Tình hình dân số, lao động của huyện Gia Lâm giai đoạn 2015-2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giống cây trồng của huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 51 - 55)

tính 2015 2016 2017 So sánh (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 15/16 16/17 BQ

I. Tổng số nhân khẩu người 243.957 100 248.991 100 253.800 100 102,06 101,93 102,00

1. Nhân khẩu NLN-thuỷ sản người 183.923 75,39 176.780 71,00 172.849 68,10 96,12 97,78 96,94

2. Nhân khẩu phi NLN-TS người 60.034 24,61 72.211 29,00 80.951 31,90 120,28 112,10 116,12

II. Tổng số hộ hộ 61.806 100 63.751 100 64.386 100 103,15 101,00 102,07

1. Hộ NLN-thuỷ sản hộ 45.983 74,40 45.238 70,96 43.975 68,30 98,38 97,21 97,79

2. Hộ phi NLN-thuỷ sản hộ 15.823 25,60 18.513 29,04 20.411 31,70 117,00 110,25 113,58

III. Tổng lao động lao động 166.876 100 174.040 100 185.439 100 104,29 106,55 105,42

1. Lao động trong tuổi lao động 133.500 80,00 139.232 80,00 149.561 80,65 104,29 107,42 105,84

2. Lao động ngoài tuổi lao động 33.376 20,00 34.808 20,00 35.878 19,35 104,29 103,07 103,68

IV. Phân bổ lao động lao động 100 100

1. Lao động NLN- thuỷ sản lao động 83.238 49,90 78.660 45,20 75.273 40,59 94,50 65,69 95,10

2. Lao động CN – XD lao động 46.725 28,00 49.131 28,23 52.946 28,55 105,15 107,76 106,45 3. Lao động TM - dịch vụ lao động 36.913 22,10 46.249 26,57 57.220 30,86 125,29 123,72 124,50 V. Một số chỉ tiêu 1.BQ NK NLN, TS/hộ NLN, TS người 4.01 - 3.91 - 3.93 - 97,5 100,51 99,0 2.BQ lao động /hộ LĐ 2.72 - 2.73 - 2.88 - 100,4 105,5 102,9 3.BQ LĐ NLN,TS /hộ NLN,TS LĐ 1.81 - 1.74 - 1.94 - 91,1 111,5 101,3

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Gia Lâm (2017)

Tổng số lao động năm 2015 là 166.876 người, năm 2017 là 185.439 người, tăng 5,4%/năm. Sự phân bổ lao động trong các ngành nghề có thay đổi qua các năm: Số lượng lao động ngành NLN – thủy sản giảm từ 83.238 năm 2015 xuống còn 75.273 năm 2017, ngành CN – XD tăng từ 46.725 năm 2015 lên 52.946 năm 2017, ngành TM – dịch vụ cũng tăng từ 36.913 lên 57.220 năm 2017.

3.1.2.4. Tình hình phát triển kinh tế

a. Kinh tế nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp huyện Gia Lâm đang từng bước hình thành các vùng sản xuất tập trung chuyên canh như:

- Vùng chăn nuôi bò sữa và bò thịt ở các xã ven đê Sông Đuống và ven sông Hồng như: Phù Đổng, Văn Đức, Lệ Chi, Trung Mầu, Dương Hà. Đây là các khu vực xa đô thị và có diện tích bãi chăn thả rộng.

- Vùng nuôi lợn nạc được hình thành ở các xã: Đa Tốn, Dương Quang, Văn Đức, Đặng Xá, Yên Thường, Phù Đổng, Trung Mầu.

- Vùng rau an toàn được hình thành tại các xã: Văn Đức, Đông Dư, Đặng Xá, Lệ Chi.

- Vùng cây ăn quả tập trung ở các xã: Đa Tốn, Kiêu Kỵ, Đông Dư.

- Vùng lúa cao sản, chật lượng cao tập trung ở các xã: Đa Tốn, Dương Xá, Yên Thường, Phù Đổng, Trung Mầu.

