Khó khăn về máy móc, trang thiết bị cho công tác quản lý giống cây trồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giống cây trồng của huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 84 - 85)

Cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng là vấn đề đang được lưu ý đến. Vì cơ sở vật chất, phương tiện đi lại tốt thì công tác kiểm tra cũng đạt hiệu quả cao. Kinh phí cho hoạt động kiểm tra là rất lớn, nếu có nguồn tài chính giúp mua sắm trang thiết bị, xây dựng cơ sở hạ tầng để phục vụ cho công tác này thì sẽ phát huy được tốt nhất vai trò của cán bộ quản lý trong công tác thanh, kiểm tra giống cây trồng. Đối với mỗi buổi tập huấn, tuyên truyền cũng cần có cơ sợ hạ tầng hay cơ sở vật chất như máy vi tính, chỗ làm việc cho cán bộ là cần thiết.

Trong quá trình kiểm tra cũng cần đến các máy kiểm tra nhanh để kiểm tra dư lượng thuốc trong cây trồng, máy kiểm tra bệnh trên cây giống. Hiện nay những loại máy này chưa được đầu tư khiến cho việc kiểm tra chưa đạt hiệu quả cao. Trong quá trình kiểm tra, cán bộ lấy mẫu của giống cây nghi ngờ sâu bệnh, ghi lại nguồn gốc xuất xứ của giống cây rồi sau đó gửi mẫu lên Trung tâm Phân tích và Kiểm định chất lượng sản phẩm nông nghiệp Hà Nội. Quá trình này mất từ 15 – 20 ngày sau mới có kết quả, trong khi đó mẫu giống cây này vẫn đang được kinh trên thị trường.

Hộp 4.5. Khó khăn về máy móc, trang thiết bị cho công tác quản lý giống cây trồng cây trồng

“Máy móc, trang thiết bị xin từ cấp trên khó lắm, đi kiểm tra mà không có máy chụp ảnh để chụp lại những con sâu bệnh gây hại cho cây. Rồi là không có máy tính xách tay để tiện cho việc kiểm tra, thanh tra. Các máy kiểm tra nhanh để kiểm tra dư lượng thuốc BVTV, phân bón có trong cây trồng. Trang thiết bị chưa được hiện đại nên còn nhiều hạn chế về đánh giá chất lượng sản phẩm. Cũng biết là kinh phí rải cho nông nghiệp rất là nhiều nhưng những loại máy này chúng tôi cần lắm chứ.

Nguồn: Phỏng vấn Bà Hoàng Thị Thúy Nga, Trạm trưởng Trạm Bảo vệ thực vật lúc 15 giờ 30 phút này 22 tháng 04 năm 2018, tại Trạm Bảo vệ thực vật - Huyện Gia Lâm

Theo thời đại công nghệ hóa như hiện nay thì máy vi tính là công cụ làm việc không thể thiếu đối với mỗi cán bộ. Tuy có máy tính bàn để làm việc nhưng

laptop (máy tính xách tay), máy quay phim, máy chụp ảnh để chụp lại những trường hợp cần thiết. Các phương tiện đi lại phục vụ cho công tác kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh và sử dụng giống cây trồng là không có, họ tự dùng tài sản của mình để tham gia công việc.

Phòng Kinh tế huyện Gia lâm đã dự trù các loại máy móc, trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về giống cây trồng như bảng sau:

Bảng 4.17. Máy móc, trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về giống cây trồng

Đơn vị tính: Triệu đồng

Máy móc, trang thiết bị Số tiền dự trù

Laptop 12

Máy chụp ảnh 15

Máy kiểm tra dư lượng thuốc BVTV 10

Nguồn: Phòng kinh tế huyện Gia Lâm, (2017)

4.2.5. Sự phối hợp giữa các cơ quan trong quản lý nhà nước về giống cây trồng

Hiện nay, hoạt động của đoàn thanh kiểm tra liên ngành về giống cây trồng được tổ chức 1 năm 2 lần hoặc kiểm tra đột xuất theo chương trình kế hoạch, nhiệm vụ phát sinh hay chỉ đạo của thành phố. Theo như quy định của nhà nước thì hoạt động kiểm tra giống cây trồng phải được thực hiện từ trung ương đến địa phương, từ cấp tỉnh, huyện xuống các xã, thị trấn. Phải có sự phối hợp, nhất quán giữa các cấp quản lý. Tuy nhiên, đây chỉ là lý thuyết còn thực tế thì việc phối hợp giữa các đơn vị là chưa chặt chẽ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giống cây trồng của huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)