Xu hướng của các nước ASEAN trong quan hệ với Mỹ và Trung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cạnh tranh mỹ trung ở đông nam á giai đoạn 2001 2016 đến an ninh, quốc phòng của việt nam (Trang 31 - 32)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2. Những nhân tố thúc đẩy cạnh tranh Mỹ Trung ở ĐNÁ những năm

1.2.4. Xu hướng của các nước ASEAN trong quan hệ với Mỹ và Trung

Quốc thiếu tài nguyên nghiêm trọng, nhất là dầu mỏ. Bên cạnh đó, Biển Đông còn là tuyến vận tải hàng hóa chiến lược đối với Trung Quốc. Nếu một nước nào đó kiểm soát Biển Đông, nền kinh tế của Trung Quốc sẽ bị đe doạ, đặc biệt là khu vực Đông Nam của Trung Quốc.

Về quân sự, Biển Đông là khu vực án ngữ lối ra vào lục địa châu Á của

hải quân Mỹ và Nhật Bản, là tuyến đường qua lại của các tàu chiến từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương. Trên Biển Đông còn có các quần đảo quan trọng có ý nghĩa chiến lược, nằm án ngữ trung tâm biển, khống chế các tuyến giao thông và các hoạt động khác trên biển. Nếu khống chế được Biển Đông, Trung Quốc sẽ mở rộng được không gian phòng thủ, đẩy chiến trường ra xa đất liền. Nhất là khi chiếm giữ và xây dựng được các căn cứ quân sự ở các quần đảo, cho phép Trung Quốc theo dõi và có thể đe doạ các hoạt động quân sự của các nước trong khu vực ĐNÁ, thậm chí sẽ khống chế được các hoạt động quân sự của Mỹ ở khu vực [42].

1.2.4. Xu hướng của các nước ASEAN trong quan hệ với Mỹ và Trung Quốc Trung Quốc

Trong các thập kỷ trở lại đây, ở khu vực ĐNÁ, có 4 điểm đáng chú ý trong quan hệ giữa các nước ASEAN với Mỹ và Trung Quốc. Một là, hình

thành 2 nhóm nước là các nước đồng minh của Mỹ và các nước bị Trung Quốc kiềm chế. Hai là, xu hướng hình thành các nước có “chính sách nước đôi” (hedging - không đứng về bên nào trong quan hệ với Mỹ và Trung Quốc). Ba là, các quốc gia có chính sách “nước đôi” đã luôn thể hiện sự e

ngại đối với sự hung hăng của Trung Quốc, do đó đã tăng cường các yếu tố trong chính sách đảm bảo an toàn của họ, trong đó có hợp tác an ninh với Mỹ nhằm đối phó với Trung Quốc [28].

Tuy nhiên, khu vực ĐNÁ cố gắng không quay trở lại với mối quan hệ “một bên được, một bên mất” với Mỹ hay Trung Quốc. Ngay cả hai nước đồng minh của Mỹ tại ĐNÁ cũng không hào hứng với việc duy trì một mối quan hệ đặc biệt với Mỹ. Sau Chiến tranh Lạnh, tính chất bất ổn của nền chính trị trong nước đã khiến Philippines có những hành động khiến cho mối quan hệ đồng minh với Mỹ dao động thất thường, đặc biệt là những động thái gần đây của Chính quyền Tổng thống Duterte. Thái Lan có xu hướng nới lỏng quan hệ đồng minh với Mỹ khi phải cân bằng với Trung Quốc và Chính quyền quân sự hiện tại của nước này đang bị chính phía Mỹ phản đối. Chế độ hà khắc dưới thời chính quyền quân sự sẽ chỉ khiến cho chính sách của Thái Lan càng dễ dao động giữa hai xu hướng hoặc đi theo Mỹ hoặc trở nên ngày một cân bằng hơn trong quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc [11].

Phần lớn các nước ĐNÁ đều hướng tới các chính sách linh hoạt và cân bằng hơn trong quan hệ với cả Mỹ và Trung Quốc, nhằm tối đa hóa quyền tự trị chiến lược của mình trong giai đoạn bất ổn khi diễn ra cạnh tranh căng thẳng giữa các cường quốc tại khu vực. Các nước cố gắng duy trì quan hệ với Mỹ để đạt được lợi ích về an ninh và quan hệ với Trung Quốc để đạt được lợi ích về kinh tế. Vì vậy, xét một cách tổng thể các nước khu vực ĐNÁ luôn dành sự quan tâm lớn đối với Mỹ và Trung Quốc trong chính sách đối ngoại của mình [52].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cạnh tranh mỹ trung ở đông nam á giai đoạn 2001 2016 đến an ninh, quốc phòng của việt nam (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)