏ cấm vận và tăng cường viện trợ, đầu tư cho Myanmar.

Với Philippines, Mỹ lợi dụng căng thẳng trong tranh chấp chủ quyền giữa Philippines và Trung Quốc ở Biển Đông để thúc đẩy quan hệ đồng minh với Philippines, nhất là lĩnh vực quân sự, thông qua: Tổ chức các cuộc tập trận chung (Balikatan, Carat và Philblex), trong đó có các khoa mục tái chiếm đảo; tăng cường viện trợ và bán vũ khí với giá ưu đãi cho Philippines bằng Chương trình bn bán vũ khí nước ngoài (FMS); ký Thỏa thuận Tăng cường Hợp tác quốc phịng (EDCA); khuyến khích Philippines tăng cường hợp tác với các đồng minh chủ chốt của Mỹ tại CÁ - TBD như Nhật Bản, Hàn Quốc và Úc nhằm thiết lập “liên minh” với Mỹ là trung tâm để bao vây, kiềm chế Trung Quốc.

Với Indonesia, Mỹ xác định Indonesia là “điểm đỡ chiến lược” trong chiến lược “tái cân bằng” tại CÁ - TBD; đóng vai trị chủ chốt trong chính sách “quyền lực thơng minh” của Mỹ; thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện và ký Hiệp định Quốc phịng, bãi bỏ hồn tồn lệnh cấm vận bn bán vũ khí đối với Indonesia.

Với các nước khác như Malaysia, Singapore... Mỹ thúc đẩy quan hệ ngoại giao (ký quan hệ đối tác toàn diện với Malaysia tháng 4/2014), quân sự, đẩy mạnh can dự, lôi kéo các nước này ủng hộ các đề xuất, sáng kiến của Mỹ đối với khu vực...

Về phía Trung Quốc, cùng với các lĩnh vực khác, sử dụng sức mạnh kinh tế để mở rộng hợp tác và tăng cường ảnh hưởng với các nước ĐNÁ được Trung Quốc ưu tiên sử dụng, nhất là với Thái Lan, Myanmar, Lào và Cambodia. Cụ thể:

Với Thái Lan, Trung Quốc đã tận dụng thời cơ Thái Lan gặp khó khăn về chính trị - kinh tế để thúc đẩy quan hệ hợp tác với Thái Lan. Thông qua chuyến thăm Thái Lan của lãnh đạo, quan chức cấp cao Trung Quốc và Thái

Lan đã đạt được nhiều thoả thuận chiến lược, như nâng quan hệ song phương lên tầm đối tác chiến lược tồn diện. Bên cạnh đó, Trung Quốc thúc đẩy quan hệ quân sự với Thái Lan thông qua tăng cường các chuyến thăm, trao đổi đoàn quân sự cấp cao; tổ chức nhiều cuộc tập trận chung.

Với Myanmar, sau khi Myanmar cải cách dân chủ, Trung Quốc xác định, sự can dự của Mỹ vào tình hình Myanmar cũng như cuộc cải cách ở nước này sẽ đe dọa đến lợi ích và an ninh Trung Quốc. Do đó, Bắc Kinh không ngừng tăng cường quan hệ với chính quyền Tổng thống Thein Sein; nâng cấp quan hệ Trung Quốc - Myanmar lên tầm Đối tác hợp tác chiến lược tồn diện. Bên cạnh đó, Trung Quốc tận dụng ưu thế về sức mạnh kinh tế để thúc đẩy hợp tác và đầu tư kinh tế với Myanmar nhằm gia tăng ảnh hưởng tại nước này.

Với Cambodia, Trung Quốc tăng các khoản đầu tư, viện trợ “không ràng buộc”, hay nói cách khác, cho đi mà không cần nhận lại. Với những khoản viện trợ lớn đó, Trung Quốc hồn tồn chiếm thế “áp đảo” trong việc gây ảnh hưởng đối với Cambodia, thậm chí gây áp lực lên Cambodia về chính trị để tạo lợi thế trong quan hệ với các quốc gia ASEAN.

Với Lào, Trung Quốc đẩy mạnh các cơ chế hợp tác song phương, đồng thời đề ra nhiều kế hoạch hợp tác phát triển dài hạn cho hai nước; xây dựng nhiều hạng mục cơ sở hạ tầng quan trọng, hợp tác phát triển các tuyến giao thông. Hiện nay, Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất tại Lào, ngoài ra, Trung Quốc tăng cường viện trợ kinh tế cho Lào nhằm gia tăng sự phụ thuộc của nước này vào Trung Quốc.

