Trong lĩnh vực văn hóa xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cạnh tranh mỹ trung ở đông nam á giai đoạn 2001 2016 đến an ninh, quốc phòng của việt nam (Trang 76 - 77)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1. Thực trạng cạnh tranh của Mỹ và Trung Quốc đối với Việt Nam

2.1.5. Trong lĩnh vực văn hóa xã hội

Trung Quốc và Mỹ đều coi văn hóa - xã hội là một biện pháp quan trọng trong quá trình cạnh tranh và gia tăng ảnh hưởng tại Việt Nam. Theo đó, Trung Quốc tìm cách thúc đẩy mở nhiều Học viện/Viện Khổng tử tại Việt Nam nhằm đẩy mạnh truyền bá “sức mạnh mềm” của Trung Quốc. Trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Lý Khắc Cường (10/2013), lãnh đạo hai nước đạt được nhận thức chung về vấn đề thành lập Học viện Khổng tử tại Việt Nam. Mở Học viện Khổng Tử ở Việt Nam là một trong những biện pháp để Trung Quốc truyền bá ngơn ngữ, đẩy mạnh tun truyền, phổ biến văn hóa Trung Hoa. Bên cạnh đó, Trung Quốc cịn tăng cường hợp tác giáo dục với Việt Nam. Hàng năm, Trung Quốc cung cấp hàng trăm suất học bổng cho học sinh, sinh viên Việt Nam. Hiện có hơn 13.000 lưu học sinh Việt Nam đang học tại các trường đại học của Trung Quốc và có khoảng trên 3.500 học sinh Trung Quốc đang học tập tại Việt Nam, chủ yếu tập trung vào các ngành ngôn ngữ, du lịch và kinh doanh.10 Ngoài ra, Trung Quốc tích cực triển khai Kế hoạch thực hiện Hiệp định văn hóa Việt - Trung giai đoạn 2013 - 2015, tích cực thúc đẩy thành lập Trung tâm văn hóa của Trung Quốc tại Việt Nam và ngược lại, tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực sản nghiệp văn hóa, nguồn nhân lực...

Về phía Mỹ, ngồi việc tăng cường phổ biến “giá trị Mỹ” thông qua phương tiện truyền thông, phim ảnh, thiết bị công nghệ cao..., Mỹ tăng cường hợp tác giáo dục - đào tạo với Việt Nam để thâm nhập, tác động, chuyển hóa tư tưởng cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là trí thức, sinh viên. Mỹ cho rằng, các thế hệ sinh viên, nghiên cứu sinh sau đại học sẽ là nhân tố tạo nền tảng để phát triển xã hội Việt Nam theo các “tiêu chuẩn Mỹ”, “giá trị Mỹ”. Theo số liệu của Bộ Giáo dục Mỹ, hiện nay có gần 17.000 lưu học sinh Việt Nam tại

10

Mỹ, đứng đầu các nước ASEAN và thứ 8 thế giới về số lượng lưu học sinh tại Mỹ11. Mỹ chủ trương tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để nâng tổng số du học sinh Việt Nam tại Mỹ lên 20.000 vào năm 2015.

Giai đoạn 2013 - 2015, thông qua Đại sứ quán, Tổng lãnh sự quán Mỹ, USAID và các tổ chức phi chính phủ, Mỹ triển khai 36 chương trình, dự án trên các lĩnh vực, trong đó có khoảng 20 chương trình, dự án liên quan đến trao đổi văn hóa - giáo dục (gồm các chương trình đang triển khai và một số chương trình mới) tại Việt Nam, với nguồn kinh phí hàng chục triệu USD/năm, như Chương trình Fulbirght Việt Nam; Chương trình VEF; Chương trình học bổng Global UGRAD; Chương trình học bổng SUSI dành cho thủ lĩnh sinh viên; Chương trình phát triển Trung tâm Mỹ tại Việt Nam; Chương trình nghiên cứu Việt - Mỹ; chương trình trao đổi chuyên gia; chương trình Quỹ Đại sứ về văn hóa (AFCP)…

Tóm lại, văn hóa Trung Quốc từ lâu đã có ảnh hưởng rất lớn đối với người dân Việt Nam. Do đó, Trung Quốc có lợi thế hơn so với Mỹ trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, do sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học cơng nghệ, văn hóa Mỹ đang dần thâm nhập mạnh mẽ và ngày càng có tác động lớn đối với người dân Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cạnh tranh mỹ trung ở đông nam á giai đoạn 2001 2016 đến an ninh, quốc phòng của việt nam (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)