Cạnh tranh trên Biển Đông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cạnh tranh mỹ trung ở đông nam á giai đoạn 2001 2016 đến an ninh, quốc phòng của việt nam (Trang 72 - 76)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1. Thực trạng cạnh tranh của Mỹ và Trung Quốc đối với Việt Nam

2.1.4. Cạnh tranh trên Biển Đông

Biển Đông đang trở thành nơi Trung Quốc và Mỹ cạnh tranh ảnh hưởng quyết liệt trên mặt trận an ninh - quốc phòng. Nếu Trung Quốc tham vọng độc chiếm Biển Đông, với yêu sách “đường lưỡi bị” và coi Biển Đơng là “lợi ích cốt lõi” thì Mỹ tun bố Biển Đơng là nơi Mỹ có “lợi ích quốc gia”, đồng thời luôn khẳng đi ̣nh bảo vê ̣ lợi ích trong tự do hàng hải và lợi ích các cơng ty c ủa mình đang làm ăn trên Biển Đơng.

Trong những năm qua, Trung Quốc không ngừng tiến hành hiện đại hóa quân đội, tiềm lực quân sự, đặc biệt là lực lượng hải quân. Trung Quốc muốn khẳng định với thế giới rằng mình đã chính thức trở thành nước lớn, một cường quốc biển, mặt khác nhằm đe dọa các nước ĐNÁ và cảnh cáo những nước lớn trong đó có Mỹ khơng nên can thiệp vào vấn đề Biển Đông. Nhằm khẳng định chủ quyền phi lý ở Biển Đông, những năm gần đây, Trung Quốc đã triển khai một số biện pháp chính sau:

Một là, liên tục tăng ngân sách quốc phòng, chú trọng đầu tư nâng cao

tiềm lực quân sự, nhất là hải quân và không quân, gia tăng các cuộc diễn tập quân sự để có thể khống chế Biển Đơng và răn đe các nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc. Trung Quốc tăng cường mua sắm, chế tạo vũ khí trang bị, đưa vào biên chế cho Hạm đội Nam Hải tàu sân bay Liêu Ninh, đang đóng mới hai tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân, chế tạo tàu ngầm tên lửa hạt nhân lớp 094, thử nghiệm thành công máy bay trinh sát khơng người lái tầm xa, máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ hệ thứ 5, tên lửa diệt vệ tinh, hạ thuỷ tàu hộ vệ tên lửa hiện đại, thúc đẩy đàm phán mua của Nga hệ thống tên lửa S-400, máy bay Su-35... Bên cạnh đó, Trung Quốc gia tăng các

cuộc diễn tập, huấn luyện quân sự trên Biển Đông với tần suất cao (năm 2012 tiến hành 19 cuộc diễn tập, huấn luyện quân sự; năm 2013 tiến hành 24 cuộc, năm 2014 tiến hành 30 cuộc).

Hai là, tiến hành san lấp, tôn tạo mở rộng các đảo chiếm đóng ở quần

đảo Hồng Ha và Trường Sa; đẩy mạnh khảo sát, thăm dò tại các khu vực trên Biển Đông nhằm xây dựng các căn cứ hậu cần, quân sự cho hải quân và không quân, triển khai chiến lược “tác chiến biển xa” của Trung Quốc. Ở Hồng Sa, Trung Quốc tập trung tơn tạo, xây dựng và mở rộng đảo Phú Lâm, Duy Mộng và Hữu Nhật. Đáng chú ý, từ ngày 01/05 - 15/07/14, Trung Quốc đơn phương hạ đặt giàn khoan HD-981 tại nam đảo Tri Tôn, vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.

Ở Trường Sa, Trung Quốc tập trung tôn tạo, xây dựng các đảo Gạc Ma, Huy Gơ, Châu Viên, Chữ Thập, Ga Ven, Xu Bi, Vành Khăn. Tính đến tháng 12/2014, Trung Quốc đã tôn tạo, mở rộng tổng diện tích khoảng 211,7 ha, trong đó tại đảo Chữ Thập, Trung Quốc đã tôn tạo được 150 ha, xây dựng nhiều nhà tạm trên đảo này.

Ba là, tăng cường các hoạt động trên thực địa nhằm cản phá, quấy

nhiễu hoạt động khai thác tài nguyên hợp pháp của các nước, đồng thời sẵn sàng gây hấn, va chạm với tàu qn sự nước ngồi, chiếm đóng các đảo, bãi cạn ở Trường Sa do nước khác quản lý. Từ năm 2009 đến 2016, Trung Quốc gia tăng các hoạt động xâm phạm chủ quyền, cản phá hoạt động khảo sát thăm dò, xua đuổi tàu cá của các nước xung quanh Biển Đơng, trong đó có Việt Nam. Bên cạnh đó, Trung Quốc sẵn sàng va chạm với tàu quân sự, tàu khỏa sát đại dương của Mỹ hoạt động ở khu vực Biển Đông. Từ năm 2009 đến 2014, Trung Quốc đã gây ra 5 vụ va chạm trên khu vực Biển Đông với các tàu khảo sát, tàu chiến và máy bay trinh sát của Mỹ.

