Trong lĩnh vực chính trị ngoại giao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cạnh tranh mỹ trung ở đông nam á giai đoạn 2001 2016 đến an ninh, quốc phòng của việt nam (Trang 64 - 67)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1. Thực trạng cạnh tranh của Mỹ và Trung Quốc đối với Việt Nam

2.1.1. Trong lĩnh vực chính trị ngoại giao

Cạnh tranh ảnh hưởng của Mỹ và Trung Quốc trong lĩnh vực chính trị - ngoại giao được thể hiện qua những hoạt động chính sau:

Thứ nhất, Mỹ và Trung Quốc đều coi trọng việc thúc đẩy quan hệ với Việt

Nam lên tầm cao hơn. Về phía Trung Quốc, Bắc kinh luôn xác định thúc đẩy quan hệ “Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện” Trung - Việt phát triển lâu dài và bền vững. Để đạt mục tiêu trên, Trung Quốc duy trì các chuyến thăm cấp cao đến Việt Nam, tích cực mời lãnh đạo cấp cao Việt Nam sang thăm Trung Quốc, tiêu biểu là các chuyến thăm Việt Nam của Đoàn đại biểu ĐCS Trung Quốc do Trưởng Ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương Vương Gia Thụy dẫn đầu (3/2010), Phó Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình (12/2012), Thủ tướng Lý Khắc Cường (10/2013), Ủy viên Quốc vụ viện Dương Khiết Trì (10/2014), Chủ tịch Chính hiệp Du Chính Thanh (12/2014)...; đồng thời tích cực mời và tiếp đón trọng thị lãnh đạo cấp cao Việt Nam sang thăm Trung Quốc, như chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (10/2011), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (9/2012), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (6/2013), Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh (8/2014)... Thơng qua các chuyến thăm, lãnh đạo Trung Quốc xác định, cần phải thúc đẩy hơn nữa quan hệ Trung - Việt trên cơ sở những tương đồng về chính trị, văn hóa. Trong tiếp xúc, làm việc lãnh đạo Việt Nam, lãnh đạo Trung Quốc nhiều lần khẳng định: Quan hệ hai nước hiện nay điểm đồng, mặt tích cực là chủ yếu, mâu thuẫn tuy vẫn tồn tại song có thể khắc phục được nếu cả hai đều tích cực thúc đẩy; khẳng định trong quan hệ với Việt Nam không sợ bất đồng mà chỉ sợ hiểu lầm dẫn đến các vụ việc xảy ra ngoài ý muốn.

Những năm qua, hai nước đã ký nhiều văn kiện hợp tác quan trọng, như Thoả thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển; Chương trình hành động triển khai quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung - Việt; Thỏa thuận thành lập 3 nhóm hợp tác về cơ sở hạ tầng, tài chính

và giải quyết các vấn đề trên biển… Trong khi đó, Mỹ cũng tìm cách thúc đẩy nâng tầm quan hệ Mỹ - Việt lên tầm cao mới. Tháng 7/2013, hai bên ký Hiệp định Đối tác toàn diện nhân chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Tháng 12/2013, Ngoại trưởng John Kerry thăm Việt Nam nhằm “làm sâu sắc” quan hệ song phương, hiện thực hóa quan hệ “đối tác toàn diện” Mỹ - Việt. Hiện nay, thông qua các kênh khác nhau, Mỹ tiếp tục theo đuổi mục tiêu nâng quan hệ Mỹ - Việt lên tầm Đối tác chiến lược nhằm thúc đẩy những mục tiêu chiến lược của Mỹ đối với Việt Nam và khu vực ĐNÁ. Bên cạnh thúc đẩy hợp tác, Mỹ còn gia tăng thực hiện “diễn biến hịa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, chống phá Việt Nam. Theo đó, Mỹ dùng các biện pháp mua chuộc, lơi kéo, kích động, gây sức ép tác động trực tiếp về mặt tinh thần, chính trị, tư tưởng, dẫn đến tình trạng các đảng viên tự thay đổi nhận thức theo chiều hướng tiêu cực, từ tin tưởng đến hoài nghi, dần dần đi đến phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, chuyển sang tin theo những luận điệu sai trái, phản động, sùng bái một chiều chủ nghĩa tư bản, đề cao chủ nghĩa cá nhân...

