Trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cạnh tranh mỹ trung ở đông nam á giai đoạn 2001 2016 đến an ninh, quốc phòng của việt nam (Trang 55 - 62)

7. Cấu trúc của luận văn

1.4. Tác động của cạnh tranh Mỹ Trung tới Đông Na mÁ

1.4.3. Trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh

- Tác động tích cực:

Một là, cạnh tranh ảnh hưởng Mỹ - Trung Quốc phần nào tạo thế cân bằng chiến lược tại khu vực ĐNÁ: Do Mỹ và Trung Quốc đều coi trọng thúc đẩy, mở rộng quan hệ với ASEAN nói chung và các nước ĐNÁ nói riêng, nên các nước ĐNÁ có lợi thế trong triển khai đối sách quan hệ với hai nước này. Việc thu hút sự tham gia của Mỹ và Trung Quốc trong nhiều cơ chế hợp tác trong khu vực do ASEAN làm hạt nhân, như ASEAN+, EAS, ADMM+... góp phần giúp ASEAN giữ được thế cân bằng chiến lược trong mơi trường an ninh - chính trị khu vực và thế giới biến động, nhanh chóng, khó lường hiện nay.

Hai là, nâng cao khả năng phối hợp của các quốc gia ĐNÁ trong đối phó với các vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống: Các vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống khơng một quốc gia đơn lẻ nào có thể tự giải quyết được, địi hỏi phải có sự hợp tác giữa các nước trong khu vực. Mặt khác, môi trường an ninh khu vực ĐNÁ luôn chịu sự chi phối của các

yếu tố an ninh này. Các nước lớn, đặc biệt là Mỹ đã, đang và sẽ tận dụng cơ hội này để thúc đẩy hình thành các cơ chế an ninh tập thể nhằm chi phối và can thiệp các hoạt động an ninh trong khu vực. Điều này buộc các nước ĐNÁ phải chủ động, tính đến hình thành một cơ chế an ninh tập thể trong khu vực để cùng nhau đối phó với những vấn đề an ninh mới nổi, cơ chế này sẽ dần định hình rõ nét khi Cộng đồng ASEAN chính thức ra đời, bước đầu chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực hợp tác chống khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, cứu trợ thảm họa thiên tai, an ninh kinh tế, môi trường... Hình thức hợp tác sẽ nâng cấp từ mức trao đổi thông tin hiện nay lên phối hợp hành động chung.

Ba là, tiềm lực quốc phòng của các nước trong khu vực được nâng lên,

khả năng tiếp thu và hiện đại hóa vũ khí trang bị được tăng cường: Cạnh tranh ảnh hưởng giữa Mỹ và Trung Quốc tại khu vực ĐNÁ ngày càng quyết liệt bởi vị trí địa chính trị và kinh tế quan trọng của khu vực ĐNÁ đối với cán cân quyền lực trên thế giới ngày càng tăng. Mỹ tìm mọi cách duy trì và gia tăng hiện diện quân sự trong khu vực dưới những chiêu bài khác nhau. Thông qua các hoạt động phối hợp với Quân đội Mỹ, Quân đội một số nước ĐNÁ có điều kiện tiếp thu thành tựu khoa học quân sự tiên tiến; nâng cao khả năng tác chiến ở cấp chiến dịch, chiến thuật, nhất là trong hiệp đồng tác chiến cấp chiến lược. Một số nước trong khu vực có cơ hội sở hữu một số loại vũ khí, trang bị quân sự của Mỹ thông qua viện trợ, bán với giá ưu đãi hoặc Mỹ chuyển giao cho các nước sau các cuộc diễn tập quân sự. Trong khi đó, Trung Quốc thực hiện các chính sách ưu đãi, như hỗ trợ tài chính, viện trợ khơng hồn lại hoặc bán với giá thấp nhiều loại vũ khí trang bị cho một số nước ĐNÁ, nhất là Cambodia và Lào; đồng thời chuyển giao một số dây chuyền công nghệ sản xuất tên lửa, súng bộ binh cho Thái Lan, Malaysia, tổ chức diễn tập quân sự với một số nước ĐNÁ... Tựu trung lại, thơng qua các chính sách ưu đãi và viện trợ vũ khí trang bị của Mỹ và Trung Quốc, tiềm lực quốc phòng một số nước ĐNÁ đã và đang gia tăng đáng kể.

