Đối với quốc phòng, an ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cạnh tranh mỹ trung ở đông nam á giai đoạn 2001 2016 đến an ninh, quốc phòng của việt nam (Trang 79 - 82)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2. Tác động tích cực

2.2.3. Đối với quốc phòng, an ninh

Mở ra cơ hội hợp tác quân sự giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới: Việc Mỹ đẩy mạnh can dự toàn diện vào ĐNÁ nhằm kiềm chế

sự trỗi dậy của Trung Quốc, tìm kiếm lợi ích tại khu vực, coi trọng và thúc đẩy hợp tác quân sự với Việt Nam là cơ hội để chúng ta tranh thủ thúc đẩy hợp tác trong các vấn đề an ninh quốc phịng ít nhạy cảm, nhất là các vấn đề an ninh phi truyền thống. Hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và các nước trong khu vực ngày càng phát triển cả song phương lẫn đa phương. Các hoạt động hợp tác quân sự, quốc phòng giữa Việt Nam và Mỹ những năm qua được đẩy mạnh trên cơ sở Bản ghi nhớ giữa hai Bộ Quốc phòng ký năm 2011. Tuy nhiên, Mỹ khơng muốn dừng lại ở đó mà thường xuyên thông qua các kênh khác nhau để thúc đẩy Việt Nam tăng cường hợp tác hơn nữa với Mỹ trên lĩnh vực an ninh quốc phòng. Các hoạt động hợp tác an ninh quốc phòng giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng có bước phát triển, như trao đổi các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao, hợp tác đào tạo sĩ quan, tuần tra chung trên biển, trên bộ được hai bên quan tâm thực hiện, thiết lập đường dây nóng giữa Bộ Quốc phịng hai nước... Trung Quốc muốn nâng cấp quan hệ giữa hai nước trong lĩnh vực an ninh quốc phòng, từng bước thúc đẩy quan hệ về quân sự, nhất là hợp tác về đảm bảo ổn định an ninh khu vực, cùng đối phó với sự gia tăng hiện diện quân sự của Mỹ và đồng minh tại khu vực...

Giúp tăng cường tiềm lực quốc phịng, hiện đại hóa vũ khí trang bị của Quân đội Việt Nam: Mỹ, Trung Quốc tăng cường hợp tác an ninh quốc phòng

với khu vực ĐNÁ, nhất là với các nước Đơng Dương, nên Việt Nam có thể tranh thủ nguồn lực của hai nước này để mua sắm vũ khí trang bị, hiện đại hóa lực lượng vũ trang, tăng cường sức mạnh an ninh quốc phòng để bảo vệ đất nước. Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận một số vũ khí trang bị hiện đại khơng chỉ của Mỹ, Trung Quốc mà còn các nước lớn khác, giúp nâng cao tiềm lực quốc phòng, nhất là đối với hải quân và không quân.

Do muốn lôi kéo, tranh thủ Việt Nam nên Mỹ sẽ hạn chế các hoạt động gây sức ép, chống phá công khai, trực diện Việt Nam, cũng như hậu thuẫn lực lượng phản động, chống đối người Việt ở trong và ngoài nước: Trong chiến

lược “tái cân bằng” tại CA - TBD, Mỹ xác định Việt Nam có những lợi thế mà Mỹ mong muốn hợp tác. Do đó, trước mắt Mỹ sẽ hạn chế việc cơng khai chính sách thù địch chống Việt Nam, hậu thuẫn Việt Nam ở một mức độ nhất định trong vấn đề Biển Đông; hạn chế hậu thuẫn cho các thế lực thù địch, nhất là lực lượng phản động người Việt ở nước ngoài xâm nhập, chống phá Việt Nam, vừa để lấy lịng Việt Nam, vừa khơng để Trung Quốc lấy cớ chia rẽ quan hệ Mỹ - Việt. Trong khi đó, Trung Quốc tranh thủ vị trí địa chiến lược của Việt Nam để đẩy lùi chiến lược “tái cân bằng” của Mỹ, tăng cường phối hợp, hỗ trợ Việt

Nam ngăn chặn nguy cơ “DBHB”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “ tự chuyển hóa” của Mỹ và các thế lực thù địch, bảo vệ sườn phía Nam của Trung Quốc, tạo thế phịng thủ từ xa...