- Vùng trồng hoa, cây cảnh hình thành ở một số xã: Lệ Chi, Đa Tốn, Ninh Hiệp, Phù Đổng, Trung Mầu. Tuy nhiên diện tích trồng hoa và cây cảnh còn ít, chưa tương xứng tiềm năng thị trường tiêu thụ hoa cây cảnh của thị trường Hà Nội.

Chăn nuôi đa dạng về con giống: gia súc có trâu, bò, lợn. Chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ được thay thế bằng chăn nuôi tập trung.

Các hoạt động dịch vụ trong nông nghiệp từng bước phát triển nhưng chưa tương xứng với tiềm năng.

Người nông dân ở thị trấn Trâu Quỳ có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất cây giống chất lượng cao. Hằng năm, Trâu Quỳ xuất ra thị trường hàng triệu cây giống các loại, từ cây ăn quả đặc sản đến các loại cây bình dân cho năng suất cao như ổi, đu đủ, bưởi, khế, cam... Trâu Quỳ được biết đến như là "thủ phủ" cây giống của các tỉnh phía Bắc. Cùng với cây giống ở Trâu Quỳ, ổi Đông Dư đã trở

Giống ổi này đã vượt ra ngoài Đông Dư, tới nhiều địa bàn khác trong và ngoài huyện, mở ra một hướng làm giàu cho nông dân. Huyện Gia Lâm coi ổi Đông Dư như một đặc sản của địa phương. Từ chỗ phát triển tự phát, hiện xã Đông Dư đã quy hoạch được trên 70ha ổi ở các vùng bãi sông Hồng, cho giá trị kinh tế cao, điển hình như hộ bà Trần Thị Hiền với 5 sào ổi, cho thu nhập gần 100 triệu đồng. Ngoài cây ăn quả, cây giống, Gia Lâm cũng đã hình thành các vùng sản xuất RAT tập trung tại các xã Văn Đắc, Lệ Chi, Đặng Xá, Đông Dư... Huyện Gia Lâm phấn đấu đến năm 2010, 100% diện tích rau trên địa bàn đều được sản xuất theo quy trình RAT. Hiện 14 điểm sản xuất RAT của Gia Lâm đều có kỹ sư chỉ đạo, hướng dẫn nông dân sản xuất RAT theo đúng quy trình chuẩn.

Từ những vùng rau, vùng cây ăn quả đã xuất hiện nhiều gương sản xuất, kinh doanh giỏi. Điển hình như gia đình anh Nguyễn Văn Minh ở xã Văn Đức chuyên sản xuất rau xanh. Được hợp tác xã giao 6 sào đất, gia đình anh thuê thêm 8 sào nữa mở rộng diện tích trồng rau. Để công việc đạt được hiệu quả cao, hằng năm gia đình anh đều lên kế hoạch sản xuất cho từng vụ cấy trồng cụ thể. Đối với vụ xuân hè thì trồng các loại rau ăn lá và rau ăn quả như cải canh, đậu đỗ, mướp đắng... Còn vụ đông, gia đình anh tập trung trồng đậu trạch, cải bắp, củ cải, súp lơ, cải bao, cà rốt, đậu Hà Lan. Một mẫu ruộng trồng rau cho thu lãi từ 70 đến 75 triệu đồng/năm.

Ông Chu Tuấn Anh, Phó phòng Kinh tế huyện Gia Lâm cho biết, địa phương tranh thủ phối hợp với các trường đại học, viện nghiên cứu, trung tâm ứng dụng khoa học kỹ thuật, các nhà khoa học tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ mới... cho bà con nông dân. Đây là con đường ngắn nhất để đưa ra các sản phẩm nông nghiệp có sức cạnh tranh cao trên thị trường. Đặc biệt là các chương trình hợp tác giữa huyện Gia Lâm và Học viện nông nghiệp Việt Nam về triển khai một số mô hình sản xuất lúa chất lượng cao trong vụ xuân, như giống N91, diện tích 25ha tại xã Trung Màu, giống TN 13-5 có tác dụng hạn chế chuột hại, diện tích 10ha tại xã Phú Thị; giống lúa thương phẩm TH3-5 13ha tại xã Kiêu Kị, Đa Tốn. Điểm nhấn trong chương trình hợp tác là việc triển khai mô hình sản xuất RAT và hoa, cây cảnh tại xã Lệ Chi; mô hình sản xuất cà chua có sự liên kết 4 nhà tại xã Đặng Xá.