Bốn là, hạn chế nguy cơ bùng phát xung đột giữa các quốc gia trong khu vực. Hiện nay, các nước ĐNÁ đang tồn tại tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải chồng chéo và khá phức tạp, trong đó có nhiều tranh chấp kéo dài, một số tranh chấp đã từng là nguyên nhân gây xung đột biên giới. Trong bối cảnh hịa bình, ổn định, hợp tác và phát triển đã là xu thế chủ đạo ở khu vực, đồng thời, do lo ngại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở ĐNÁ, sự khó lường về ý đồ của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông cũng như tham vọng bá quyền của Mỹ ở khu vực, các nước ĐNÁ đã nỗ lực và coi trọng hợp tác giải quyết tranh chấp chủ quyền bằng đàm phán hịa bình, nhằm hạn chế sự can dự, chi phối của Mỹ và Trung Quốc. Nhìn chung, các nước đều tìm cách giải quyết các tranh chấp thơng qua biện pháp thương lượng hịa bình trong các khn khổ song phương và đa phương nhằm giải quyết hoặc ít nhất cũng là kiềm chế không để tranh chấp, bất đồng bùng phát thành xung đột, tạo cớ cho bên ngoài can dự. Đây là cơ sở quan trọng để các nước trong khu vực ĐNÁ tăng cường niềm tin chiến lược, tiếp tục đàm phán giải quyết hịa bình các tranh chấp lãnh thổ, biên giới vì lợi ích của từng nước và lợi ích chung của khu vực.

- Tác động tiêu cực:

Một là, các nước ĐNÁ phải tăng chi tiêu quốc phòng để nâng cao khả

năng ứng phó với những nguy cơ tiềm ẩn từ sự cạnh tranh ảnh hưởng Mỹ - Trung Quốc. Những năm gần đây, các nước ĐNÁ đều chú trọng gia tăng tiềm lực quốc phịng, mua sắm vũ khí, trang bị hiện đại. Theo thống kê, nếu xét về tốc độ tăng trưởng, thì ĐNÁ là một trong những khu vực có chi phí qn sự tăng nhanh nhất thế giới. Xu hướng tăng cường tiềm lực quốc phòng ở khu vực ĐNÁ sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới, trong đó các nước sẽ ưu tiên cho hiện đại hóa hải qn và khơng quân. Hiện nay, Singapore là nước nhập khẩu vũ khí nhiều thứ năm thế giới, đã mua các máy bay F-15 của Mỹ, 2 tàu ngầm lớp Archer của Thụy Điển; Malaysia chi 2,8 tỷ USD mua 6 chiến hạm

tàng hình lớp Gowind của Pháp và sẽ sớm đưa 10 tàu LCS vào hoạt động tuần tra bảo vệ chủ quyền lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế; Thái Lan có kế hoạch mua tàu ngầm và tàu chiến Gripen của Thụy Điển; Indonesia đã đặt mua thêm 3 tàu ngầm của Hàn Quốc, đang đàm phán mua tên lửa chống hạm C-705 và C-802 của Trung Quốc; Philippines chi gần 2 tỷ USD để mua tàu khu trục lớp Maetrale của Ý, dự kiến sẽ chi thêm nhiều tỷ USD để mua tàu tuần tiễu cao tốc, máy bay cho lực lượng hải quân, thiết bị thông tin liên lạc, phương tiện cứu hộ, nâng cấp căn cứ, xây dựng cơ sở huấn luyện... Việc các nước tăng chi tiêu quốc phịng có thể dẫn đến chạy đua vũ trang trong khu vực.

