Nội dung nghiên cứu của quản lý nhà nước về giống cây trồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giống cây trồng của huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 25 - 26)

2.1.4.1. Tình hình sản xuất giống cây trồng của huyện

Tình hình sản xuất giống cây trồng của huyện được khái quát thông qua các bản báo cáo theo quý hay báo cáo hàng năm mà các đơn vị trong UBND huyện trình lên. Qua đó thấy được sự thay đổi có thể là tích cực hay chưa tốt về sản xuất nông nghiệp của huyện.

2.1.4.2. Công tác quy hoạch và lập kế hoạch sản xuất giống cây trồng

Để sản xuất cây trồng mang lại lợi nhuận cho người nông dân thì công tác quy hoạch và lập kế hoạch khá là quan trọng. Những kế hoạch này giúp cho người sản xuất nắm rõ hơn về lợi thế của địa bàn mình nên trồng cây gì để đem lại hiệu quả cao. Những kế hoạch này thường có kết quả của thời gian thực hiện và đưa ra chỉ tiêu cho thời gian tiếp theo bao gồm nội dung thực hiện và giải pháp.

2.1.4.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về giống cây trồng

Quản lý nhà nước về giống cây trồng là lĩnh vực cần có sự tham gia của các cấp chính quyền trong bộ máy nhà nước. Mỗi cấp có nhiệm vụ nhất định nhưng để bộ máy quản lý này hoạt động tốt cần phải có sự phối hợp giữa các đơn vị. Trách nhiệm của mỗi đơn vị cũng cần được rõ ràng tránh bị chồng chéo với nhau.

2.1.4.4. Triển khai thực hiện sản xuất, kinh doanh giống cây trồng

Thông qua những văn bản (Pháp lệnh, quy định, quyết định, thông tư) của nhà nước có liên quan đến giống cây trồng mà UBND huyện dựa và đó để thực hiện công tác quản lý của mình. Từ đó, huyện đã xây dựng các kế hoạch và triển khai các kế hoạch đến mọi đối tượng hoạt động trong lĩnh vực cây trồng. Các đối tượng được kể đến gồm: cán bộ quản lý, cơ sở sản xuất kinh doanh và người dân.

2.1.4.5. Công tác thanh tra, kiểm tra sản xuất, kinh doanh giống cây trồng

Phối hợp với chính quyền các cấp để thanh tra, kiểm tra công tác sản xuất, kinh doanh giống cây có đúng trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh;

giống cây đảm bảo chất lượng; nguồn gốc rõ ràng hay không. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh có đủ điều kiện để hoạt động; có giấy phép kinh doanh hay không.

Sự phối hợp với chính quyền các cấp để thanh tra, kiểm tra sử dụng giống cây trồng tránh việc người dân sử dụng giống cây không đúng trong danh mục cây trồng được phép sử dụng, giống cây không rõ nguồn gốc trên thị trường ảnh hưởng đến kinh tế của họ.

Sở NN&PTNT là cơ quan cấp chứng nhận về kinh doanh giống cây trồng đối với các tổ chức, cá nhân có nhu cầu kinh doanh. Giấy chứng nhận được cấp theo mẫu biểu số 10 ban hành kèm theo Quyết định 89/2005/QĐ-BNN cho chủ cung ứng giống cây trồng hoạt động trên địa bàn. Tổ chức, cá nhân kinh doanh giống cây trồng phải đủ điều kiện về pháp luật, các quy định của pháp luật và các yêu cầu quản lý chất lượng cây trồng.

Công tác xử lý các vi phạm được Chính phủ thông qua Nghị định 31/2016/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm áp dụng cho đối tượng là các tổ chức, cá nhân có liên quan đến giống cây trồng trên lãnh thổ Việt Nam.

2.1.4.6. Kết quả và hiệu quả quản lý nhà nước về giống cây trồng

Kết quả và hiệu quả công tác quản lý nhà nước về giống cây trồng được thể hiện ở kinh tế của người dân trên địa bàn huyện. Việc thực hiện tốt các kế hoạch được đề ra đem lại thu nhập cao cho hộ gia đình cũng như cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giống cây trồng của huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)