Trên lĩnh vực chính trị ngoại giao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cạnh tranh mỹ trung ở đông nam á giai đoạn 2001 2016 đến an ninh, quốc phòng của việt nam (Trang 51 - 53)

7. Cấu trúc của luận văn

1.4. Tác động của cạnh tranh Mỹ Trung tới Đông Na mÁ

1.4.1. Trên lĩnh vực chính trị ngoại giao

Cạnh tranh ảnh hưởng Mỹ - Trung tại khu vực ĐNÁ vừa tạo động lực, vừa làm nảy sinh những trở ngại đối với sự phát triển của khu vực này.

- Tác động tích cực:

Một là, cạnh tranh ảnh hưởng Mỹ - Trung Quốc giúp khu vực ĐNÁ từng bước nâng cao vị thế của mình, tạo điều kiện để khu vực phát triển về mọi mặt ngang tầm với các khu vực khác trên thế giới. Sự cạnh tranh này phần nào tạo thuận lợi cho khu vực ĐNÁ nâng cao vị thế trong hệ thống quan hệ quốc tế; vai trò trung tâm của ASEAN được coi trọng, thu hút được sự quan tâm của các nước lớn khác, vai trò của ASEAN trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao [2].

Hai là, thúc đẩy hợp tác đa phương và song phương trong giải quyết các

vấn đề của khu vực và từng quốc gia. Do có cùng mục tiêu là duy trì ổn định để phát triển kinh tế, đa số các nước ĐNÁ chủ trương thực hiện chiến lược cân bằng với các nước lớn. Trong đó, tận dụng vị thế chính trị, tiềm năng hợp tác kinh tế của Trung Quốc để đối trọng với Mỹ và phương Tây, trong khi vẫn cần sức mạnh quân sự của Mỹ để kiềm chế sự bành trướng của Trung Quốc.

Ba là, thúc đẩy Mỹ và Trung Quốc tăng cường quan hệ với khu vực, tạo tiền đề để ASEAN hạn chế lệ thuộc vào một phía. Trước sự phát triển trong quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN, buộc Mỹ phải tăng cường điều chỉnh chính sách, coi trọng thúc đẩy quan hệ với ASEAN trên mọi lĩnh vực. Việc Mỹ và Trung Quốc thúc đẩy quan hệ với các nước ĐNÁ tạo điều kiện

cho các quốc gia chủ động cân bằng quan hệ với hai nước, giảm bớt lệ thuộc hoàn toàn vào Mỹ hoặc Trung Quốc.

- Tác động tiêu cực:

Một là, tác động đến sự lựa chọn chiến lược của ASEAN và các nước thành

viên. Sự gia tăng ảnh hưởng của Mỹ và Trung Quốc tại ĐNÁ đang gây nhiều khó khăn, thách thức cho khu vực trong xử lý chiến lược đối ngoại, nhằm bảo đảm lợi ích và an ninh quốc gia. Bên cạnh đó, sự gia tăng cạnh tranh ảnh hưởng giữa Trung Quốc và Mỹ đã, đang và tiếp tục làm gia tăng nguy cơ phân hoá trong ASEAN.

Hai là, các nước trong khu vực phải điều chỉnh chính sách để cân bằng lợi

ích trong quan hệ với Mỹ và Trung Quốc. Do mức độ quan hệ của từng nước đối với Mỹ, Trung Quốc và những lợi ích khác nhau nên các nước đã có những điều chỉnh đối sách để cân bằng lợi ích trong quan hệ với Mỹ và Trung Quốc, dẫn đến một số nước xem nhẹ lợi ích chung của ASEAN, nhất là trong vấn đề Biển Đông.

Ba là, tiềm ẩn nguy cơ chia rẽ đồn kết nội khối ASEAN, giảm vai trị

trung tâm của Hiệp hội. Cạnh tranh ảnh hưởng Mỹ - Trung Quốc tác động trực tiếp đến đoàn kết trong ASEAN, làm cho các nước ASEAN khó đạt được sự đồng thuận trong giải quyết các vấn đề chung của khu vực. Với ý đồ riêng của Mỹ và Trung Quốc trong cạnh tranh ảnh hưởng với nhau, chính sách của hai nước đối với khu vực ĐNÁ đã tác động tiêu cực đối với việc tăng cường đồn kết và nâng cao vai trị của ASEAN và các cơ chế hợp tác đa phương liên quan, giảm sự đoàn kết của các nước ĐNÁ dưới mái nhà chung ASEAN.

Bốn là, nguy cơ bị Mỹ và Trung Quốc can thiệp vào công việc nội bộ của từng quốc gia ĐNÁ khi lợi ích của họ gặp bất lợi luôn hiện hữu. Mỹ, Trung Quốc tranh thủ tác động, gia tăng ảnh hưởng đối với các nước ĐNÁ, thậm chí thực hiện đầu cơ chính trị, ni dưỡng các thế lực chính trị có khả năng nắm quyền trong tương lai. Những nỗ lực này của Mỹ và Trung Quốc sẽ tạo ra trong nội bộ một số nước xuất hiện xu hướng “thân Mỹ” hoặc “thân

Trung Quốc” cạnh tranh, đấu đá lẫn nhau. Trung Quốc thường dựa vào lực lượng Hoa kiều đông đảo ở các nước với tiềm lực kinh tế mạnh để chi phối, gây sức ép hoặc mua chuộc khi cần thiết. Mỹ thông qua chiến lược “tái cân bằng” để tăng cường can dự vào khu vực ĐNÁ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cạnh tranh mỹ trung ở đông nam á giai đoạn 2001 2016 đến an ninh, quốc phòng của việt nam (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)