trạm BVTV, đội quản lý thị trường, cán bộ chủa các HTX của xã, thị trấn, các câp chính quyền địa phương... Muốn có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các đơn vị cần phải kịp thời chia sẻ thông tin, kết quả kiểm tra để góp phần làm giảm những trường hợp vi phạm.
4.3. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIỐNG CÂY TRỒNG TRONG THỜI GIAN TỚI TRỒNG TRONG THỜI GIAN TỚI
4.3.1. Hoàn thiện cơ chế chính sách và chế tài xử lý quản lý nhà nước về giống cây trồng giống cây trồng
Chính sách là một trong những công cụ quan trọng tác động vào các mục tiêu định hướng về sản xuất nông nghiệp ở nước ta. Các chính sách quy định về các điều kiện kinh doanh giống cây trồng, các chế tài xử lý vi phạm trong sản xuất, kinh doanh, quy định về việc sử dụng giống cây trồng theo đúng danh mục được cấp phép. Chính vì vậy trong thời gian tới các thành phần liên quan tới giống cây trồng ở địa phương cần phải chú ý tới:
- Tuân thủ theo quy định của Bộ NN&PTNT về quản lý giống cây trồng. Theo Ông Trần Xuân Định (Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt – Bộ NN & PTNT): “Các đơn vị sản xuất, kinh doanh giống cây trồng phải tuân theo Pháp lệnh Giống cây trồng 2004. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Quyết định 95/2007/QĐ-BNN ban hành quy định về công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới”. Như vậy, một loại cây muốn được sản xuất, kinh doanh hợp lệ và hợp pháp thì giống đó phải được Bộ NN&PTNT công nhận. Khoảng 3 tháng/lần Bộ NN&PTNT sẽ lập hội đồng xét duyệt và công nhận các giống cây mới đưa vào sử dụng. Chỉ có những giống cây trồng có trong danh sách giống cây trồng được phép sản xuất kinh doanh mới là hợp pháp.
- Tập trung thực hiện đề án phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo vùng nông nghiệp chuyên canh; thực hiện quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp; triển khai hoàn thành các kế hoạch trong nông nghiệp (Kế hoạch sản xuất theo mùa vụ, Kế hoạch 112/KH-UBND về duy trì vùng rau quả an toàn)
- Cần hoàn thiện sớm các cơ chế chính sách để tạo nên hành lang pháp lý về quản lý nhà nước đối với giống cây trồng. Đồng bộ các văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới quản lý nhà nước, cần nhất là xây dựng Luật Giống cây trồng. Cùng với đó là rà soát, ban hành, điều chỉnh các tiêu chuẩn, quy chuẩn về chất lượng giống cây trồng để hạn chế các giống cây kém chất lượng kinh doanh tràn lan trên thị trường.
- Xây dựng các chương trình hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh không chỉ về vật tư nông nghiệp, máy móc thiết bị mà còn kiến thức pháp luật, kiến thức chuyên môn về giống cây trồng.
- Xây dựng các chính sách khuyến khích sự hợp tác của các trung tâm, HTX và người dân, sự ủng hộ của họ vào các hoạt động kiểm tra, thử nghiệm, cung ứng những giống cây trồng mới đem lại hiệu quả kinh tế cao.
- Xây dựng hệ thống tổ chức chặt chẽ, lập các nhóm hội sản xuất và kinh doanh giống cây trồng. Liên kết các HTX trong địa bàn huyện với nhau hay tổ chức các liên kết từ trung tâm cây giống đến người nông dân sử dụng giống cây trồng.