Hai là, nguy cơ Mỹ và Trung Quốc gia tăng can thiệp vào các vấn đề

chung của ASEAN và từng nước: Mỹ tuyên bố ĐNÁ là “mặt trận chống khủng bố thứ hai”, đồng thời gây sức ép, buộc các nước ASEAN phải hợp tác “chống khủng bố” với Mỹ. Dưới tác động của Mỹ, ASEAN đã hình thành các cơ chế “chống khủng bố”, bảo đảm an ninh hàng hải... Thông qua các cơ chế này, Mỹ đã và đang lôi kéo các nước tham gia, mở rộng phạm vi hoạt động quân sự của Mỹ không chỉ với một số nước đồng minh, mà tiến tới sẽ triển khai ở nhiều quốc gia ĐNÁ khác thông qua tập trận chung, hợp tác cứu hộ cứu nạn, các hoạt động viếng thăm của tàu chiến Mỹ, tăng cường hợp tác an ninh quân sự với các nước ĐNÁ thông qua ký các thỏa thuận quân sự mới với các nước đồng minh trong khu vực. Trong khi đó, Trung Quốc đẩy mạnh xây dựng quan hệ với ASEAN, nỗ lực xóa bỏ “Thuyết về mối đe dọa từ Trung Quốc” tại ĐNÁ, tham gia tích cực vào các cơ chế hợp tác của khu vực, từng bước biến khu vực ĐNÁ trở thành sân chơi thể hiện vai trò nước lớn tại khu vực của Trung Quốc; tiếp tục đẩy mạnh xây dựng lực lượng hải quân, không quân hiện đại, đưa tàu sân bay Liêu Ninh xuống Biển Đông hoạt động; chú trọng thúc đẩy quan hệ an ninh - quân sự song phương với một số nước ASEAN, trong đó, có viện trợ quốc phịng cho Cambodia, Lào, thúc đẩy hợp tác quân sự với Thái Lan...

Ba là, vấn đề tôn giáo, sắc tộc dễ bị lợi dụng trong cuộc đua tranh giành

ảnh hưởng giữa Mỹ và Trung Quốc tại khu vực. Sự tồn tại của nhiều sắc tộc và nhóm tơn giáo đối lập trong khu vực ĐNÁ làm cho tình hình chính trị khu vực vốn đã phức tạp lại càng phức tạp hơn do ý đồ, can dự của Mỹ và Trung Quốc, nhất là hoạt động của lực lượng Hồi giáo cực đoan, các nhóm dân tộc thiểu số li khai có vũ trang.

Bốn là, Mỹ hoặc Trung Quốc sẽ chủ động tạo ra những bất ổn tại khu vực

hoặc từng nước để gia tăng ảnh hưởng, tạo cớ can dự, can thiệp: Một số quốc gia trong khu vực ĐNÁ cịn tiềm ẩn bất ổn về chính trị, xung đột sắc tộc, tôn giáo, khủng bố, li khai... Đây là cơ hội để Mỹ, Trung Quốc tìm cách can dự, thậm chí chủ động kích hoạt các hoạt động bất ổn phục vụ cho ý đồ chi phối, hướng lái khu vực ĐNÁ và từng quốc gia phục vụ lợi ích của hai nước.

Năm là, cạnh tranh Mỹ - Trung sẽ khiến việc giải quyết các tranh chấp

trên Biển Đông trở nên phức tạp hơn. Tranh chấp về chủ quyền và quyền chủ quyền vốn chỉ liên quan đến các nước ĐNÁ và Trung Quốc (5 nước 6 bên) nhưng sự có mặt của Mỹ khiến tình hình trở nên rắc rối. Trong khi Trung Quốc muốn giải quyết các tranh chấp thơng qua hình thức đối thoại, đàm phán song phương với từng nước thì Mỹ tìm cách vận động các nước để quốc tế hóa vấn đề này. Mỹ cũng tìm cách khoét sâu mâu thuẫn giữa ASEAN với Trung Quốc về yêu sách của Trung Quốc với “đường lưỡi bò”, đồng thời thường xuyên lên tiếng chỉ trích Trung Quốc trực diện và cơng khai tại các diễn đàn quốc tế và khu vực. Ngồi ra, cả Mỹ và Trung Quốc tìm mọi cách để lơi kéo, tìm sự ủng hộ của các nước với lập trường của mình, điều này dẫn đến sự chia rẽ, mất đoàn kết trong ASEAN. Điều này dẫn đến tình huống rất khó xử cho các nước ĐNÁ là phải chọn bên. Điều nguy hiểm hơn cả là việc Mỹ và Trung Quốc tiến hành chạy đua vũ trang tại Biển Đông đã khiến cho Biển Đông trở nên căng thẳng và tiềm ẩn nhiều nguy cơ va chạm xung đột, dẫn đến đụng độ về quân sự. Việc Trung Quốc tăng cường tiềm lực qn sự trên Biển Đơng để đối phó với Mỹ đã khiến các

nước khác tại Biển Đông cũng phải tăng năng lực phòng thủ trên biển để tăng tính đối trọng, răn đe để khơng bị lép vế trước Trung Quốc.