Về phía Mỹ, trước việc Trung Quốc ngày càng cứng rắn trong lập trường và đẩy mạnh hiện thực hóa tham vọng chủ quyền ở Biển Đông, từ năm

2009, Mỹ chuyển lập trường từ “trung lập” sang “can dự” vào vấn đề Biển Đông. Trong khi Trung Quốc sử dụng biện pháp ngang ngược, bất chấp luật pháp quốc tế, ỷ mạnh hiếp yếu, chèn ép Việt Nam thì Mỹ cố gắng lơi kéo Việt Nam, kích động những mối nguy hại từ Trung Quốc, làm trầm trọng vấn đề và khoét sâu những mâu thuẫn trên Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc. Mỹ đã sử dụng các diễn đàn đa phương để thể hiện quan điểm, lập trường, kêu gọi quốc tế hóa, đa phương hóa vấn đề Biển Đơng; đồng thời sử dụng sức ép của cộng đồng quốc tế để thổi phồng “thuyết về mối đe dọa từ Trung Quốc” nhằm tập hợp lực lượng kiềm chế, ngăn chặn Trung Quốc. Cụ thể:

Phát biểu tại Đối thoại Shang-ri La (6/2010), Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Mỹ Robert Gates nhấn mạnh: Biển Đông đang ngày càng trở nên đáng quan ngại do tranh chấp chủ quyền của các nước trong khu vực. Quan điểm của Mỹ là muốn duy trì sự ổn định, tự do đi lại, tự do phát triển kinh tế mà không bị cản trở. Mỹ không đứng về bên nào trong giải quyết tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, song Mỹ phản đối việc sử dụng vũ lực, hoặc các hành động cản trở tự do đi lại trên Biển Đông. Tất cả các bên cần phải hợp tác để giải quyết bất đồng thông qua nỗ lực hịa bình đa phương và nhất qn với luật quốc tế.

Tháng 6/2012, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta tới thăm Việt Nam, trong cuộc họp báo chung của hai Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ - Việt, ông Panetta đã khẳng định: Mỹ sẽ tăng cường hợp tác trên biển với Việt Nam và nghiêm chỉnh tuân thủ cam kết bảo vệ hịa bình, phồn vinh và an ninh ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đồng thời ám chỉ rất rõ sự quan tâm của Mỹ đối với căn cứ hải quân ở vịnh Cam Ranh. Mỹ có ý đồ ủng hộ Việt Nam trong vấn đề Biển Đơng để thơng qua đó tăng cường quan hệ an ninh với Việt Nam, từ đó có thể dựa vào vị thế địa chiến lược của Việt Nam thúc đẩy chiến lược trở lại CÁ - TBD của Mỹ. Ngồi việc diễn tập qn sự chung, nhóm tàu sân bay chiến đấu và tàu khu trục tên lữa của Mỹ cũng thường xuyên tuần tra tại vùng Biển Đông và cạnh Biển Đông nhằm chứng tỏ sự hiện diện quân sự

của Mỹ, răn đe Trung Quốc. Việc duy trì và tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Biển Đơng vừa có thể bảo vệ quyền lực biển của Mỹ, mặt khác cũng vừa thực hiện cam kết an ninh của Mỹ đối với một số nước đồng minh, tỏ rõ ý muốn và khả năng bảo vệ đồng minh của Mỹ.8

Với sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD-981 tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam từ ngày 02/5/2014 - 16/7/2014, ngày 07/5/2014, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki tuyên bố: "Quyết định của Trung Quốc trong việc đưa giàn khoan dầu cùng với nhiều tàu của chính phủ lần đầu đến vùng biển tranh chấp với Việt Nam là hành động khiêu khích và gây ra căng thẳng. “Phía Mỹ gọi đây là hành động đơn phương của Trung Quốc theo cách suy yếu hịa bình và ổn định trong khu vực, đồng thời bày tỏ quan ngại về cách làm nguy hiểm này. Mỹ kêu gọi các bên kiềm chế, đảm bảo tự do hàng hàng hải và giải quyết tranh chấp một cách hịa bình, phù hợp với pháp luật quốc tế. Theo đó ngày 09/5/2014, sáu Thượng Nghị sĩ Mỹ đã gọi hành động của Trung Quốc là gây hấn, gây rắc rối và đe dọa tự do thương mại toàn cầu. Trong một cuộc điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ John Kerry công khai gọi hành động của Trung Quốc là khiêu khích và hung hăng. Ơng Kerry cũng cho rằng, Mỹ quan ngại sâu sắc với việc hạ đặt giàn khoan của Trung Quốc tại vùng biển của Việt Nam. Ngày 14/5/2014, Phát ngơn viên Nhà Trắng Jay Carney nói rằng, tranh chấp Trung – Việt cần được giải quyết thông qua đối thoại chứ không phải thông qua hăm dọa. Mỹ kêu gọi tất cả các bên hành xử sao cho phù hợp, tự kiềm chế và giải quyết các yêu sách chủ quyền bằng biện pháp hịa bình, thơng qua ngoại giao và phù hợp với luật pháp quốc tế9

.

8 Nguyễn Thanh Minh, “Chính sách của Mỹ đối với vấn đề Biển Đơng”, 27/9/2017, nghiencuubiendong.vn

9Nguyễn Thanh Minh, “Chính sách của Mỹ đối với vấn đề Biển Đông”, 27/9/2017, nghiencuubiendong.vn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cạnh tranh mỹ trung ở đông nam á giai đoạn 2001 2016 đến an ninh, quốc phòng của việt nam (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)