Đối với vai trò và vị thế của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cạnh tranh mỹ trung ở đông nam á giai đoạn 2001 2016 đến an ninh, quốc phòng của việt nam (Trang 77 - 79)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2. Tác động tích cực

2.2.1. Đối với vai trò và vị thế của Việt Nam

Thứ nhất, gia tăng vai trị, vị thế chính trị của Việt Nam trên trường quốc

tế [2]. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào và trên bất cứ phương diện nào, Việt Nam vẫn là một trong những đối tượng mà cả Mỹ và Trung Quốc đều cần tranh thủ, lôi kéo trong cạnh tranh ảnh hưởng ở khu vực. Với vị thế là một thành viên có hình ảnh, vai trị và tiếng nói ngày một nâng cao của ASEAN, việc tranh thủ Việt Nam trên tất cả các khía cạnh (cả chính trị, kinh tế lẫn quân sự) đều sẽ được

đặt ra và ngày càng trở thành một nhu cầu quan trọng trong toan tính của các nước lớn, nhất là khi sự ổn định về mơi trường chính trị - xã hội của Việt Nam trong một môi trường khu vực bất ổn sẽ là một điểm sáng mà các nước lớn phải dựa vào để triển khai các chính sách của mình.

Trong bối cảnh mới của khu vực hiện nay, việc xác định đúng vị trí của Việt Nam trong bàn cờ chính trị khu vực và thế giới là bước đi quan trọng đầu tiên trong việc định hướng chiến lược cho đối ngoại Việt Nam. Nằm giữa Đơng Bắc Á và ĐNÁ, có đường lãnh hải dài và chung đường biên giới trên bộ với Trung Quốc, Lào và Cambodia, Việt Nam chiếm vị trí trung tâm của các hoạt động kinh tế diễn ra khắp CÁ - TBD. Vì thế, Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ sự phát triển của các nước lớn trong khu vực cũng như đóng vai trị cầu nối hữu ích giữa các nước ĐNÁ và Đông Bắc Á. Không một quốc gia nào có thể tạo ra sự dịch chuyển quyền lực tại khu vực ĐNÁ có lợi cho mình mà bỏ qua yếu tố Việt Nam. Ngồi sự song trùng hay nhiều điểm tương đồng về lợi ích chiến lược giữa Việt Nam và các nước lớn, sự năng động trong phát triển kinh tế, ổn định chính trị và vị thế địa - chiến lược đang lên của Việt Nam là cơ sở, tiền đề quan trọng, cơ hội thuận lợi cho việc thúc đẩy quan hệ chiến lược giữa Việt Nam với các nước lớn lên tầm cao mới. Đến nay, quan hệ giữa Việt Nam với tất cả các nước lớn đều đã được nâng lên tầm “đối tác chiến lược hoặc đối tác toàn diện”, các nước lớn đều nhận thấy Việt Nam là một đối tác quan trọng trong khu vực. Việt Nam nằm trong nhóm nước dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng kinh tế trong khu vực CÁ - TBD. Tăng trưởng kinh tế trung bình của Việt Nam đạt khoảng 7 - 8% liên tục trong nhiều năm. Thành tựu này có phần đóng góp quan trọng của nỗ lực hội nhập quốc tế ở mọi tầng nấc của Việt Nam. Thành công về phát triển kinh tế và sự ổn định về chính trị của Việt Nam được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao, Việt Nam đã trở thành điểm đến của nhiều công ty đa quốc gia, các định chế tài chính quốc tế và khu vực...

Thứ hai, sự cạnh tranh chiến lược của Mỹ và Trung Quốc ở ĐNÁ làm

tăng vị thế của Việt Nam trong việc trở thành "đầu mối" của các nỗ lực hợp tác và liên kết kinh tế cho khu vực và thế giới với tư cách là "cửa ngõ" ra biển cho vùng Tây Nam của Trung Quốc, Lào, Cambodia và miền Bắc Thái Lan và "đầu cầu" trên đất liền, trên biển và trên không giữa Đông Bắc Á và ĐNÁ, giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, giữa hai lục địa Âu - Mỹ và các nước trong khu vực. Với mức phát triển được đánh giá là nhanh nhất Đông Á hiện nay (sau Trung Quốc) và ngày càng thu hút đầu tư từ quốc tế, Việt Nam đang nổi lên như một cường quốc kinh tế khu vực. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và liên tục, chính trị - xã hội ổn định, thị trường khá hấp dẫn với dân số khoảng 90 triệu người, Việt Nam đã và đang chiếm được cảm tình trong ASEAN như một quốc gia có trách nhiệm, đáng tin cậy trong cộng đồng khu vực và quốc tế. Việc nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh đã mở ra nhiều cơ hội cho các nước đẩy mạnh hợp tác kinh tế với Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh gia tăng hội nhập khu vực ở ĐNÁ mà Việt Nam đang đóng vai trò quan trọng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cạnh tranh mỹ trung ở đông nam á giai đoạn 2001 2016 đến an ninh, quốc phòng của việt nam (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)