1.3.2.2. Cạnh tranh về lợi ích kinh tế

Cạnh tranh ảnh hưởng giữa Mỹ và Trung Quốc tại khu vực ĐNÁ trên lĩnh vực kinh tế diễn ra quyết liệt, trong đó Trung Quốc đang chiếm nhiều ưu thế hơn so với Mỹ. Trên thực tế, những sáng kiến của Mỹ về hợp tác kinh tế với khu vực chưa phát huy hiệu quả rõ nét, trong khi đó Trung Quốc đã và

đang ráo riết triển khai một loạt sáng kiến nhằm “đối trọng”, cạnh tranh với Mỹ với tốc độ nhanh, quy mô lớn. Cụ thể:

Trước hết, cạnh tranh Mỹ - Trung Quốc thông qua các hoạt động thương mại được thể hiện rõ qua việc Mỹ và Trung Quốc nỗ lực gia tăng kim ngạch thương mại hai chiều với ASEAN, thúc đẩy các hiệp định thương mại tự do và đưa ra các sáng kiến thúc đẩy kinh doanh.

Thứ nhất, Mỹ và Trung Quốc đều nỗ lực gia tăng kim ngạch thương mại hai chiều với ASEAN.

Từ năm 2009 đến 2016, Mỹ và Trung Quốc đều tìm cách nâng kim ngạch thương mại hai chiều với ASEAN nhằm củng cố vai trò, ảnh hưởng tại khu vực. Hiện nay, Mỹ là đối tác thương mại lớn thứ tư của ASEAN và ASEAN là đối tác thương mại lớn thứ tư của Mỹ. Tuy nhiên, trong cuộc cạnh tranh này, Trung Quốc là nước chiếm ưu thế vượt trội so với Mỹ về nhịp độ tăng trưởng cũng như tổng giá trị kim ngạch thương mại với ASEAN, gấp đôi so với Mỹ.

Thứ hai, Mỹ và Trung Quốc đều nỗ lực thúc đẩy các hiệp định thương

mại tự do với ASEAN.

Về phía Trung Quốc, bên cạnh thế mạnh gần gũi về địa lý, Trung Quốc luôn xác định ASEAN là mô ̣t thi ̣ trường tiềm năng , có vai trị quan trọng đối với nền kinh tế nước này. Bên cạnh đó, với lợi thế của một quốc gia xuất khẩu đứng đầu thế giới, Trung Quốc thúc đẩy thành lập CAFTA, chính thức có hiệu lực từ năm 2010, trở thành khu mậu dịch tự do lớn nhất thế giới hiện nay (xét về mặt diện tích và dân số). Viê ̣c thành lâ ̣p CAFTA có ý nghĩa quan tro ̣ng trong li ̣ch sử quan hê ̣ Trung Quốc - ASEAN, không chỉ mu ̣c đích kinh tế mà cịn cả mục đích chính trị.

Về phía Mỹ, Mỹ cũng ráo riết tìm cách thúc đẩy quan hệ thương mại với các nước trong khu vực, từng bước “tái cân bằng” ảnh hưởng với Trung Quốc trên lĩnh vực này. Một trong những biểu hiện rõ nét nhất là sự tiên

phong của Mỹ trong thúc đẩy các vịng đàm phán TPP mà khơng có sự tham gia của Trung Quốc. Chính giới Mỹ xác định, TPP là một phần trong chiến lược “tái cân bằng” sang CÁ - TBD, góp phần cân bằng vị thế giữa hai siêu cường về kinh tế Mỹ và Trung Quốc tại châu Á, tác động trực tiếp tới quá trình hội nhập kinh tế của châu Á, thúc đẩy các nền kinh tế trong khu vực châu Á tham gia vào khối liên kết kinh tế - thương mại CÁ - TBD do Mỹ đóng vai trị chủ đạo.

Tuy nhiên, trong khi các vòng đàm phán vẫn cịn dang dở, thì TPP đã vấp phải sự cạnh tranh của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) - một hiệp định tự do thương mại được đánh giá là đối trọng với Hiệp định TPP do Mỹ khởi xướng. Mặc dù RCEP vốn là sáng kiến do ASEAN khởi xướng, nhưng đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ phía Trung Quốc. Tương tự như TPP, RCEP cũng sẽ mở cửa hơn cho thương mại hàng hóa và dịch vụ, hủy bỏ những rào cản thương mại và dần tự do hóa các dịch vụ, mở rộng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ASEAN và các đối tác thương mại bên ngồi. Hơn nữa, Hiệp định này có sự tham gia của 16 quốc gia trong khu vực CÁ - TBD (10 nước ASEAN, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand và Úc). Chính vì những điểm chung như trên, Trung Quốc đã nhanh chóng nhận ra rằng, RCEP sẽ là một cơng cụ hữu ích để Bắc Kinh có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cạnh tranh mỹ trung ở đông nam á giai đoạn 2001 2016 đến an ninh, quốc phòng của việt nam (Trang 37 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)