Mỹ sẽ tìm cách hiện diện quân sự tại Việt Nam dưới nhiều hình thức mới nhằm áp sát, răn đe Trung Quốc: Thực hiện ý đồ hiện diện quân sự ở Việt Nam và khu vực, Mỹ đang tìm cách tác động, lơi kéo Việt Nam “đóng vai trị

quan trọng hơn” trong chiến lược tái bố trí lực lượng quân sự ở khu vực và

thực hiện cuộc chiến “chống khủng bố”. Gần đây, thông qua nhiều kênh, Mỹ liên tục đưa ra đề nghị hợp tác với Việt Nam, như hợp tác an ninh, Cảnh sát biển, rà phá bom mìn, hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa, sử dụng sân bay Đà Nẵng làm kho hậu cần phục vụ cứu trợ nhân đạo, thiên tai tại ĐNÁ. Ý đồ của Mỹ là thúc đẩy hợp tác quân sự, an ninh với Việt Nam từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, đích đến là đưa quan hệ quốc phòng Mỹ - Việt đi vào chiều sâu, thiết lập sự hiện diện quân sự ở Việt Nam dưới những hình thức mới, tạo điều kiện can dự vào Việt Nam khi cần thiết cũng như hiện thực hóa mục tiêu áp sát biên giới, kiềm chế Trung Quốc.

Hoạt động quân sự của Mỹ ở khu vực Biển Đông là cớ để Trung Quốc gia tăng sức ép, đẩy mạnh khẳng định chủ quyền, tác động trực tiếp đến an ninh quốc phòng Việt Nam. Sự hiện diện quân sự của Mỹ ở khu vực Biển Đông

bất đồng giữa các nước có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đơng muốn dựa vào Mỹ để tăng cường tiềm lực quân sự và giải quyết các tranh chấp. Xuất phát từ lợi ích chiến lược, Mỹ luôn kêu gọi tự do hàng hải, thúc đẩy hình thành các căn cứ quân sự ở Philippines, Singapore, muốn kiểm soát eo biển Malacca và Biển Đơng; bố trí lực lượng hải quân, không quân tuần tiễu, trinh sát trên Biển Đông. Đây là cớ để Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động khẳng định chủ quyền trên Biển Đông, đe doạ đến an ninh, chủ quyền và lợi ích của các nước khu vực, đặc biệt là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Việc Mỹ thúc đẩy hợp tác quân sự với Việt Nam sẽ làm cho Trung Quốc quan ngại, nghi kỵ, đồng thời tìm cách ngăn chặn, đối phó với Việt Nam: Mục

tiêu của Mỹ trong thúc đẩy hợp tác quân sự với Việt Nam là nhằm lôi kéo Việt Nam tham gia các hoạt động chống khủng bố, diễn tập quân sự và hoạt động gìn giữ hịa bình đa phương; thơng qua hợp tác để từng bước phân hóa tư tưởng đội ngũ sỹ quan và chiến sỹ, thực hiện ý đồ “phi chính trị hóa” Qn đội Nhân dân Việt Nam; xây dựng thế hệ sỹ quan có xu hướng thân Mỹ. Điều này làm cho Trung Quốc nghi kỵ, cho rằng Việt Nam ngả theo Mỹ, muốn dựa vào Mỹ để chống Trung Quốc. Trong các cuộc Đối thoại quốc phòng song phương và tiếp xúc với lãnh đạo Bộ Quốc phịng Việt Nam, phía Trung Quốc nhiều lần đề cập đến vấn đề này, đề nghị Việt Nam cảnh giác trong hợp tác quốc phòng với Mỹ. Nếu Việt Nam đẩy mạnh, nâng tầm quan hệ Mỹ - Việt, đồng ý với các đề xuất của Mỹ thì khả năng Trung Quốc hiểu lầm, triển khai đối sách ngăn chặn, trả đũa trên các lĩnh vực, nhất là về kinh tế và gây sức ép Việt Nam về chủ quyền biển, đảo là khó tránh khỏi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cạnh tranh mỹ trung ở đông nam á giai đoạn 2001 2016 đến an ninh, quốc phòng của việt nam (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)