Có một nghịch lý tồn tại là trong nhiều năm nay, rau tại các nhà hàng khách sạn lớn ở Gia Lâm cũng như trong nội thành đều là rau nhập từ Thái Lan hoặc từ Đà Lạt ra. Trong khi ở Gia Lâm, hằng năm sản xuất hàng nghìn ha rau các loại thì lại chỉ để phục vụ nhu cầu "bình dân" của người sử dụng. Nguyên nhân là do

việc xây dựng thương hiệu cho cây rau gặp nhiều khó khăn và cần rất nhiều thời gian. Hiện hằng năm Gia Lâm gieo trồng khoảng trên 1.000ha rau các loại, tuy nhiên mới chỉ có khoảng 1/3 diện tích được sản xuất theo quy trình kỹ thuật RAT, còn lại vẫn chủ yếu sản xuất theo phương pháp truyền thống. Để nông nghiệp Gia Lâm phát triển bền vững, cần sớm có quy hoạch tổng thể về phát triển nông nghiệp theo hướng nếu xã nào đất nông nghiệp không phục vụ phát triển công nghiệp - dịch vụ thì nên đầu tư nông nghiệp một cách chuyên sâu theo hướng phát triển nông nghiệp sạch, công nghệ cao mà ở đó người nông dân được hỗ trợ vốn, thiết bị kỹ thuật hiện đại để phục vụ cho sản xuất, chế biến, được tư vấn chuyển giao khoa học kỹ thuật một cách bài bản, định kỳ… Thêm nữa, bản thân người nông dân cũng cần tích cực hưởng ứng công tác dồn điền, đổi thửa, có ý thức trong việc tạo ra những sản phẩm chất lượng cao. Trong tương lai, bản thân người nông dân Gia Lâm ở những vùng chuyên canh nông nghiệp cũng phải làm chủ máy móc, công nghệ, có ý thức cao hơn trong việc xây dựng uy tín thương hiệu cho các sản phẩm của địa phương mình. Mô hình liên kết 4 nhà trong việc sản xuất cà chua ở Đặng Xá là tiền đề để nhân rộng ra toàn huyện với nhiều loại cây trồng khác đang có thế mạnh ở Gia Lâm như ổi, dưa chuột, ngô bao tử Đông Dư.

b. Kinh tế công nghiệp

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn ở Gia Lâm cũng chủ yếu phát triển theo mô hình kinh tế hộ gia đình. Doanh nghiệp chủ yếu là các doanh nghiệp tư nhân quy mô nhỏ. Kinh tế hợp tác và hợp tác xã trong lĩnh vực công nghiệp – xây dựng còn phát triển ở mức khiêm tốn. Trên địa bàn huyện có các làng nghề truyền thống như làng nghề gốm sứ Bát Tràng, làng nghề quỳ vàng, may da Kiêu Kỵ, làng nghề bào chế thuốc nam, thuốc bắc Ninh Hiệp. Các làng nghề này không những góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân trong huyện mà còn thu hút đáng kể lao động ở các tỉnh ngoài.

Khu vực nông thôn Gia Lâm đã hình thành các khu cụm công nghiệp như: Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Phú Thị; cụm công nghiệp thực phẩm Hapro (Lệ Chi); cụm sản xuất công nghiệp Kiêu Kỵ; cụm công nghiệp Ninh Hiệp. Bên cạnh đó còn có các làng nghề truyền thống như làng nghề gốm sứ Bát Tràng, Kim Lan, làng nghề quỳ vàng và may da Kiêu Kỵ Các nghành nghề thủ công cũng phát triển khá đa dạng như nghề cơ khí sản xuất hàng sắt, hàng nhôm, đồ gỗ, đồ gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giống cây trồng của huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)