Sau Phán quyết của Tòa trọng tài Thường trực (PCA), mặc dù Tòa đã kết luận “đường lưỡi bò” của Trung Quốc là khơng có giá trị nhưng Bắc Kinh đã nhiều lần tuyên bố ý định khơng tn thủ phán quyết, mơ tả đó chỉ như là “tờ giấy vụn” [10]. Sự yên bình và ổn định của khu vực có thể rơi vào con đường bất ổn hơn nếu Trung Quốc quyết định áp dụng lập trường cứng rắn hơn ở Biển Đơng, như việc tiếp tục hoặc thậm chí tăng cường xây dựng cơ sở và hoạt động quân sự hóa ở các khu vực nước này chiếm đóng.

Tiểu kết

Với vị trí, vai trị quan trọng ở khu vực CÁ - TBD, ĐNÁ trở thành khu vực có vị trí chiến lược quan trọng trong tính tốn và triển khai chiến lược của Mỹ và Trung Quốc. Mỹ và Trung Quốc, hiện đang là hai cường quốc và là hai nền kinh tế lớn nhất thế giới nhưng ln có sự đối nghịch nhau từ hệ tư tưởng đến đường lối phát triển. Với các động lực của nền kinh tế và chính trị quốc tế, hai nước này ln tìm cách mở rộng tầm ảnh hưởng ra phạm vi tồn cầu. Mỹ và Trung Quốc ln tìm các cách thức khác nhau để cạnh tranh lẫn nhau tại khu vực và phần lớn sự chủ động đều bắt nguồn từ Mỹ. Cạnh tranh ảnh hưởng giữa Mỹ và Trung Quốc ở khu vực ĐNÁ ngày càng quyết liệt, đặc biệt là từ năm 2009 đến nay, khi Trung Quốc không ngừng gia tăng ảnh hưởng tại khu vực ĐNÁ, trong khi Mỹ triển khai chiến lược “tái cân bằng” tại CÁ - TBD, chú trọng tăng cường hợp tác với các đồng minh và lôi kéo các nước khu vực ĐNÁ để kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Cạnh tranh ảnh hưởng của Mỹ và Trung Quốc tại khu vực ĐNÁ diễn ra gay gắt, mạnh mẽ cả về chiều rộng lẫn chiều sâu trên mọi cấp độ từ đa phương, song phương cho tới cạnh tranh trực tiếp trong mọi lĩnh vực từ chính trị - ngoại giao, kinh tế - thương mại, an ninh - quốc phịng, văn hóa - xã hội và vấn đề Biển Đông… Đối với ĐNÁ, cạnh tranh ảnh hưởng Mỹ - Trung

Quốc diễn ra toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, trong đó Mỹ và Trung Quốc có những cách đi riêng nhưng tựu trung lại đều hướng tới mục tiêu gia tăng tầm ảnh hưởng; về lâu dài là tác động, lôi kéo từng nước để thực hiện chiến lược khu vực và toàn cầu của Mỹ và Trung Quốc. Cạnh tranh ảnh hưởng giữa hai cường quốc này tác động như thế nào đến Việt Nam trên lĩnh vực an ninh, quốc phòng sẽ được nghiên cứu làm rõ trong Chương 2 của luận văn.

CHƢƠNG 2:

TÁC ĐỘNG CỦA CẠNH TRANH MỸ - TRUNG TỚI AN NINH, QUỐC PHÒNG CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2001 – 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cạnh tranh mỹ trung ở đông nam á giai đoạn 2001 2016 đến an ninh, quốc phòng của việt nam (Trang 55 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)