Trên lĩnh vực kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cạnh tranh mỹ trung ở đông nam á giai đoạn 2001 2016 đến an ninh, quốc phòng của việt nam (Trang 53 - 55)

7. Cấu trúc của luận văn

1.4. Tác động của cạnh tranh Mỹ Trung tới Đông Na mÁ

1.4.2. Trên lĩnh vực kinh tế

- Tác động tích cực:

Một là, cạnh tranh ảnh hưởng giữa Mỹ và Trung Quốc tại khu vực ĐNÁ

tạo ra cơ hội để các quốc gia ĐNÁ phát triển kinh tế - thương mại. Mỹ chủ trương biến ĐNÁ thành khu vực thị trường tự do, trở thành thị trường xuất khẩu hàng hố cơng nghệ cao của Mỹ thơng qua việc thúc đẩy tự do thương mại, đầu tư nhằm tạo lợi thế trong cạnh tranh ảnh hưởng kinh tế với Trung Quốc ở khu vực ĐNÁ. Trung Quốc đã đưa ra một loạt sáng kiến hợp tác kinh tế, như thiết lập AIIB, thúc đẩy sáng kiến “Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ XXI”... Với tiềm năng và thế mạnh về kinh tế, Trung Quốc không ngần ngại “đổ tiền” vào các nước ASEAN nhằm thực hiện tham vọng tăng cường ảnh hưởng ở khu vực này. Ngoài ra, việc Trung Quốc ủng hộ và thúc đẩy RCEP đang mở ra cơ hội lớn cho các nước ASEAN trong phát triển kinh tế, thương mại với Trung Quốc, đồng thời mở rộng hợp tác với nhiều thị trường lớn khác tại châu Á.

Hai là, thế mạnh của mỗi quốc gia ĐNÁ sẽ được bổ sung, các quốc gia

ĐNÁ tiếp thu được kinh nghiệm khoa học công nghệ và nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ Mỹ và Trung Quốc. Các quốc gia ĐNÁ có cơ hội tiếp nhận khoa học công nghệ tiên tiến và thu hút đầu tư trực tiếp từ Mỹ và Trung Quốc trong cuộc cạnh tranh ảnh hưởng của hai nước này tại khu vực.

Ba là, tạo ra thị trường đa dạng cho khu vực ĐNÁ phát triển, hội nhập kinh

tế quốc tế một cách sâu rộng, tăng kim ngạch thương mại hai chiều với Mỹ và Trung Quốc. Quan hệ kinh tế giữa các nước ĐNÁ và giữa ASEAN với Mỹ, Trung Quốc tăng trưởng mạnh và ngày càng gắn kết chặt chẽ, góp phần khơng nhỏ vào sự phát triển kinh tế của các nước, qua đó giữ được ổn định chính trị, xã hội, xử lý

tốt hơn vấn đề sắc tộc, ly khai. Quan hệ kinh tế ngày càng chặt chẽ với Mỹ và Trung Quốc trở thành nền tảng giúp các mặt quan hệ khác phát triển, tạo điều kiện để khu vực hội nhập quốc tế một cách sâu rộng. Bên cạnh đó, việc Trung Quốc và Mỹ chủ động thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư với các nước ĐNÁ góp phần thúc đẩy sự phát triển thịnh vượng ở các nước trong khu vực.

- Tác động tiêu cực:

Một là, Mỹ và Trung Quốc thúc đẩy kinh tế các nước ASEAN phát triển

theo hướng có lợi cho họ. Mỹ chủ trương hướng lái, chuyển hóa khu vực ĐNÁ thành thị trường tự do kiểu phương Tây. Việc Mỹ can dự vào ASEAN ngày càng sâu rộng là điều kiện thuận lợi để Mỹ chuyển hoá các nước đi theo kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa do Mỹ giữ vai trò chi phối. Trong khi đó, Trung Quốc tăng cường đầu tư, chiếm lĩnh thị trường ASEAN ngồi mục đích cạnh tranh, phá thế bao vây, kiềm chế của Mỹ, mở cánh cửa tiến xuống phía Nam thực hiện chiến lược kết nối hai đại dương, còn nhằm chi phối ASEAN và từng quốc gia thành viên.

Hai là, sự đối lập trong triển khai chính sách kinh tế của Mỹ, Trung Quốc

đối với khu vực ĐNÁ sẽ tạo nên sự mất cân bằng tăng trưởng của khu vực nói chung và từng quốc gia nói riêng. Mỹ muốn sử dụng tiềm năng kinh tế của ĐNÁ để cải thiện tình trạng thất nghiệp và khuyến khích phát triển lâu dài thơng qua việc đẩy mạnh thương mại và đầu tư vào khu vực. Trong khi đó, Trung Quốc muốn củng cố vị thế, áp đặt sức mạnh trên biển, lôi kéo các nước ĐNÁ thông qua viện trợ, cho vay, đổi hoặc thế chấp tài nguyên lấy vốn. Sự đối nghịch này làm cho cán cân thương mại của ASEAN đang nghiêng về Trung Quốc. Đây là vấn đề tạo ra quan ngại cho khu vực và từng quốc gia ĐNÁ trong việc lựa chọn và cân bằng lợi ích giữa Mỹ và Trung Quốc để phát triển đất nước theo hướng có lợi nhất. Chính sự phân biệt đối xử trong quan hệ kinh tế với các nước ĐNÁ của Trung Quốc đã gây khó khăn cho ASEAN trong thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các quốc gia thành viên và sự phát triển đồng đều của ASEAN.

Ba là, nền kinh tế khu vực ĐNÁ sẽ dần phụ thuộc vào Mỹ, Trung Quốc

nếu khơng có chính sách điều tiết hợp lý. Các tập đoàn kinh tế hàng đầu của Mỹ, Trung Quốc ln được chính phủ hậu thuẫn sẽ tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực nhạy cảm của từng quốc gia trong khu vực hoặc thông qua các nước đồng minh, Mỹ sẽ chi phối các lĩnh vực đầu tư, từng bước điều tiết hệ thống tài chính quốc tế có các biện pháp khống chế, đặt điều kiện với từng quốc gia, làm cho kinh tế khu vực ĐNÁ dần phụ thuộc vào Mỹ, tiềm ẩn nguy cơ khủng hoảng kinh tế khu vực cao, nếu không theo ý đồ, hướng lái của Mỹ. Trong khi đó, Trung Quốc thơng qua viện trợ, đầu tư kinh tế và giới tài phiệt gốc Hoa đang chiếm lĩnh thị trường của khu vực ĐNÁ, ảnh hưởng của Trung Quốc đối với khu vực trên lĩnh vực kinh tế là khá rõ nét, hầu hết các quốc gia ĐNÁ đều có sự hợp tác, viện trợ, phụ thuộc lớn vào thị trường xuất nhập khẩu của Trung Quốc, đây là điều bất lợi cho ASEAN trong giữ độc lập, tự chủ về kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cạnh tranh mỹ trung ở đông nam á giai đoạn 2001 2016 đến an ninh, quốc phòng của việt nam (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)