Thứ hai, Mỹ và Trung Quốc đều vận động, lôi kéo Việt Nam ủng hộ

chính sách của hai nước này tại khu vực ĐNÁ nói riêng và CÁ - TBD nói chung. Xuất phát từ vai trò quan trọng của Việt Nam trong chiến lược của Mỹ và Trung Quốc, nên cả hai nước đều không muốn Việt Nam “ngả theo nước này để chống lại nước kia”. Về phía Trung Quốc, các sáng kiến Trung Quốc triển khai ở khu vực đều cần có sự ủng hộ, tham gia của Việt Nam như chiến lược “Một trục, hai cánh”, BRI, Quỹ Con đường tơ lụa, Ngân hàng AIIB, thúc đẩy Hiệp định RCEP...

Về phía Mỹ, Mỹ ln tìm cách lơi kéo Việt Nam trở thành một “mắt xích” trong vành đai ngăn chặn, kiềm chế Trung Quốc, lôi kéo Việt Nam cùng thống nhất lập trường lên án Trung Quốc và hạ thấp uy tín của nước này. Mỹ

cũng cần sự ủng hộ, tham gia của Việt Nam trong các định chế đa phương do Mỹ khởi xướng (trước đây là Hiệp định TPP); thông qua Việt Nam để can dự vào Lào và Cambodia...

Thứ ba, Mỹ và Trung Quốc đều luôn nhấn mạnh mối đe dọa của nước kia

đối với Việt Nam để kích động, chia rẽ Việt Nam trong quan hệ với mỗi nước. Trong các cuộc tiếp xúc với lãnh đạo cấp cao Việt Nam, Trung Quốc thường xuyên bày tỏ lo ngại Việt Nam “ngả” theo Mỹ, ủng hộ Mỹ để chống lại Trung Quốc; khuyên Việt Nam cần cẩn trọng trước nguy cơ “diễn biến hịa bình” của Mỹ; cảnh báo Mỹ đang lôi kéo Việt Nam vào chiến lược của Mỹ tại khu vực; Việt Nam không nên cõng rắn cắn gà nhà; lưu ý Việt Nam rằng Mỹ luôn lợi dụng vấn đề Biển Đơng để chia rẽ quan hệ, đồn kết giữa hai nước. Về phía Mỹ, Mỹ ln tìm cách kích động, chống phá quan hệ Việt - Trung và đẩy mạnh lôi kéo Việt Nam ngả theo Mỹ. Sau sự kiện giàn khoan HD-981, Mỹ cho rằng, đây là “thời cơ vàng” để can dự vào khu vực và thúc đẩy quan hệ hợp tác tồn diện Mỹ - Việt. Theo đó, Chính phủ Mỹ đã: (1) Kích động phong trào biểu tình chống Trung Quốc; (2) Tung tin nguyên nhân biểu tình là do Trung Quốc đạo diễn; (3) Thổi phồng nguy cơ từ Trung Quốc để lôi kéo Việt Nam; (4) Khuyến khích Việt Nam kiện Trung Quốc ra tịa án quốc tế; (5) Kích động chia rẽ nội bộ Việt Nam và tìm cách ủng hộ xu hướng chống Trung Quốc. Trong thời gian Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD-981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Mỹ đã tiến hành 18 cuộc tiếp xúc các cấp với Việt Nam để tác động, lôi kéo Việt Nam ngả theo Mỹ.

Như vậy, Trung Quốc có nhiều thuận lợi hơn trong cạnh tranh ảnh hưởng với Mỹ, do có nhiều điểm đồng về chính trị, cùng do ĐCS lãnh đạo, có sự gần gũi về địa lý với Việt Nam. Trong khi giữa Mỹ và Việt Nam có sự đối kháng về ý thức hệ, “hội chứng chiến tranh Việt Nam” vẫn hằn sâu, ý đồ xuyên suốt của Mỹ là xóa bỏ vai trị lãnh đạo của ĐCS Việt Nam và chế độ xã hội chủ nghĩa, nên Việt Nam luôn đề cao cảnh giác, thận trọng trong hợp tác với Mỹ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cạnh tranh mỹ trung ở đông nam á giai đoạn 2001 2016 đến an ninh, quốc phòng của việt nam (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)